5 bệnh lý khiến da mặt rát đỏ
Hiện tượng da mặt rát đỏ là một trong những rắc rối khiến cho phái đẹp mất tự tin khi giao tiếp, thậm chí còn gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là những bệnh lý phổ biến khiến da mặt rát đỏ:
Viêm da dị ứng là bệnh lý thường gặp nhất trong da liễu. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa rửa mặt kém chất lượng hoặc không tướng thích với làn da là nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải bệnh viêm da dị ứng. Ngoài ra, các hóa chất, bụi bậm ô nhiễm từ môi trường cũng khiến cho da mặt bị dị ứng và rát đỏ. Để phòng ngừa phải bảo vệ làn da tránh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây bệnh và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng mỹ phẩm.
Viêm da tiết bã:
Sự tăng tiết chất bã và phát triển của một loại vi nấm thường trú trên da là mầm mống của căn bệnh này. Những người có làn da nhờn hay mắc phải căn bệnh này. Vì vậy để không mắc phải bệnh cần giữ cho làn da luôn sạch bằng nước lạnh hoặc bôi các sản phẩm giảm nhờn.
Video đang HOT
Lupus đỏ:
Đây là bệnh rất khó xác định nguyên nhân và chỉ có xét nghiệm máu mới chẩn đoán được bệnh. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh cần giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ và có chế độ ăn uống hợp lý.
Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lúc buổi trưa hoặc chiều là nguyên nhân khiến da bị rát đỏ. Do đó tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là phương pháp dễ dàng nhất để điều trị bệnh.
Viêm da do tiếp xúc côn trùng:
Kiến ba khoang, ấu trùng bướm, sâu róm… là những thủ phạm nguy hiểm cho làn da. Khi tiếp xúc với những loại côn trùng này, làn da sẽ bị những triệu chứng như mẩn đó, rát ngứa gây cảm giác rất khó chịu.
Lưu ý da mặt là vùng da nhạy cảm, do đó khi mắc phải những căn bệnh khiến da mặt rát đỏ, bạn không nên chủ quan bôi các loại dược phẩm không rõ ràng mà nên trực tiếp đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. Hi vọng nhưng khiến thức này sẽ giúp các bạn có cách để giữ cho làn da mặt khỏe mạnh và xinh đẹp.
Theo Biquyetlamđep
Cách xử lý nhanh khi da bị dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng kem trộn nói riêng và mỹ phẩm nói chung là một trường hợp rất phổ biến. Vậy khi gặp tình huống này chúng ta nên làm gì? Câu trả lời đến từ bác sĩ Phạm Thị Bích Na - Giảng viên bộ môn Da Liễu Đại học Y Dược TP.HCM.
BS Bích Na
Câu hỏi:
"Em năm nay 25 tuổi. 2 tuần trước em có dùng 1 loại kem với các đặc điểm rất giống trong bài "Làm thế nào để nhận biết kem trộn". Hũ kem này cũng không có nhãn mác gì nhưng do bạn bè giới thiệu nghe bùi tai nên em mua về dùng. Không ngờ sau khi dùng được gần 1 tuần, da em có biểu hiện dị ứng kem như: nổi mụn, mẩn đỏ, mụn có mủ bên trong, lấy tay ấn vào da mặt thấy có các hạt cứng cứng bên dưới (em cảm giác là mụn ẩn). Em sợ quá không dám bôi nữa và rửa nước muối sinh lý. Em làm vậy có đúng không và bước tiếp theo em phải làm gì với làn da mình đây ạ?"
Trả lời của Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bích Na - Giảng viên bộ môn Da Liễu Đại học Y Dược TP.HCM:
Chào bạn. Trước mắt nhiều khả năng loại kem bạn đang dùng là kem trộn, không có nhãn mác và có các thành phần hoạt tính mạnh nên gây tổn thương và tình trạng dị ứng rõ rệt trên da. Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là ngay lập tức ngưng việc sử dụng loại kem này, và không tái sử dụng về sau, kể cả khi da của bạn đã khỏe lại.
Hiện tại da của bạn đang trong giai đoạn viêm da dị ứng, với biểu hiện mụn viêm, mụn mủ và mụn ẩn dưới da. Nhiều khả năng loại kem bạn sử dụng có chứa thành phần corticoid mạnh, trên nền da bạn tương đối mỏng và yếu, đã gây ức chế thảm vi khuẩn có lợi trên da, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh mụn bùng phát. Bạn nên đến khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán và điều trị phù hợp với mức độ nặng của tình trạng này. Thông thường, trong toa thuốc điều trị sẽ có một số thuốc uống (thuốc kháng histamine để giảm ngứa, giảm dị ứng; kháng sinh để giảm mụn viêm...) phối hợp với thuốc thoa tại chỗ để tiêu nhân mụn, tiêu diệt vi khuẩn sinh mụn và ức chế phản ứng viêm. Thời gian điều trị trung bình từ 4-12 tuần, tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng mụn và dị ứng bạn nhé!
Một lưu ý quan trọng khác là da của bạn đang trong một giai đoạn rất nhạy cảm và yếu ớt, nên thời điểm này bạn chú ý việc giữ da thông thoáng, hạn chế trang điểm, không sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da, kem che khuyết điểm... khi chưa được bác sĩ chỉ định. Kể cả việc rửa mặt cũng nên chọn loại dịu nhẹ nhất dành cho da kích ứng (như Cetaphil, Phisyogel...); khi da căng rát và có biểu hiện khô hoặc bong tróc bạn có thể sử dụng các loại xịt khoáng dành cho da nhạy cảm để giảm đi cảm giác khó chịu này. Chú ý uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin từ rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho da, đồng thời duy trì một chế độ sinh hoạt phù hợp (tránh thức khuya, căng thẳng tinh thần...) để làn da nhanh hồi phục bạn nhé. Chúc bạn sớm vượt qua giai đoạn này và lấy lại được làn da tươi tắn, khỏe mạnh!
Theo phunuvagiadinh