5 bệnh gây triệu chứng khó chịu trong kì ‘đèn đỏ’
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác.
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp cho dù đôi khi nó là cảm giác khó chịu chứ không hẳn là những cơn đau. Nhưng nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nắm được các nguyên nhân có thể gặp để biết cách xử trí phù hợp và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân đau bụng, khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ yếu tố di truyền nhưng cũng có thể là do sự căng thẳng hoặc các yếu tố tâm sinh lý khác gây ra. Một số chị em có thể gặp triệu chứng chuột rút, đau lưng hoặc đau bụng trong khi những người khác lại kèm theo cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó thở… Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể khiến chị em bị tê vùng bụng, kinh nguyệt ra nhiều mệt mỏi đến kiệt sức… Nếu gặp tình trạng này thì chị em phải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe thích hợp. Chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nào gây ra tình trạng này ở chị em nhé:
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp (Ảnh minh họa: Internet)
Lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc trong tử cung. Nội mạc tử cung có thể bong ra và chảy ngược vào trong, bám vào các vùng trong cơ quan sinh sản và gây viêm mãn tính, chảy máu trong và gây ra các cơn đau ở vùng chậu. Do vậy, vào những ngày có ‘đèn đỏ’, đây cũng có thể là một trong những những lý do chính khiến nhiều chị em đau vùng chậu.
U xơ tử cung là bệnh rất phổ biến và nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, bệnh này lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều chị em không biết mình bị bệnh. U xơ tử cung có thể ảnh hưởng tới dòng chảy của kinh nguyệt hàng tháng và khiến không ít phụ nữ cảm thấy đau đớn, thậm chí trở thành ác mộng của không ít chị em.
Vòng tránh thai là một công cụ tránh thai có tác dụng tạm thời và không liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. Vòng tránh thai được đặt trong tử cung và có thể có những tác dụng phụ, ví dụ như khiến dòng chảy kinh nguyệt nhiều hơn, chu kì kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn hoặc có gây ra những triệu chứng khi có kinh như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi… Những tác dụng phụ này thường xuất hiện rõ nhất trong thời gian đầu mới đặt vòng. Nó cũng có thể tái phát sau đó nhiều năm.
Video đang HOT
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác (Ảnh minh họa: Internet)
Các bệnh vùng chậu
Các bệnh vùng chậu, đặc biệt là nhiễm trùng vùng chậu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó chịu trong kì kinh nguyệt. Nhiễm trùng vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng về đường sinh dục nữ và có thể xuất phát từ tình trạng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà không được điều trị thích hợp.
Bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra các vết sẹo gần khung xương chậu. Trong thời gian kinh nguyệt, các kích thích tố sẽ ảnh hưởng đến tử cung, các mô sẹo và gây đau, khó chịu.
Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều chị em đau đớn trong ngày có kinh nguyệt. Bệnh ung thư biểu mô cũng có thể gây vô sinh hoặc đau khi giao hợp. Rất khó để tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng kì kinh nguyệt có phải do ung thư biểu mô gây ra hay không, bệnh này chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám cụ thể.
Vì vậy, nếu muốn biết chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Afamily
Những thời điểm quan hệ tình dục gây hại..
Tình dục là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đồng thời nó là một trong những yếu tố gắn kết tình cảm vợ và chồng. Tình dục có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, cuộc yêu ở một số thời điểm lại là yếu tố gây hại cho sức khỏe, mọi người cần lưu ý tránh.
Khi đang mắc bệnh
Những người đang trong thời gian điều trị bệnh, cơ thể đang yếu không nên quan hệ tình dục (QHTD). Khi bị bệnh, chức năng điều tiết sinh lý của cơ thể không còn trong trạng thái bình thường, đặc biệt với các trường hợp: người bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, khi thấy huyết áp có xu hướng tăng, thì không nên QHTD, tránh "yêu" khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Người bị tăng huyết áp, tốt nhất nên giao hợp vào tầm 4 giờ sáng, vì huyết áp thời điểm này tương đối ổn định. Với người mắc bệnh suy tim, sung huyết chưa được điều trị, người bị bệnh hẹp van 2 lá: nếu có triệu chứng khó thở không nên QHTD vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim...
Các trường hợp này QHTD dễ bị đột tử. Với người bị bệnh tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành khi QHTD sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tăng huyết áp, co thắt mạch máu, nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não...
Người bệnh mới trải qua phẫu thuật cũng không nên QHTD sớm để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (viêm nhiễm, lậu, giang mai...) thì nên tránh QHTD vì có thể lây lan mầm bệnh và làm chậm quá trình lành bệnh.
Khi tâm lý căng thẳng và mệt mỏi
QHTD khi đang lo lắng, rối bời sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau của phụ nữ. Hơn nữa, QHTD khi tâm trạng không hoàn toàn thoải mái sẽ dẫn đến hụt hẫng, khó đạt đỉnh, bị ức chế. Một số cặp vẫn miễn cưỡng QHTD dù một trong hai người không muốn, sẽ khiến cho cuộc sống tình dục bất hòa, đối phương ác cảm với chuyện chăn gối.
Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến lãnh cảm ở phụ nữ, đàn ông bị xuất tinh sớm, rối loạn dương, ảnh hưởng khoái cảm tình dục. Do vậy, để QHTD một cách thoải mái nhất thì mọi người cần kiềm chế các cơn bực tức, gác lại mọi lo âu và tạo tâm trạng thật vui vẻ bên bạn tình của mình. Nên lưu ý, sau khi lao động nặng nhọc, thể chất và tinh thần đều mệt mỏi, nếu cứ cố QHTD, sức khỏe sẽ càng yếu hơn và khó lấy lại sức.
Khi đang đói hoặc vừa ăn no
Khi vừa ăn quá no, đường ruột và dạ dày căng cứng, nếu QHTD sẽ khiến cho đường ruột, dạ dày sung huyết, lượng máu cung cấp cho não bộ và các bộ phận khác không đủ. Ngược lại, khi đói, thể lực của con người bị suy sụp, tinh lực không dồi dào, vì vậy QHTD sẽ không được như ý muốn và càng mệt hơn.
Khi đang "đèn đỏ" và sau nạo phá thai
Không nên QHTD trong kỳ kinh nguyệt, bởi vì trong thời điểm này cổ tử cung mở, khả năng miễn dịch giảm, dễ gây sung huyết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh và các bệnh phụ khoa khác.
Việc nạo phá thai có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe phụ nữ. Nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến sẩy thai liên tiếp ở những lần mang thai sau, vô sinh. Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, sau khi hút thai phải hết ra máu và dịch mới nên QHTD (khoảng 2 tuần).
Trường hợp nạo thai to thì thời gian kiêng phải 6 tuần. Nếu cơ quan sinh dục có biểu hiện ngứa, tiết dịch có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc nâu bất thường, kèm theo đau bụng dưới hoặc sốt cao thì cần đi khám để điều trị kịp thời.
Trong thai kỳ và khi sinh nở
Thông thường, chuyện tình dục khi mang thai được coi là tự nhiên và không ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng trong trường hợp người mẹ đã từng bị sẩy thai, sinh non hoặc có dấu hiệu khác thường thì không nên QHTD, mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và tháng cuối không nên QHTD, để không gây nguy hiểm cho sự phát triển và an toàn của thai nhi. Đặc biệt trong khoảng 5 - 6 tuần cuối, vì tinh trùng của đàn ông có chứa một số chất có thể kích thích tử cung, gây co thắt tử cung, dễ sinh non và cơn co tử cung sẽ tác động không tốt tới thai nhi.
QHTD khi mang thai cũng nên chọn các tư thế thoải mái, tránh ép vào bụng quá mạnh và tránh đưa dương vật quá sâu vào âm đạo vì có thể gây kích thích tử cung. Sau khi sinh 6 tuần mới nên QHTD trở lại vì nếu "yêu" sớm sau khi sinh dễ gây ra tình trạng tử cung khó phục hồi lại được, đồng thời gây chảy máu tử cung...
Lưu ý khác
Một chút rượu vang hoặc một ly bia sẽ giúp kích thích, tạo hưng phấn cho cả hai thêm nhiệt huyết. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia, thường xuyên uống quá chén thì chất kích thích này sẽ làm suy giảm khả năng tình dục và ăn mòn dần sức khỏe bản thân. QHTD khi vừa uống rượu bia dễ gặp các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, gây xuất tinh sớm, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh của nam giới.
Không nên QHTD rồi thức giấc ngay, sẽ không tốt cho sức khỏe vì cả hai đều không được nghỉ ngơi đầy đủ sau "yêu". Điều này gây mất cân bằng cơ thể, giảm sức đề kháng và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Theo SKĐS
Quan hệ trong những ngày 'đèn đỏ' ảnh hưởng sức khỏe thế nào? Quan hệ tình dục trong những ngày có ngày "đèn đỏ" vẫn có khả năng mang bầu và còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà nhiều chị em chưa biết. Ảnh minh họa Kính chào bác sĩ, cho em hỏi, em 22 tuổi chồng em 24 tuổi hiện chúng em mới cưới nhau. Hôm cưới em rơi chúng vào những ngay...