5 bảo vệ rừng bị đề nghị truy tố
Chị Nguyễn Anh Ngọc, nạn nhân trong vụ này, cũng chính là người bị các cơ quan chức năng huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bắt tạm giam oan trước đó.
Ngày 22-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã hoàn tất kết luận và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND huyện Nhơn Trạch đề nghị truy tố năm bị can về tội hủy hoại tài sản.
Năm bị can là các ông Phạm Văn Ân, Phạm Đức Tú, Lê Văn Lang, Trương Văn Lớn, Lê Ngọc Tuân, cùng là nhân viên bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành.
Nạn nhân trong vụ án này là chị Nguyễn Ánh Ngọc (ngụ ấp Chị Trưởng, Phước An, Nhơn Trạch). Chị Ngọc cũng chính là người bị các cơ quan chức năng huyện Nhơn Trạch bắt tạm giam oan về tội chống người thi hành công vụ khi chị kiên quyết chống hút trộm cát trên sông Đồng Nai xảy ra từ ngày 5-9-2015.
Chị Ngọc, người bị hại trong vụ án, trong một lần đến làm việc tại cơ quan công an. Ảnh: TD
Theo CQĐT, ngày 26-2, lực lượng bảo vệ rừng thấy người của chị Ngọc đang tổ chức xây dựng chòi canh tôm ở đủng tôm của chị trên đất rừng phòng hộ tại ấp Chị Trưởng (Phước An, Nhơn Trạch) nên yêu cầu dừng thi công. Trong lúc làm việc, năm nhân viên nói trên đã ném 40 bao xi măng của chị Ngọc (trị giá 3,4 triệu đồng) xuống đủng tôm làm hư hỏng toàn bộ.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Nguyễn Minh Tuấn và ông Tuân còn tháo dỡ bốn khung sắt cột, ném xuống đủng tôm của chị Ngọc nhưng do giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng, ông Tuấn chưa có tiền án, tiền sự nên ông chỉ bị phạt hành chính. Còn ông Tuân do đã là bị can trong vụ án nên hành vi này được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Riêng hành vi bắt, trói cha chị Ngọc của ông Đàm Văn Đắc (cũng là nhân viên bảo vệ rừng), ông Tú, ông Lang, CQĐT tách ra để tiếp tục điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, xử lý sau.
Đối với 30 tấm ván ép, chị Ngọc khai bị lực lượng bảo vệ ném xuống đủng nhưng quá trình lặn mò không tìm thấy vật chứng, vì vậy không có căn cứ để xem xét, xử lý.
Còn việc chị Ngọc tự ý xây dựng chòi canh tôm kiên cố trên đất rừng phòng hộ đã vi phạm xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng, cơ quan công an có văn bản đề nghị UBND xã Phước An xử lý theo thẩm quyền.
Được xin lỗi sau bốn ngày bị bắt tạm giam Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ngày 19-4, chị Ngọc nhận được thư mời đến Công an xã Phước An để làm việc về vụ nhân viên bảo vệ rừng đánh chị. Tuy nhiên, tại xã, chị Ngọc bị Công an huyện Nhơn Trạch bắt tạm giam để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra từ ngày 5-9-2015. Sau đó VKSND và Công an huyện Nhơn Trạch thả chị Ngọc, xin lỗi sau bốn ngày chị bị bắt tạm giam. Liên quan đến vụ việc bắt oan chị Ngọc, Hội đồng kỷ luật của VKSND tỉnh Đồng Nai đã khiển trách ông Nguyễn Chí Hà (Phó Viện trưởng VKSND huyện Nhơn Trạch) và ông Phạm Hùng Chinh (kiểm sát viên) do phê chuẩn dẫn đến bắt oan chị Ngọc. Công an tỉnh Đồng Nai cũng ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Thượng tá Trương Quốc Hiếu (Phó Trưởng Công an huyện Nhơn Trạch) và Thiếu tá Nguyễn Văn Sơn (điều tra viên, Đội phó Đội Điều tra tổng hợp) để chờ xử lý theo quy định.
QUANG MINH
Theo PLO
Vụ bà chủ đầm tôm: 5 bảo vệ rừng bị truy tố
Năm nhân viên bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành đã ném 40 bao xi măng của người vi phạm xây dựng xuống đùng tôm, làm hư hỏng toàn bộ số xi măng trên.
Ngày 22-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã hoàn tất kết luận và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND huyện Nhơn Trạch đề nghị truy tố Phạm Văn Ân, Phạm Đức Tú, Lê Văn Lang, Trương Văn Lớn, Lê Ngọc Tuân về tội hủy hoại tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 143 BLHS. Năm người bị truy tố là nhân viên bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành.
Bà Ngọc là nạn nhân của vụ việc.
Nạn nhân trong vụ việc này là bà Nguyễn Ánh Ngọc (34 tuổi, Phước An, Nhơn Trạch). Bà Ngọc chính là người bị các cơ quan chức năng huyện Nhơn Trạch bắt giam oan về tội chống người thi hành công vụ.
Theo Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch, qua kết quả điều tra, đủ căn cứ chứng minh ngày 26-2-2016 tại đùng nuôi tôm của bà Ngọc ở ấp Bà Trưởng, Phước An, Nhơn Trạch, năm người Ân, Tú, Lớn, Lang và Tuân đã có hành vi hủy hoại 40 bao xi măng hiệu Starcent, trị giá 3,4 triệu đồng.
Cụ thể, lúc 13 giờ 30 ngày 26-2, lực lượng bảo vệ rừng phát hiện có bốn thợ xây dựng đang làm việc ở công trình (bị cho là xây trái phép) của bà Ngọc nên đã đến can thiệp, yêu cầu dừng thi công.
Bảo vệ rừng Trần Văn Tròn đi vào trong chòi của bà Ngọc để mời nhóm người thợ về trụ sở UBND xã Phước An làm việc. Khi ông Tròn đi vào trong chòi thì xảy ra xô xát, trong lúc hai bên giằng co nhau, bà Ngọc bị mất hai chiếc điện thoại (theo lời khai của bà Ngọc).
Khi lực lượng chức năng đưa được ba người thợ đi và nhóm năm bảo vệ nói trên đã ném 40 bao xi măng của bà Ngọc xuống đùng tôm, làm toàn bộ số xi măng trên bị hư hỏng.
Chồng bà Ngọc vớt những bao xi măng bị bảo vệ rừng ném xuống đùng tôm. Ảnh: TTO
Liên quan vụ việc này, ngày 19-4, bà Ngọc nhận được thư mời lên Công an xã Phước An để làm việc về vụ nhân viên bảo vệ rừng đánh bà. Tuy nhiên tại xã, bà Ngọc bị Công an huyện Nhơn Trạch bắt tạm giam để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra từ ngày 5-9-2015. Sau đó, VKSND và Công an huyện Nhơn Trạch thả bà Ngọc, xin lỗi bà sau bốn ngày bà bị bắt tạm giam.
Hiện hội đồng kỷ luật của VKSND tỉnh Đồng Nai đã quyết định kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Chí Hà (Phó Viện trưởng VKSND huyện Nhơn Trạch) và ông Phạm Hùng Chinh (kiểm sát viên) do phê chuẩn dẫn đến bắt oan bà Ngọc.
Công an tỉnh Đồng Nai cũng ra quyết định tạm đình chỉ công tác với Thượng tá Trương Quốc Hiếu (phó trưởng Công an huyện Nhơn Trạch) và Thiếu tá Nguyễn Văn Sơn (điều tra viên, đội phó Đội Điều tra tổng hợp) để chờ xử lý.
TIẾN DŨNG
Theo PLO
Vụ "Tố cha hiếp dâm...": Đề nghị truy tố người cha tội cưỡng dâm Người phụ nữ ở Khánh Hòa từng bị truy tố tội loạn luân đã trở thành bị hại trong vụ án cưỡng dâm. Ngày 15-6, một nguồn tin cho biết cơ quan CSĐT Công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa có kết luận điều tra bổ sung, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố LH (62 tuổi, ngụ xã Ninh Phú,...