5 bài thuốc trị động thai
Phụ nữ sau khi tắt kinh 10 ngày, trong cơ thể khác thường, hai bầu vú căng, có trường hợp mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn…
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ sau khi tắt kinh 10 ngày, trong cơ thể khác thường, hai bầu vú căng, có trường hợp mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn… đó là những hiện tượng của người có thai.
Sau một thời gian có hiện tượng mỏi lưng, đau bụng, bụng dưới căng có cảm giác sạ xuống, âm đạo ra huyết dịch, là do thai động không yên. Sau đó đau bụng dữ dội, hoặc ra máu nhiều dẫn đến sẩy thai. Khi thai nhi chưa được 3 tháng thì gọi là tiểu sản hoặc bán sản. Nếu cứ mang thai đến chu kỳ lại sẩy thai. Đông y gọi là hoạt thai.
Đông y cho rằng có 6 nguyên nhân chủ yếu gây sẩy thai:
Khí huyết hư nhược: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường suy yếu, hoặc sau khi mang thai bị ốm đau làm cho khí huyết hư suy, mạch thái xung và mạch nhâm yếu không điều hòa được khí huyết để nuôi dưỡng thai nhi.
Do tỳ hư: Vì ăn uống kém dẫn đến tỳ dương hư, tỳ khí suy nhược không vận hóa được thủy cốc để sinh huyết làm tổn hại đến hai mạch xung, nhâm không đủ huyết để nuôi dưỡng được thai nhi đang có nhu cầu phát triển rất lớn.
Do thận âm hư: Làm cho bẩm thụ tiên thiên của thai nhi không đủ, lại sinh hoạt tình dục nhiều làm tổn hại thận khí, khí không đủ để giữ thai nhi mà dẫn đến sẩy thai.
Video đang HOT
Đỗ trọng và thỏ ty tử là những vị thuốc trong bài “Đỗ hoài an thai”.
Do khi mang thai bị lo nghĩ quá nhiều, hoặc do buồn phiền làm can uất khí trệ, tình chí bị uất kết, khí huyết không lưu thông, thai nhi bị thiếu khí huyết nuôi dưỡng làm động thai dẫn đến sẩy thai.
Do âm hư làm huyết nhiệt: Khi mang thai, phần nhiều phụ nữ thường bị âm hư hỏa vượng, hoặc ăn uống những thức ăn có chất cay nóng, nhiệt độc tích lại ở hai mạch xung, nhâm làm bào cung nóng lên co bóp thai nhi không được nuôi dưỡng dẫn đến sẩy thai.
Do chấn thương hoặc vấp ngã hoặc làm một việc quá sức.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điển hình với các nguyên nhân nói trên:
Bài 1: An điện nhị thiên thang: bạch truật 20g, biển đậu 16g, đỗ trọng 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, câu kỷ tử 8g, chích thảo 4g, sâm cao ly 12g, sơn thù 8g, bạch thược 12g. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, an thai. Điều trị trong trường hợp phụ nữ có thai đau bụng có cảm giác thai trệ xuống, thai động không yên, dọa sẩy thai. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm. Uống khoảng 3 – 7 thang.
Bài 2: An thai ẩm: bạch thược 12g, chích thảo 6g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch truật 12g, đương qui 12g, sâm cao ly 12g, tô ngạnh 12g… Bài thuốc có tác dụng dưỡng khí, hòa huyết, an thai. Điều trị trong trường hợp khi mang thai khí huyết kém, thai động không yên. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Bài 3: Đỗ hoài an thai: bạch thược, đỗ trọng, hoàng kỳ, sinh địa, thỏ ty tử, tục đoạn, bạch truật, đương qui, nhân sâm, tang ký sinh, trử ma căn đều 12g. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng hoạt thai. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Bài 4: An thai hòa khí ẩm: cam thảo 4g, chỉ xác 12g, hoắc hương 8g, hoàng cầm 8g, sa nhân 8g, tô diệp 4g, cát cánh 8g, hậu phác 4g, hồi hương 6g, ích trí nhân 8g, thương truật 8g, trần bì 8g. Bài thuốc có tác dụng an thai hòa khí. Phụ nữ có thai 2 – 3 tháng bị té ngã, hoặc bị đánh đập, hoặc bị chấn thương khác làm thai khí không yên, ăn uống kém, nôn mửa, thai động, dọa sẩy thai.
Bài 5: An thai thần ứng hoàn: bạch truật ( sao hoàng thổ) 160g, biển đậu (sao) 80g, bổ cốt chỉ (sao nước muối) 80g, đỗ trọng (sao nước muối) 120g, đương qui (sao rượu) 120g, sơn thù du 120g, thục địa (chưng rượu) 120g, đại táo 80 quả, mộc hương 20g, nhục quả 28g, sinh khương 180g, hoài sơn (sao) 120g, thần khúc (sao) 160g.
Bài thuốc có tác dụng ích hoạt nguyên khí, tiêu âm ế đại bổ tỳ vị. Trị chứng phụ nữ có thai mệnh môn hỏa suy, không vận hóa được thủy cốc, sinh ra chứng canh 5 bị tiêu chảy (ngũ canh tả) làm thai động không yên, dọa sẩy thai. Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên sau khi ăn sáng và ăn tối, uống với nước ấm.
TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng
Sức khỏe & Đời sống
Cháo thuốc cho sản phụ thiếu sữa, tắc sữa
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được...
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được... Nếu không chữa ngay thì ứ kết càng ngày càng nhiều, bầu vú ngày càng đau tức, vú sưng phát sốt. Phép chữa là sơ can giải uất, thông lạc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Tiêu dao thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, trần bì 6g, bạc hà 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, sinh khương 2g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sài hồ 8g, trần bì 6g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 8g, bạch thược 12g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, xuyên sơn giáp 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:
- Mỗi ngày nên dùng 5 móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5 - 6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc ninh lấy nước uống trong 3 - 4 ngày sẽ nhiều sữa.
- Không dùng các vị mạch nha, sơn tra, thần khúc là những vị làm mất sữa.
Món ăn cho chị em khi bị thiếu sữa, tắc sữa:
- Cháo chân lợn: chân lợn 1 - 2 cái (phần móng là chủ yếu), thông thảo 3 - 5g, rễ sậy tươi 10 - 15g, gạo tẻ 100g, hành trắng 2 củ. Thông thảo, rễ sậy sắc lấy nước, bỏ bã; chân giò nấu lấy nước cốt. Đem nước cốt chân giò và nước sắc dược liệu cùng nấu gạo tẻ thành cháo, khi cháo được cho thêm hành củ đã giã giập hoặc thái lát, cho ăn nóng.
- Thông nhũ thang: thông thảo 8g, chân lợn 2 cái, xuyên khung 6g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g. Xuyên sơn giáp được nướng phồng trên chảo, chân lợn làm sạch chặt khúc. Tất cả hầm chín nhừ, lấy nước bỏ bã thuốc, thêm gia vị cho ăn. Kết hợp dùng nước hành nấu rửa, vuốt nhẹ núm vú theo chiều nan hoa nhiều lần.
- Vừng đen ăn với chân giò hầm: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 - 15g kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
BS. Đào Minh
Sức khỏe & Đời sống
Dạy mẹ cách đếm chuẩn cử động thai nhi Theo dõi những cử động của thai nhi trong bụng mẹ cũng là cách để kiểm tra sức khỏe em bé. Không ít bà bầu thắc mắc cách theo dõi cử động của thai nhi và nên bắt đầu từ thời gian nào. Việc theo dõi những cử động của thai nhi trong bụng mẹ cũng là cách để kiểm tra sức khỏe...