5 bài học tài chính nhất định phải nằm lòng: Trước 40 tuổi, bạn không thành đại gia thì cũng có thể thoát nghèo
Kế hoạch tài chính được xem là một trong những cách thức tích lũy tài sản hiệu quả để một người trở nên giàu có và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tuy vậy, nói thì dễ đấy, đến khi bắt tay vào thực hiện lại là một vấn đề khác.
Nhiều người trẻ tuổi thường băn khoăn với câu hỏi: Làm sao để trở nên giàu có hơn? Làm sao để tiết kiệm đủ tiền mua nhà, mua xe?
Chúng ta thường thấy rằng, nhiều người đi làm cả năm trời vất vả nhưng đến cuối cùng họ cũng chẳng có chút tiền tiết kiệm nào. Nguyên nhân là bởi họ không có một kế hoạch tài chính phù hợp cho bản thân.
Kế hoạch tài chính được xem là một trong những cách thức tích lũy tài sản hiệu quả để một người trở nên giàu có và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tuy vậy, nói thì dễ đấy, đến khi bắt tay vào thực hiện lại là một vấn đề khác.
Bởi khi còn trẻ, chúng ta lại không có nhiều tiền để tiết kiệm, đến khi có thu nhập tốt và dư dả hơn rồi thì đã chuẩn bị ngấp nghé sang tuổi trung niên, tiết kiệm lúc này còn hiệu quả không?
Chính vì vậy, trước khi chạm ngưỡng 40 tuổi, bạn nhất định phải có được các quyết định tài chính đúng đắn. Cho dù không trở thành đại gia giàu có thì chắc chắn những quyết định tốt sẽ đưa bạn thoát khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế, có một cuộc sống thoải mái, sung túc hơn.
1. Tập thói quen ghi sổ chi tiêu
Bất kể kiếm được nhiều hay ít, lương cao hay thấp, nhân viên văn phòng trước hết nên hình thành thói quen tốt chính là ghi lại những chi tiêu hàng ngày của bản thân và gia đình.
Thói quen ghi sổ sẽ giúp cho bạn nhìn được rõ ràng các chi tiêu lớn nhỏ trong nhà đang tập trung vào đâu, từ đó đưa ra phương án cắt giảm, điều chỉnh cho phù hợp. Thói quen ghi chú chi tiêu cũng giúp bạn nắm bắt được giá cả tiêu dùng, trau dồi sự nhạy cảm với các con số, giúp cho bạn mua sắm có ý thức hơn, hạn chế các ham muốn mua hàng bừa bãi nhất thời.
2. Tránh sống một mình
Việc sống riêng có thể mang đến cho bạn sự tự do, thoải mái nhưng sẽ ngốn của bạn rất nhiều chi phí. Vì điều này, nhiều chuyên gia tài chính đã khuyên những người trẻ tuổi nếu chưa kết hôn và hoàn cảnh không bắt buộc thì hãy cứ sống cùng với bố mẹ sẽ giúp tiết kiệm được những khoản tiền rất lớn.
Video đang HOT
Trong trường hợp thật sự cần chuyển ra ngoài sống, có thể rủ một vài người bạn thuê nhà chung, san sẻ bớt tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống cũng là một cách tốt để tránh tiêu tốn quá nhiều tiền.
3. Tiết kiệm trước chi tiêu sau
Lời khuyên của nhiều chuyên gia cho biết, mỗi người nên tiết kiệm được ít nhất 20% tiền lương hàng tháng. Điều này cũng có nghĩa là mỗi khi nhận lương, việc đầu tiên bạn cần làm chính là trích ra một phần lương bỏ vào tài khoản tiết kiệm và số còn lại mới tính đến chuyện chi tiêu.
Cũng tùy vào hoàn cảnh và mức sống của mỗi người, mục tiêu tiết kiệm của họ có thể linh hoạt thay đổi 30-50% thậm chí có người còn tiết kiệm được hẳn 90% tiền lương hàng tháng.
Hãy nhớ rằng tuổi trẻ không hoang phí, không sa đà, không chạy theo những giá trị vật chất phù phiếm để dồn hết tâm sức vào việc tiết kiệm thì cái ngày được sống cuộc đời sung túc về sau này mới càng trở nên gần hơn.
4. Mua nhà sớm, mua xe trễ
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc đầu tư và quản lý tài chính đó chính là: Mua sớm những thứ sẽ tăng giá trị, mua càng trễ càng tốt những tài sản dễ mất giá.
Xe hơi chính là loại tài sản đắt tiền, vừa tiêu tốn nhiều phí duy trì nhưng lại rất dễ xuống giá. Thay vào đó, nếu có một khoản tiền đầu tiên, bạn có thể dùng để đầu tư mua nhà càng sớm càng tốt. Giá bất động sản lúc nào cũng tăng nên mua nhà để tiết kiệm là một cách đầu tư gần như không bao giờ lỗ vốn.
Mua nhà sớm tạo ra động lực khiến chúng ta cố gắng làm việc nhiều hơn để trả nợ. Nói cách khác, trả nợ ngân hàng lúc này cũng giống như bạn đang tiết kiệm tiền vậy, để khi còn trẻ không tiêu xài hoang phí và các nhu cầu không cần thiết.
5. Tạo nguồn thu nhập thụ động
Mức lương cố định hàng tháng không thể nào đủ để giúp chúng ta đạt được sự tự do về tài chính. Vậy nên bên cạnh thu nhập mỗi tháng từ công việc chính, bạn nên tìm cách để có các nguồn thu nhập đa dạng và thụ động.
Chẳng hạn như đầu tư vào tài chính: chứng khoán, cổ phiếu, tiền điện tử, gửi tiền ngân hàng… Bạn cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách tạo ra nội dung trên Youtube, Tiktok, các trang blog cá nhân… Nhiều người chọn cách đầu tư vào bất động sản theo kiểu “lướt sóng”, mua dự án có tiềm năng và thu về lợi nhuận lớn.
Hiện nay có rất nhiều cách để kiếm tiền thụ động, tuy nhiên thu nhập thụ động đa phần chỉ có thể đủ để trang trải những chi tiêu cơ bản. Làm bất cứ việc gì cũng vậy, chỉ khi bạn thật sự quan tâm, đào sâu tìm hiểu và dành sự tâm huyết nhất định cho một việc – ở đây là các nguồn thu nhập thụ động – thì bạn mới có thể kiếm được rất nhiều tiền từ đó.
Muốn tiết kiệm thành công, đừng làm theo 4 lời khuyên tiền bạc phổ biến này
Việc xem xét các khoản chi tiêu của bạn hoàn toàn qua lăng kính nhu cầu so với mong muốn thường dẫn bạn đến cảm giác tội lỗi về chi tiêu.
Bên cạnh đó, tạo ra một ngân sách cắt bỏ tất cả những gì bạn "muốn" đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để bạn duy trì ngân sách đó trong lâu dài.
(*) Bài viết là chia sẻ của Natalie Taylor, Trưởng bộ phận Tư vấn Tài chính của Monarch Money. Bà có 17 năm kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch tài chính, 9 năm trong lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) và 10 năm diễn thuyết chuyên nghiệp về tài chính cá nhân.
Trong quá trình tư vấn, lập kế hoạch tài chính cho khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư trong dài hạn, tôi luôn bắt đầu từ việc lập ngân sách. Ngay cả khi khách hàng của tôi thường là những người có thu nhập rất cao, đa phần họ đều sự trợ giúp trong việc lập ra ngân sách phù hợp thực tế, bền vững, giúp họ vừa tiết kiệm vừa tận hưởng cuộc sống.
Muốn tiết kiệm hiệu quả và thành công, việc bạn cần làm chính là tránh 4 lời khuyên về ngân sách phổ biến nhưng không hiệu quả này:
1. Để bắt đầu lập ngân sách, bạn cần xem xét chi tiêu trong 1 năm qua
Ảnh minh họa.
Đây là một trong những lời khuyên phổ biến về việc bắt đầu lập ngân sách chi tiêu: xem xét và phân tích chi tiêu trong 1 năm gần nhất. Tuy nhiên điều này thường quá sức và trở thành rào cản với bạn trong quá trình bắt đầu. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy các khách hàng của mình thường không muốn nhìn lại quá khứ vì họ không muốn cảm thấy tội lỗi về cách chi tiêu của bản thân cũng như bị đánh giá vì điều đó.
Thay vì nhìn lại mọi giao dịch trong 1 năm qua, hãy nhìn vào chi tiêu của bạn trong tháng trước để có một con số ước tính cho chi phí trung bình hàng tháng của bạn. Ngoài ra, hãy liệt kê các khoản chi lớn hơn, ít thường xuyên hơn mà bạn dự kiến có trong năm tới như kỳ nghỉ, quà tặng ngày lễ... và lập kế hoạch về cách bạn chi trả cho chúng.
Bạn có thể sử dụng nhiều ứng dụng, phần mềm lập ngân sách để dễ dàng hơn trong việc xem mức chi tiêu trung bình hàng tháng của mình cũng như xác định các khoản chi lớn, ít thường xuyên trong 12 tháng qua. Hãy đặt mục tiêu ngân sách ban đầu ở mức bạn mong muốn và lập kế hoạch điều chỉnh trong vài tháng đầu tiên để có được ngân sách thực sự phù hợp.
2. Nếu bạn không theo dõi từng xu, bạn sẽ không thể tiết kiệm
Natalie Taylor, người có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực về tài chính.
Tôi đã từng trải qua quãng thời gian thất bại không biết bao nhiêu lần trong việc tiết kiệm vì ngân sách quá chi tiết. Tôi ghi chép và lên kế hoạch với từng đồng tiền của mình, theo những gì tôi được nhiều người khuyên bảo.
Song thực tế là có 2 vấn đề chính với việc lập ngân sách quá chi tiết. Đầu tiên, nó có thể dẫn đến việc bạn trở nên quá chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhặt mỗi khi chi tiêu và mất đi tính linh hoạt. Thứ hai, việc duy trì một ngân sách quá chi tiết có thể khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và khó để theo kịp.
Để lập ngân sách hiệu quả và có thể gắn bó lâu dài, hãy cân nhắc có 10-15 danh mục mở. Điều này không chỉ giúp bạn theo dõi và phân loại chi phí dễ dàng hơn mà còn giúp bạn linh hoạt hơn trong phạm vi ngân sách của mình, biến tiết kiệm trở thành phong cách sống, không phải điều gì đó bản thân phải làm theo một cách khắt khe.
3. Tiết kiệm cho đến khi thấy khổ sở
Ảnh minh họa.
Tôi ước gì các chuyên gia, cố vấn tài chính ngừng nói về điều này. Tôi muốn các bạn hiểu rõ một điều rằng tiết kiệm cho tương lai của bạn là điều quan trọng nhưng nó không quan trọng hơn cuộc sống của bạn ngày hôm nay. Thêm nữa, tiết kiệm đến mức khổ sở chắc chắn không phải là cách hiệu quả. Trên thực tế, càng ít khổ sở, bạn càng có nhiều khả năng gắn bó với cách tiết kiệm đó hơn.
Thay vì tiết kiệm cho đến khi thấy không thể chịu được nữa, hãy tập trung vào việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa tận hưởng cuộc sống hôm nay và tiết kiệm cho tương lai. Đây là cách để bạn có thể đạt được những tiến bộ bền vững trong lâu dài. Đừng ngại bắt đầu từ những khoản tiết kiệm nhỏ và tăng dần tỷ lệ tiết kiệm theo thời gian để làm quen và khiến việc tiết kiệm trở nên bền vững.
Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu bằng cách tiết kiệm 1% thu nhập của mình mỗi ngày nếu bạn vốn là người tiêu hoang, chưa từng có tiền tiết kiệm. Sau đó, hãy đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiết kiệm thêm 1% sau mỗi 6 tháng và mỗi khi bạn được tăng lương. Đây là cách làm đơn giản, khiến bạn có thể tiết kiệm được mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
4. Sắp xếp chi phí của bạn theo nhu cầu so với mong muốn và loại bỏ thứ chỉ là mong muốn
Ảnh minh họa.
Đây có lẽ là lời khuyên mà rất nhiều người được nghe khi nói đến việc cắt giảm chi tiêu. Họ liệt kê ra các chi phí của mình và đặt lên bàn cân, xem chúng là nhu cầu hay chỉ là mong muốn. Nếu khoản chi đó là mong muốn, họ sẽ nghĩ ngay mình cần cắt bỏ để tiết kiệm tốt hơn.
Tuy nhiên, sự thật là việc xem xét các khoản chi tiêu của bạn hoàn toàn qua lăng kính nhu cầu so với mong muốn thường dẫn bạn đến cảm giác tội lỗi về chi tiêu. Bên cạnh đó, tạo ra một ngân sách cắt bỏ tất cả những gì bạn "muốn" đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để bạn duy trì ngân sách đó trong lâu dài. Cũng như việc cải thiện vóc dáng, một chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo sẽ không hiệu quả và ngân sách cũng vậy.
Thay vì xem xét mọi khoản chi là "nhu cầu" hay "mong muốn", hãy lọc chi tiêu của bạn qua một lăng kính khác được gọi là "chi phí cho mỗi lần hạnh phúc". Về cơ bản, đó là một cách để đánh giá mức độ hạnh phúc (hoặc sự hài lòng, thấy xứng đáng) mà bạn thu được từ mỗi đồng mình chi ra.
Khi bạn tìm cách giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền cho mục tiêu của mình, hãy cân nhắc giữ các khoản chi mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn và loại bỏ các khoản chi mang lại ít hạnh phúc hơn với cùng số tiền.
Ví dụ: Bạn có thể quyết định ghé vào quán cà phê trên đường đi làm, tự thưởng cho mình một ly ngon lành nếu điều đó khiến bạn thấy hạnh phúc hơn là trả tiền để nghe vài bản nhạc nào đó và ngược lại.
Một ngân sách đúng đắn và phù hợp sẽ giúp bạn tự do tận hưởng cuộc sống, cân bằng giữa việc sống cho hôm nay và tiết kiệm cho tương lai. Đừng phán xét hay xấu hổ về tình hình hiện tại hay những sai lầm bạn mắc phải, chỉ cần tiến bộ hơn dù chỉ là một chút mỗi ngày, thành công đang ở rất gần bạn.
Cô gái 27 tuổi tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm nhờ áp dụng 4 cách này "Mỗi năm được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm", Erica Leresche (27 tuổi) chia sẻ. Khi nói đến vấn đề tiền bạc, Erica Leresche (27 tuổi) rất nghiêm túc. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (682,7 triệu). Thu nhập của cô mỗi năm là 50.000...