5 ảnh hưởng khôn lường của mì chính với sức khỏe
Theo Boldsky, mì chính có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe bao gồm đau đầu, bệnh tim hay thậm chí vô sinh ở phụ nữ.
Đau đầu
Một trong những ảnh hưởng phổ biến của việc sử dụng mì chính đến sức khỏe là gây ra những cơn đau đầu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một vấn đề nhỏ. Loại gia vị này còn có thể phát triển thành chứng đau nửa đầu và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bạn có thể phải chịu đựng những cơn đau đầu kinh khủng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Mì chính có thể gây đau đầu. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng nếu chúng ta liên tục tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều mì chính. Điều này có thể gây ra tình trạng tê liệt, cảm giác ngứa ran, con người thường cảm thấy uể oải và mệt mỏi thiếu sức sống. Những căn bệnh thoái hóa thần kinh chẳng hạn như Parkinson, Alzheimer hay Huntington và nhiều chứng xơ cứng khác cũng liên quan đến việc sử dụng mì chính.
Video đang HOT
Tim mạch
Loại gia vị phổ biến này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, đau ngực và chứng tim ngừng đập.
Không tốt cho phụ nữ và trẻ nhỏ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới có thể liên quan đến việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa mì chính. Người ta thường nói rằng, phụ nữ mang thai nên tránh các thực phẩm chứa bột ngọt. Ngoài ra, bao bì những thực phẩm này cũng cảnh báo sản phẩm không thích hợp cho trẻ nhỏ.
Các vấn đề sức khỏe khác
Một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe của việc sử dụng quá nhiều mì chính bao gồm cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường loại 2, béo phì, hen suyễn, mất cân bằng hormone, bệnh tâm thần, dị ứng thực phẩm và gây tổn thương võng mạc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Những đối tượng không được ăn chay
Ăn chay có thể rất tốt cho sức khỏe nhưng ở một số đối tượng, ăn chay có thể gây hại cho sức khỏe.
Những người có tiền sử rối loạn ăn uống. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa ăn chay và ăn uống thiếu cân bằng. Kết quả cho rằng có khá nhiều người bị biếng ăn và ăn uống không ngon miệng, chán ăn... vì đã tự bỏ đói chính mình hoặc do sử dụng chế độ ăn thuần chay. Do đó,ăn chay không phải là một lựa chọn khả thi cho những người đã có tiền sử của bệnh rối loạn ăn uống.
Người suy dinh dưỡng. Những người bị nhẹ cân, cho dù vì rối loạn ăn uống hoặc do các vấn đề khác đều không nên theo đuổi chế độ ăn thuần chay, trừ khi được các bác sĩ có uy tín tư vấn. Nồng độ calories tương đối thấp của một chế độ ăn chay điển hình có xu hướng góp phần vào việc giảm cân. Trong khi việc ăn chay mang lại lợi ích cho những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân thì nó lại có thể là vấn đề đối với những người đã quá gầy.
Trẻ nhỏ. Chế độ ăn thuần chay có thể hoàn toàn an toàn và lành mạnh cho trẻ em. Tuy nhiên, một chế độ ăn chay cho trẻ nhỏ đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và cần có các chất bổ sung đặc biệt. Các bậc phụ huynh có thói quen ăn chay thường cố gắng cho con mìnhăn chaytheo họ nhưng lại hiểu biết quá ít về dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất, chậm phát triển ở trẻ em.
Ở trẻ em giai đoạn ăn dặm, cần nhiều vitamin A, vitamin D. Để tránh những rối loạn thị giác do thiếu vitamin A, tránh bị còi xương do thiếu vitamin D, chúng ta cần cho bú sữa mẹ đầy đủ và sử dụng chế độ ăn dặm nhiều chế phẩm có nguồn gốc động vật để cung cấp đầy đủ hai loại vitamin này. Chế độ ăn chay thường gây ra nguy cơ thiếu hụt hai vitamin này vốn ít có trong các thực phẩm thực vật. Vì vậy không nên cho trẻ em ăn chay.
Người mắc chứng thiếu máu: Trong thịt tập trung một lượng lớn chất sắt, nếu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Những người bị dị ứng thực phẩm. Đối với những người bị dị ứng với thực phẩm, chế độ ăn thuần chay có thể là khó khăn hoặc không thể đạt được hiệu quả. Đặc biệt là những người bị dị ứng nặng với tất cả các loại đậu, bao gồm đậu nành, và với hầu hết các loại hạt. Những người này nếu ăn chay sẽ bị thiếu chất đạm trầm trọng. Người bị bệnh loét dạ dày có thể không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ từ một bữa ăn chay vì rau củ chứa nhiều gluten.
Mang thai và cho con bú. Nếu bạn đã ăn chay trước khi mang thai và bác sĩ khám sức khỏe khẳng định việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và em bé trong bụng thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, phụ nữ có thai và cho con bú không phải là đối tượng nên ăn chay. Khi cơ thể bạn điều chỉnh để hấp thu dinh dưỡng ít ỏi từ chế độ ăn không thịt cá, bạn có thể gặp một số vấn đề về giảm cân và thiếu hụt dinh dưỡng gây nguy hại cho em bé.
Theo Kiến Thức
Cảnh giác dấu hiệu bất thường ở móng tay Móng tay không chỉ giúp bảo vệ các dây thần kinh ở các đầu ngón tay khi bị chấn thương mà chúng còn là những dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Móng tay có đốm màu trắng hoặc vàng: Khi móng tay có những triệu chứng này, nhiều người thường chủ quan cho rằng mình đang thiếu vitamin cần...