4G có thật sự cần thiết hay không?
4G là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới công nghệ di động hiện nay. Được nhắc đến lần đầu tiên từ cuối năm 2009, nhưng mãi đến những tháng cuối năm 2010 đầu 2011, khái niệm này mới trở thật sự trở nên phổ biến. Hàng loạt nhà mạng lớn trên khắp thế giới đang và sẽ giới thiệu các gói cước 4G, cùng với đó là sự hậu thuẫn về phần cứng của nhiều ông lớn di động như HTC, Samsung…, tất cả cùng tạo nên một “cơn sóng thần” tràn qua thị trường di động.
Tại Mỹ, Sprint là nhà mạng đầu tiên giới thiệu 4G, bởi vì lúc đó HSPA vẫn chỉ là một cách gọi khác của 3G. Verizon chuẩn bị ra mắt thiết bị 4G đầu tiên – HTC ThunderBolt , trong khi AT&T đang tích cực thay thế mạng HPSA 4G bằng mạng LTE 4G trong năm nay.
Cách đây không lâu, 4G vẫn bị xem là một “chuyện hoang đường” nếu xét về thực tế phát triển của công nghệ di động. Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) định nghĩa 4G là dịch vụ mạng cho phép tốc độ tải cao nhất đạt xấp xỉ 100Mbps cho điện thoại di động và 1Gbps cho các thiết bị ít di động. Tất cả các dịch vụ thực tế hiện nay như LTE , WiMAX và HPSA chưa đủ tiêu chuẩn theo định nghĩa này. Tuy nhiên, do các nhà mạng đã đầu tư hàng tỷ đô la vào R&D và quảng cáo, nên ITU gần đây đã có chút “điều chỉnh” trong cách định nghĩa mạng 4G để đảm bảo những công nghệ kể trên được công nhận là 4G.
Bỏ qua các khái niệm lý thuyết, chúng ta đều nhận thấy công nghệ 4G như LTE và WiMAX sớm muộn cũng sẽ chiếm lĩnh thị trường, bởi các nhà mạng đã đổ hàng đống tiền vào đấy rồi. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn cần được trả lời, đó làTốc độ!
Theo một thử nghiệm tốc độ được thực hiện tại Mỹ gần đây, tốc độ HSPA của T-Mobile thậm chí còn nhanh hơn những công nghệ 4G mới nhất, như vậy chúng ta có thật sự cần 4G hay không? Câu trả lời vẫn sẽ là Có!
Dù những gì 4G đang làm hiện nay chưa thật sự ấn tượng, nhưng nó có nhiều tiềm năng để vượt qua những công nghệ cũ như CDMA, EDGE, EV-DO và HSPA. Với việc sử dụng những công nghệ mới như Dồn kênh phân tầng trực giao (OFDM) và Đa nhập đa xuất (MIMO), hệ thống ăng ten phát sóng di động sẽ có khả năng phủ sóng rộng hơn, và quan trọng nhất là nâng cao dung lượng truyền tải.
Cứ thử tưởng tượng mạng di động giống như một đường cao tốc. Mạng 3G hiện nay là một đường cao tốc 2 chiều, mỗi chiều 3 làn xe. Vào giờ thấp điểm, lưu thông được thực hiện rất dễ dàng, nhưng sự cố sẽ xảy ra vào giờ cao điểm khi lưu lượng tăng đột biến. Với mạng 4G, ta có một đường cao tốc 2 chiều với mỗi chiều có 10 làn xe. Mặc dù tốc độ lưu thông tối đa vẫn giữ nguyên, nhưng nhờ vào số lượng làn tăng lên, tình trạng nghẽn mạng sẽ không xảy ra nữa.
Tóm lại, với 4G, mọi thứ vẫn đang ở phía trước. Phần lớn các nhà mạng di động trên thế giới hiện nay vẫn đang khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ 3G. Khi nào 4G sẽ chiếm ngôi và đẩy 3G vào quá khứ, tất cả phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và trên hết là nhu cầu của người dùng.
Theo Tinh Tế
Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hệ điều hành Android
La môt hê điêu hanh con kha non tre nhưng Android đa lân lươt ha guc nhưng đôi thu tâm cơ đê lot vao top 3 hê điêu hanh phô biên nhât trên thê giơi.
Google mua lại Android
Hãy cùng quay trở lại vào tháng 7 năm 2005, thời điểm mà hãng Google dường như không biết phải làm gì với số tiền đâu tư của minh khi hang tâp trung vao chiên lươc mua lại các công ty nhỏ. Và nhiêu ngươi đa ngạc nhiên khi biết Google mua lại Android, một công ty mới thành lập có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ.
Video đang HOT
Người sáng lập ra công ty lúc đó là Andy Rubin, hiện tại là giám đốc phụ trách mảng di động của Google. Android trong quá khứ rất ít được biết đến trong giới công nghệ, tất cả những gì moi ngươi biêt được tai thơi điêm đó là "công ty phát triển phần mềm cho di động".
Thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở
Trước sự xuất hiện của iPhone, tin đồn vê viêc Google bắt đầu sản xuất thiết bị di động của riêng mình lan nhanh. Do đó, vào mốc thời gian tháng 11 năm 2007 thực sự quan trọng trong lịch sử hệ điều hành Android.
Trong khoảng thời gian này, "những người California" công bố 1 tin bất ngờ với thế giới: họ không chỉ đang tập trung sản xuất những chiếc di động và còn đang bắt tay vào việc phát triển hệ điều hành mã nguồn mở cho thiết bị di đông nhằm cạnh tranh với Symbian, Windows Mobile và những tên tuôi khác.
Và Android chính thức gia nhập Liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở (OHA) gồm các đại gia trong ngành viễn thông và thiết bị cầm tay như HTC, LG, Samsung, T-Mobile... Rất nhiều người đã đặt câu hỏi về lợi ích mà Google Android thực sự mang lai, điều gì đã làm nên sự đặc biệt ở hệ điều hành này so với những đối thủ khác?
Android trở thành mã nguồn mở
Từ tháng 10 năm 2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần mềm mã nguồn mở. Theo đo, các công ty thư ba được phép thêm những ứng dụng cua riêng của họ vào Android và bán chúng mà không cần phải hoi y kiên Google.
Vơi muc đich la hệ điều hành Linux dành cho di động(LiMO), Google Android mong muốn mang lại điều tương tự ở phạm vi rộng lớn và thống nhất hơn, va qua đo thu hút một lượng khách hàng không nhỏ trong tương lai.
Kết quả
Liên minh OHA ra mắt gói phát triển phần mềm Android SDK cho nhà lập trình vào ngày 12 tháng 11 năm 2008, chỉ 1 tuần sau ngày công bố.
Tháng 2/2009, 1 số công ty trong đó có Qualcomm và Texas Instruments đã co trong tay những con chip chạy các phiên bản đơn giản của hệ điều hành Android, cho phép cả thế giới chiêm ngưỡng sức mạnh của "Chu robot xanh". Khi đó, Android giảm bớt thời gian phát triển 1 cách đáng kể.
Cac đôi thu băt đâu lo sơ
Nhằm trở thành đối thủ chính của Android, nền tảng LiMO đã xuất hiện với sự ký kết của nhà mạng Verizon (Mỹ), cũng như Mozilla với phân mêm nôi tiêng Firefox. Đo la sư hơp tac giưa một bên là 1 trong những nhà mạng lớn nhất tại Mỹ, một bên là "nhà vô địch" của trình duyệt mã nguồn mở.
Tại MWC 2008 và Google I/O, hãng Google đã tung ra những tấm hình bí mật của chiếc điện thoại Android đầu tiên và từ đó người tiêu dùng cảm thấy thú vị về sự đơn giản của hệ điều hành chú robot xanh.
Nokia cho rằng mối đe dọa từ hệ điều hành của Google là khó chống đỡ. Hãng này đã quyết định trả tiền cho Sony Ericsson, Samsung và những công ty khác để có thể sở hữu hoàn toàn hệ điều hành Symbian và nhanh chóng thành lập Tổ chức Symbian Foundation, được thiết kế nhằm kích thích số lượng lớn khách hàng đang sử dụng hệ điều hành này.
Phan ưng tư công đông phat triên Android
Dần dần, những tin đồn bắt đầu nổi lên và nhiêu nguôn tin cho rằng ngày ra mắt của chiếc điện thoại Android muôn nhât la vao cuối năm 2009. Chia sẻ trước những thông tin này, CFO của HTC là Hui-ming Cheng nhanh chóng đưa ra lời trấn an dư luận rằng chiếc di động trang bị sức mạnh của Android sẽ sớm ra mắt trong quý 4 của năm 2008.
Đối với cộng đồng các nhà phát triển thì họ bắt đầu giận dữ khi cho rằng Google đang bỏ mặc họ ở đằng sau và dành sự ưu ái cho "những nhà phát triển ưa thích" hơn. Họ buộc phải sống với những phiên bản phát triển phần mềm SDK cũ. Và Nicolas Gramlich - một lập trình viên - đã gửi 1 bức thư tới công ty me cua Android tai California.
Gramlich viết: "Để không bị mất đi một lượng lớn những nhà phát triển, tôi cho rằng đã tới lúc chúng ta phải cho ra mắt một điều gì đó mới mẻ hơn cho sự phát triển của SDK. Có thể điều này sẽ giúp chúng ta biết được tại sao mình vẫn phải đang luẩn quẩn trong cái vòng tròn không lôi ra này".
Cộng đồng phát triển cũng nhất trí với ý kiến này, 1 người đã đưa ra bình luận rằng: "Tôi e rằng trước thời điểm Android SDK tiếp theo ra mắt, rất nhiều nhà phát triển đã giới thiệu phần mềm mới trên iOS của iPhone -một hệ điều hành với hơn 20 triệu người dùng so với con số 0 tròn trĩnh của Android ở bên kia chiến tuyến".
Sự cạnh tranh giữa Android và LiMO
Vào tháng 8/2008, LiMO cho ra mắt thêm 7 thiết bị (tại thị trường châu Á) nhằm làm cho danh sách tiếp tục tăng lên trước khi sản phẩm Android đầu tiên được xuất xưởng và cạnh tranh với mình.
Cac một thiết bị mới này tập trung vào GPS, RFID, camera chất lượng cao và những bộ điều khiển TV. Tuy nhiên, những người dùng bên ngoài châu Á có vẻ không mặn mà lắm với những sản phẩm này.
Vào cuối khoảng thời gian trên, những đoạn video về giao diện của Android bắt đầu xuất hiện cùng với những mô phỏng ban đầu cho thấy nó dễ dàng khi sử dụng như thế nào. Thanh menu ở dưới mỗi màn hình cũng như khả năng di chuyển qua lại giữa những desktop nhận được khá nhiều sự khen ngợi từ cộng đồng và được coi như 1 thành công đâu tiên cua Chu Robot xanh.
Cac thiêt bi sư dung Android ra đơi
Tháng 9/2008, chiếc điện thoại sư dung Android đâu tiên chính thức được ra mắt. Đo la T-Mobile G. Tiêp theo, đên lươt Google Nexus One - san phâm cây nha la vươn cua Google (san xuât bơi HTC) ra măt vao năm 2010, đanh dâu bươc phat triên manh me cua hê điêu hanh Android. Sau đo, hang loat thiêt bi sư dung hê điêu hanh Robot xanh đô bô lên thi trương.
Các phiên bản hiện tại
Từ lúc ra mắt phiên bản đầu tiên cho tới nay, Android đã có rất nhiều bản nâng cấp. Đa số đều tập trung vào việc vá lỗi và thêm những tính năng mới. Mỗi bản nâng cấp đều được đặt với những mã tên riêng dựa theo các món ăn tráng miệng. Hiện tại các phiên bản chinh cua Android bao gồm:
2.0/2.1 (Eclair): Tân trang lại giao diện người dùng, giới thiệu HTML5, hỗ trợ Exchange ActiveSync 2.5.
2.2 (Froyo): Nâng cấp tốc độ xử lí, giới thiệu engine Chrome V8 JavaScript, hỗ trợ Adobe Flash, thêm tính năng tạo điểm truy cập Wi-Fi.
2.3 (Gingerbread): Sửa lại giao diện người dùng, cải thiện bàn phím ảo, thêm tính năng copy/paste, hỗ trợ công nghệ giao tiếp tầm sóng ngắn NFC.
3.0 (Honeycomb): Hệ điều hành dành riêng cho máy tính bảng tablet, giao diện mới, hỗ trợ bộ xử lí đa nhân và xử ly đồ họa.
Ice-cream sandwich: Hệ điều hành sắp ra măt, là sự kết hợp giữa Gingerbread và Honeycomb.
Theo PLXH
Những tính năng đáng chờ đợi nhất của iPad 3 Pad 2 đã ra mắt song vẫn còn những hạn chế chưa thuyết phục được khách hàng, vậy với iPad 3 tình hình liệu có được cải thiện? Có rất ít thứ trên thế giới hiện tại có thể lan truyền nhanh hơn những tin đồn về Apple, và bạn có thể thấy rõ điều đó trong những năm qua khi hãng tung...