48 người đã thiệt mạng trong “cơn thịnh nộ” của núi lửa Nhật
Các nhân viên cứu hộ Nhật Bản hôm nay đã tìm thấy thêm 12 thi thể gần một núi lửa vốn phun trào hồi cuối tuần qua, giới chức cho biết, nâng tổng số người chết lên ít nhất 43 người
Khói trắng bốc lên từ núi lửa Ontake ở miền trung Nhật Bản.
“Các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy thêm 12 người trong tình trạng tim ngừng đập gần đỉnh núi lửa Ontake và hiện đang đưa họ xuống dưới”, một quan chức tại làng Otaki nằm dưới chân núi, cho biết.
Trước đó, 36 người được cho là đã thiệt mạng khi núi lửa Ontake tại tỉnh Nagano, miền trung Nhật Bản phun trào dữ dội hồi cuối tuần qua vào đúng mùa leo núi cao điểm.
Chỉ các bác sĩ mới có thể chính thức tuyên bố ai đó tử vong, vì vậy khi tìm thấy các nạn nhân, các nhân viên cứu hộ thường chỉ thông báo về việc các nạn nhân ngừng thở và tim ngừng đập.
Thông tin trên diễn ra sau khi các nguồn tin báo chí cho hay có tới 20 người vẫn mất tích, trong khi các nhân cứu hộ vẫn không thể tiếp cận một “vùng cấm” của núi lửa vì nó vẫn tiếp tục phun trào khí độc và khói bụi.
Hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu người mất tích do núi lửa Ontake phun trào.
Một số trong khoảng 1.000 binh sĩ, cảnh sát và các các nhân viên cứu hỏa tham gia chiến dịch cứu hộ đã thành công trong việc đưa xuống 14 trong số các thi thể vốn được tìm thấy hôm 28/9, và 10 thi thể khác vẫn còn ở đó đó.
Một quan chức tại văn phòng quản lý khẩn cấp của tỉnh Nagano cho hay các trực thăng đã được sử dụng để vận chuyển các thi thể từ đỉnh núi.
“Chúng tôi tin rằng vẫn còn những người vẫn đang mất tích, nhưng chúng tôi không biết chính xác là bao nhiêu”, quan chức trên nói.
Video đang HOT
Các nhân viên cứu hộ lên trực thăng để tới núi lửa Ontake trong chiến dịch tìm kiếm ngày 1/10.
Leo núi là một hoạt động rất được yêu thích tại Nhật Bản. Giới chức nước này thường đề nghị những người leo lúi đăng ký khi họ bắt đầu hành trình và thông báo khi họ kết thúc.
Nhưng một quan chức địa phương nói với tờ Asahi Shimbun rằng thường chỉ có khoảng 10-20% người leo núi đăng ký tên của họ với giới chức trước khi lên núi trong mùa cao điểm.
Tờ Asahi Shimbun cho biết 327 người leo núi đã đăng ký leo lên đỉnh Ontake vào thời điểm xảy ra vụ phun trào của núi lửa.
Cơ quan cứu hỏa địa phương cho hay 71 người hiện đang mất tích, trong khi cảnh sát tỉnh Nagano đã nhận được ít nhất 240 thông báo về những người mất tích.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản ngày 1/10 đã cảnh báo rằng đợt phun trào của núi lửa vẫn đang tiếp tục và khói vẫn bốc lên từ đỉnh núi tính tới 9 giờ sáng nay giờ địa phương.
An Bình
Theo dantri/AFP
Dương Chí Dũng bật khóc, khai việc mua nhà cho "bồ"
"Bị cáo mua nhà ở 88 Láng Hạ cho cô T. Mua căn hộ Pacific cho thuê. Tiền mua căn hộ lấy từ vợ. Số tiền đó là do anh Sơn đưa cho vợ tôi, tổng số là hơn 10 tỷ đồng" - Dương Chí Dũng thành thật khai về vệc mua nhà cho "bồ".
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Xem lại vì sao kiểm toán không phát hiện sai phạm tại EVNChính phủ "thúc" sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định mới về điều hành xăng dầuSáng mai đấu thầu 15.000 lượng vàng SJC2 tỷ USD xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Phần lớn thời lượng buổi làm việc chiều 12/12 tòa vẫn dành để thẩm tra về thương vụ ụ nổi 83M. Trái với luận điểm biện bạch của Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc là chỉ ký trình về việc mua ụ nổi 83M theo tham mưu của cấp dưới vì mới nhận nhiệm chưa đầy 2 tháng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam Trần Hữu Chiều "đẩy" lại trách nhiệm người ký là Phúc, bị cáo chỉ... ký nháy.
Thuật lại việc dẫn đoàn khảo sát đi Nga để "mục sở thị" ụ nổi 83M, Trần Hữu Chiều khai, đến nơi thấy chủ sở hữu cho kéo lên ụ nổi một chiếc ca nô để chứng minh ụ nổi đang hoạt động (có hoạt động sửa chữa tàu thuyền trên ụ nổi - PV). Đăng kiểm viên của Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT Lê Văn Dương đã chụp ảnh chiếc ca nô được kéo lên.
Sau đó, đoàn khảo sát có chứng kiến cảnh ụ nổi được bơm nước để chìm xuống, hạ thủy chiếc ca nô "sau khi sửa chữa" nhưng công đoạn tháo nước để ụ nổi trở lại thì chỉ xem chút ít rồi về. Chủ tọa đặt câu hỏi về sự chủ quan, bất cẩn này, Chiều lý giải, đã xác định mua ụ nổi về sửa chữa rồi mới sử dụng, việc hoạt động thế nào không quan trọng.
Ngược với lời khai của Mai Văn Phúc rằng bị cáo đã rất cẩn trọng, hỏi han cụ thể khả năng mua ụ từ chính chủ sở hữu, Phó Tổng GĐ Trần Văn Chiều lại quả quyết, Phúc muốn mua ụ nổi qua công ty AP, Chiều đã nghĩ là tình hình ở Nga phức tạp, mua qua trung gian cho... an toàn.
"Anh Phúc dặn cố gắng mua qua AP, nói là bằng mọi giá thì không phải nhưng "lệnh" thế. Sau này khi được chia 340 triệu đồng, bị quy là hưởng lợi, tham ô, bị cáo mới biết tự nhiên người ta cho mình nhiều tiền như vậy, gọi là tiền bồi dưỡng nghĩa là tư túi, hưởng lợi. Bị cáo đã thấy sai phạm, cố ý làm trái gây thất thoát lớn cho TCty" - Chiều thừa nhận.
Phó Trưởng Ban đóng mới tàu biển Mai Văn Khang cũng một mực chối trách nhiệm việc lập báo cáo khảo sát sai sự thật là ụ nổi đang hoạt động bình thường khi cho rằng bản thân chỉ làm nhiệm vụ... phiên dịch, không biết gì về kỹ thuật.
Khang "chỉnh" lại lời khai của Chiều, cho rằng trên ụ nổi khi đó có 1 tàu cá nhỏ chứ không phải ca nô. Chứng kiến cảnh ụ nổi chìm được để hạ thủy chiếc tàu cá nhỏ đó và bắt đầu nổi trở lại, bị cáo suy đoán là khối sắt "cao niên" đó sẽ nổi lên được.
Không giấu bức xúc trước lời khai này, Phó Trưởng BQLDA Trần Hải Sơn bức xúc: "Anh Khang cùng đoàn sang Nga với tư cách thẩm định kỹ thuật. Anh Khang đang là lãnh đạo ban đóng mới tàu biển, phụ trách về kỹ thuật, là người nắm chắc nhất vấn đề, không thể nói chỉ đi... phiên dịch". Theo bị cáo, Khang chính là người chủ chốt xây dựng báo cáo khảo sát món hàng.
3 bị cáo là lãnh đạo, cán bộ của Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng đều cho rằng đã hành động đúng quy định của pháp luật khi cho thông quan ụ nổi 83M.
"Nếu chia tiền, tôi không chia cho ông Phúc"
Khi bị cáo Lê Ngọc Triện, cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong đứng trước vành móng ngựa khai nhận trong vẻ đáng thương, tội nghiệp (bị cáo bệnh trọng, sức khỏe kém, luôn xin được ngồi để khai báo), Dương Chí Dũng đã bật khóc. Người đứng đầu Vinalines một thời rơi nước mắt hồi lâu khi trở lại vị trí trước vành móng ngựa.
Trần Hải Sơn trình bày "hăng say" tại tòa (Ảnh: Phương Thảo)
Tòa thẩm vấn đề hành vi tham ô, Dũng tỏ vẻ day dứt, tâm trạng: "Bị cáo là lãnh đạo, anh em nói bị cáo không muốn tranh luận điều này không hay. Bị cáo không bàn với ông Goh, không biết gì về số tiền 1,666 triệu USD. Việc ông Goh lên phòng bị cáo là không có thật".
Phủ nhận lời khai của Trần Hải Sơn về việc chia 28 tỷ đồng, Dương Chí Dũng cho rằng "không có điểm nào đúng". "Không ngờ anh em tin tưởng mà lại thế này. Tôi còn mâu thuẫn với Phúc nên không có chuyện tôi chỉ đạo chia tiền cho Phúc, cho tôi và cho Sơn" - cựu Chủ tịch Vinalines thốt lên.
Chủ tọa phiên tòa "bồi" thêm chứng cứ đối chiếu về sự trùng khớp lịch Dũng đi công tác TPHCM, ở tại khách sạn Victory như lời khai của Sơn.
Dũng biện bạch, có gặp Sơn một lần ở nhà mẹ vợ, một lần ở TPHCM nhưng không có chuyện gặp ở khách sạn Victory, chỉ có một lần gặp Sơn ở khách sạn Sheraton. Khi đó Sơn mang đến một valy kéo, có bánh xe lên phòng khách sạn nói là trong đó có rượu, khi Dũng ra sân bay mở ra cũng mới biết là rượu.
"Bị cáo không muốn nói nhiều về tội Cố ý làm trái vì đó chỉ là do nhận thức chứ không phải cố ý làm trái. Còn tội Tham ô thì bị cáo không tham ô, không nhận tiền, không biết gì. Nếu thực sự chia tiền thì sẽ chia cho anh Chiều chứ không chia cho ông Phúc" - người từng giữ vị trí cao nhất tại Vinalines, tại Cục Hàng hải VN trình bày.
Khi được hỏi về những căn nhà của mình đã bị kê biên, Dương Chí Dũng thành thật thuật về chuyện bản thân mang tiền của vợ đưa mang cho "bồ". Lời khai này bị cáo khá trùng hợp với nội dung đơn kêu cứu cho chồng mà vợ bị cáo đã gửi lên tòa ít ngày trước.
Bị cáo Dũng khai rằng, sau khi có mối quan hệ ngoài luồng với một cô gái tên T. thậm chí cựu Chủ tịch Vinalines đã đưa về ra mắt gia đình. Vậy nhưng vợ Dũng và các con gái không hề hay biết.
Đứng trước tòa, bị cáo biện giải, không tham ô mà lấy tiền... vợ đưa để đi mua hai căn hộ cho bồ nhí.
"Bị cáo mua nhà ở 88 Láng Hạ cho cô T. Mua căn hộ Pacific cho thuê. Tiền mua căn hộ lấy từ vợ. Số tiền đó là do anh Sơn đưa cho vợ tôi, tổng số là hơn 10 tỷ đồng. T. có tiêu trong đó, không biết là bao nhiêu", cựu Chủ tịch Vinalines trình bày.
Bị cáo một lần nữa thổ lộ sự xấu hổ vì đã lấy tiền của vợ mang đi cho bồ, vì vậy, Dũng đã giấu vợ con chuyện này. Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines ngậm ngùi: "Nhưng sự thật thì không bao giờ giấu được".
Sáng mai, tòa tiếp tục nội dung xét hỏi về hành vi tham ô của các bị cáo...
P.Thảo
Theo Dantri
Màn phá trại giải cứu Long 'Rồng đỏ' như phim hành động Chiều 11/12, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận có cuộc họp khẩn để nghe Công an và Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận báo cáo chi tiết vụ giải cứu Long "rồng đỏ" tức Nguyễn Ngọc Long, học viên cai nghiện tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội (gọi tắt là trung tâm) Bình Thuận. Theo...