46.000 tỷ sẽ được bơm thêm ra nền kinh tế nếu 8 ngân hàng đạt chuẩn Basel II được nới room tín dụng
SSI tính toán rằng nếu cả 8 ngân hàng thương mại đáp ứng chuẩn Basel II (trừ Vietcombank) được nâng hạn mức tín dụng lên mức kỳ vọng thì số dư nợ tăng thêm so với hạn mức cũ là khoảng 46.000 tỷ đồng, tức là chỉ khoảng 0,6% tổng dư nợ toàn hệ thống.
46.000 tỷ đồng sẽ được bơm thêm ra nền kinh tế nếu 8 ngân hàng đạt chuẩn Basel II được nới room tín dụng
Theo bản tin thị trường tiền tệ tuần từ 15/7 đến 19/7 của Công ty Chứng khoán SSI, vào phiên thứ 6 tuần trước, lãi suất tín phiếu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh xuống 2,75%/năm với kỳ hạn 7 ngày, giảm 0,25 điểm% so với mức 3%/năm đã duy trì từ 10/10/2018. “Trong gần 4 tháng trở lại đây, tín phiếu là kênh hoạt động chính trên thị trường mở, lãi suất tín phiếu hạ sẽ khuyến khích các thành viên thị trường đẩy tiền vào nền kinh tế thay vì chuyển về NHNN”, SSI nhận định.
Thống kê của SSI cho hay tuần qua, NHNN đã bơm ròng 19.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, lãi suất trên liên ngân hàng giảm liên tục trong tuần, hiện ở mức 3,08% với kỳ hạn qua đêm và 3,18% với kỳ hạn 1 tuần, giảm lần lượt 0,1 điểm% và 0,12 điểm% so với cuối tuần trước, chênh lệch lãi suất VND-USD giảm xuống 0,6-0,7%/năm.
“Nhìn lại từ cuối năm 2015, dù FED liên tục tăng lãi suất nhưng lãi suất tín phiếu và lãi suất OMO của Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì ổn định, thậm chí có một số thời điểm lãi suất OMO còn giảm rất thấp (xuống dưới 1%/năm). Điều này cho thấy chính sách tiền tệ của VN được điều hành khá linh hoạt chứ không cứng nhắc theo một hướng là thắt chặt hay nới lỏng, với mục tiêu là giữ ổn định tiền tệ, thận trọng trong việc điều tiết dòng tiền và kiểm soát chất lượng tín dụng”, SSI đánh giá.
Video đang HOT
Về một số ý kiến cho rằng NHNN đã có động thái nới lỏng tiền tệ khi vừa điều chỉnh nâng hạn mức tín dụng cho một loạt ngân hàng, SSI cho rằng đây là định hướng từ đầu năm của NHNN, căn cứ vào diễn biến tăng trưởng tín dụng thực tế 6 tháng đầu năm 2019 vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14% nhưng hạn mức tín dụng phân bổ cho từng ngân hàng đầu năm phổ biến ở mức thấp hơn (11-13%), thậm chí một số ngân hàng như VietinBank, Sacombank chỉ là 7%.
Thêm vào đó, nếu không tính Vietcombank, 8 ngân hàng thương mại (NHTM) đã đáp ứng chuẩn Basel II có tổng dư nợ khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Nếu cả 8 NHTM này được nâng hạn mức tín dụng lên mức kỳ vọng thì số dư nợ tăng thêm so với hạn mức cũ là khoảng 46.000 tỷ đồng, tức là chỉ khoảng 0,6% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đột ngột cần hỗ trợ
Theo cập nhật từ thành viên tham gia thị trường, trong phiên cuối tuần trước, ngày 28/6, hệ thống ngân hàng đột ngột ghi nhận Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh khối lượng chào thầu trên kênh cầm cố để hỗ trợ thanh khoản hệ thống.
Tuần qua Ngân hàng Nhà nước bơm ròng mạnh với 46.979 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Cụ thể, trong phiên 28/6, mức chào thầu nói trên lên tới 12.000 tỷ đồng, thay vì chỉ đều đặn 1.000 tỷ đồng gần như "cố định" trong một thời gian dài. Đáng chú ý, nguồn vốn hỗ trợ này được các tổ chức tín dụng hấp thụ hết hoàn toàn, với lãi suất 4,75%/năm (mức lãi suất không đổi sau khi đã giảm từ 5%/năm từ hồi tháng 1/2018).
Đột ngột, vì suốt từ tháng 3/2019 đến nay, phần lớn thời gian hệ thống có trạng thái thanh khoản dồi dào, gắn với hoạt động Ngân hàng Nhà nước mua ròng lượng lớn ngoại tệ và tương ứng đưa ra lượng lớn tiền đồng, lượng vốn hỗ trợ qua kênh cầm cố nói trên gần như ngừng hẳn với quy mô chào thầu phổ biến chỉ 1.000 tỷ/phiên và ít khi có tổ chức tín dụng cần đến.
Dữ liệu tập hợp cũng cho thấy, tuần có số dư hỗ trợ vốn qua kênh cầm cố của Ngân hàng Nhà nước là vào tuần 11 - 15/3/2019, với khối lượng 8.000 tỷ đồng. Sau đó, nguồn hỗ trợ này cạn hẳn và kéo dài cho đến phiên đột ngột "bơm" khá lớn 12.000 tỷ đồng ngày 28/6 nói trên.
Khớp với diễn biến tăng hỗ trợ qua kênh cầm cố, trong tuần qua cũng ghi nhận Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh chào thầu tín phiếu xuống mức 33.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng hấp thụ được 32.999 tỷ đồng. Trong tuần có tới 67.999 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường theo đó giảm xuống mức 32.999 tỷ đồng, tức có 35.000 tỷ đồng vốn được trả lại hệ thống qua tín phiếu đáo hạn.
Tính chung cả kênh cầm cố nói trên, tuần qua Ngân hàng Nhà nước bơm ròng mạnh với 46.979 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở (một phần nhỏ đảo hạn ở kênh cầm cố).
Như BizLIVE đề cập ở bản tin trước, những diễn biến điều tiết trên của Ngân hàng Nhà nước bám sát xu hướng tăng lên khá nhanh và mạnh của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng.
Cụ thể, tuần qua lãi suất liên ngân hàng VND liên tục tăng ở tất cả các kỳ hạn. Chốt tuần phiên 28/6, lãi suất giao dịch quanh mức qua đêm 3,96%/năm (tăng 0,88 điểm phần trăm so với tuần tliền trước), 1 tuần 4,03% ( 0,77), 2 tuần 4,07% ( 0,67), 1 tháng 4,19% ( 0,55).
Như vậy, sau khi duy trì quanh 3,1%/năm trước đó, lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đến cuối tuần qua đã lên mức 3,96%/năm.
Và với diễn biến trên, chênh lệch lãi suất VND so với USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục doãng rộng, một trong những yếu tố tác động đến tỷ giá USD/VND với hướng giảm vào cuối tuần qua.
Tuần qua, lãi suất liên ngân hàng đối với USD không có nhiều biến động; lãi suất qua đêm đứng ở mức 2,51%, 1 tuần 2,59%, 2 tuần 2,68% và 1 tháng 2,80%/năm.
Theo bizlive.vn
Cứu nguy cho thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm hàng nghìn tỷ đồng ra thị trường Tính lũy kế kể từ đầu năm 2019 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng tổng cộng 55.993 tỷ đồng qua hai kênh OMO và tín phiếu nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Dữ liệu cập nhật từ thị trường của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong giai đoạn từ 22/4 đến 3/5, Ngân...