46 triệu người Việt đã tiếp cận với fintech
Việt Nam hiện có khoảng 46 triệu người đã tiếp cận với fintech ( công nghệ tài chính) và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, Việt Nam là thị trường phát triển tiềm năng của lĩnh vực fintech dựa trên những lợi thế so sánh về quy mô dân số, sự am hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin, tỷ lệ người dân tiếp cận với internet và điện thoại di động ở mức cao.
“Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng 46 triệu người đã tiếp cận với fintech và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Có thể nói, Việt Nam là môi trường tiềm năng để phát triển lĩnh vực fintech đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế”, ông Thắng cho hay.
Ông Park Hwan Soo, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc phát biểu tại sự kiện Korea ICT Day 2018-Fintech Demo Day tổ chức ngày 31/10 tại Hà Nội.
Ông Jung Yoo Shin, Chủ tịch Trung tâm Fintech Hàn Quốc nhận định, Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh và tiềm lực trong việc phát triển fintech trong khu vực. Bằng sự kết hợp giữa nguồn lực, kỹ thuật của quốc tế và trong nước, Việt Nam sẽ hòa nhập được dòng chảy tài chính để nâng lên tầm cao mới.
Theo ông Park Hwan Soo, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh… Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới cũng như các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Video đang HOT
Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra tiềm năng lớn trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người sử dụng.
“Yêu cầu đặt ra là phải có sự thay đổi. Doanh nghiệp nào đến gần tiếp điểm với khách hàng hơn trong tương lai sẽ là người chiến thắng trên thị trường. Như vậy, chúng ta cần ưu tiên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sử dụng các kênh có ưu điểm tiện lợi để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của người dùng với chi phí thấp…”, ông Park Hwan Soo nêu quan điểm.
“Nếu không bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ trên thế giới, chắc chắn chúng ta sẽ trở thành người lạc hậu và trở thành kẻ thua cuộc trên thị trường. Chính vì vậy, đây là thời điểm đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của tất cả các định chế tài chính”, ông Park Hwan Soo nhấn mạnh.
Fintech là sự hội tụ tài chính và công nghệ, phát triển toàn cầu. Công nghệ đang thúc đẩy phát triển ngành tài chính. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Việc hợp tác về tài chính sẽ tiếp tục đưa mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lên một tầm cao mới, giúp cả hai quốc gia nắm bắt cơ hội bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Theo Báo Mới
Trong tình yêu can tâm tình nguyện chính là bất công với bản thân mình
Cứ tưởng rằng đó là một sự hi sinh sẽ được công nhận nhưng can tâm tình nguyện chỉ là trạng thái của kẻ thua cuộc mà thôi.
Trong tình yêu không phải ai yêu nhiều hơn thì người đó thua mà ai can tâm nhiều hơn, ai bi lụynhiều hơn thì người đó mới là kẻ thua cuộc. Đây không đơn giản là thua trước người khác mà đã thua chính bản thân mình. Để đến khi nhận ra thì mọi chuyện đã quá muộn không thể trách người mà chỉ biết trách ta.
Chúng ta đã từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ trở thành một người như vậy trong tình yêu. Bi lụy sẽ chỉ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và nặng nề. Đau đớn không thể làm cho tình yêu tốt đẹp hơn. Hi sinh hay đánh đổi vẫn chưa thể gọi là tận cùng của mọi chuyện...mà can tâm tình nguyện mới là thứ khiến bản thân day dứt vì đã đối xử bất công với chính mình.
Có thể coi đó là một trạng thái, một sự cảm nhận và cũng là một cách yêu mù quáng. Chấp nhận mọi tổn thương, đau đớn, sẵn sàng đứng ra chịu mọi lỗi lầm để nhìn thấy người mình yêu bình yên, cho dù chịu bao nhiêu mất mát cũng không một lời oán trách. Bản thân chưa bao giờ là ưu tiên số một của họ nhưng lại luôn coi họ là tất cả của mình.
Một cô gái dù biết người mình yêu mắc sai lầm, anh ta luôn lừa dối và dùng những lời lẽ ngọt ngào để vỗ về nhưng vẫn chấp nhận tha thứ thì đó là can tâm hay ngu ngốc? Một cô gái luôn bao biện mỗi khi có ai nói đến thói xấu của người mình yêu như vậy là sáng suốt hay mù quáng? Một cô gái cho đến tận giây phút chia tay vẫn không một lời oán trách vì anh ta không lựa chọn mình thì đó là yêu hay không còn yêu?
Dù câu trả lời là gì đi nữa thì cô gái ấy cũng đáng khâm phục mà cũng rất đáng thương. Bỏ ra bao nhiêu tâm tư cuối cùng nhận về một tình yêu đầy đau khổ, vậy mới nói đừng bao giờ tin lời đàn ông, họ sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ nếu như biết có người yêu mình quá nhiều.
Chẳng phải tự nhiên đàn bà sinh ra thù hận bởi khi bình tĩnh lại họ đã thấy mình thật ngu ngốc và bất công. Có những thứ họ đã giữ gìn quý trọng hơn cả mạng sống nhưng rồi đến một ngày sẵn sàng gạt sạch sang một bên, bỏ vào thùng rác và vứt đi.
Một chút liên quan đến đối phương cũng không muốn giữ lại, cái tên của người cũ trở thành điều tối thượng không được nhắc đến, những kỉ niệm hay hơi thở của anh ta cũng đều muốn rửa sạch rồi quên đi.
Phải yêu đến thế nào người ta mới sinh ra nông nỗi như vậy. Thật ra trong tâm tâm cô gái ấy vẫn luôn yêu anh nhưng không còn muốn can tâm vì anh mà chịu đựng thêm nữa, song, cũng không có cách nào để ngừng yêu vậy nên cố gắng hạn để nhắc nhở bản thân mình.
Cơn gió heo may thoảng qua quyện theo mùi hương của hoa sữa xộc thẳng vào mũi. Cảm giác ngào ngạt khiến người ta vô cùng khó chịu nhưng nếu thiếu đi sẽ không còn cảm nhận được mùa thu nữa. Cũng giống như thứ chúng ta từng gọi là can tâm tình nguyện, trong lòng mặc dù chấp nhận nhưng thật ra sau này mới hiểu đó là sự bức bối cho những điều không can tâm.
Theo ilike.vn
Muôn vàn lý do khiến Counter Strike mãi không chịu ra mắt phần tiếp theo Lâu đời là thế nhưng rõ ràng rằng Valve đến nay vẫn chưa hề có bất cứ ý định nào về việc sẽ cho ra mắt phiên bản tiếp theo của Counter Strike, mặc cho các fan mỏi cổ khản họng mong hóng. Vèo cái đã 20 năm trôi qua, thế nhưng "lão đại" Counter Strike vẫn cứ là một cái tên bất...