4,5 triệu dân khó khăn vẫn được hỗ trợ sau ngày 15/9
Khoảng 4,5 triệu người dân mất việc, khó khăn bởi dịch tiếp tục được chính quyền TP HCM hỗ trợ tiền mặt, lương thực sau ngày 15/9, trong vòng 3-4 tháng.
Tối 1/9, trong chương trình ” Dân hỏi – Thành phố trả lời “, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết đang yêu cầu các địa phương hoàn thành hỗ trợ một triệu lao động tự do và 1,3 triệu hộ lao động khó khăn (khoảng 4,5 triệu người) ảnh hưởng bởi dịch trước 6/9. Mỗi trường hợp nhận 1,5 triệu đồng. Từ danh sách này, thành phố có cơ sở xây dựng các gói hỗ trợ tiếp theo.
Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan (giữa) trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, tối 1/9. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM
Theo ông Hoan, thành phố đang lên các kịch bản ứng phó sau ngày 15/9. Tình huống tích cực nhất là dịch được kiểm soát, chính quyền tiếp tục chương trình an sinh xã hội cho người dân từ 3 đến 4 tháng. Đây là quãng thời gian để nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp chuẩn bị máy móc, vật tư, nhân lực đưa sản xuất trở lại.
Video đang HOT
“Các chính sách chăm lo cho người dân sẽ có những thay đổi cơ bản”, ông Hoan nói và cho biết từ trước đến nay thành phố liên tục phải điều chỉnh các gói hỗ trợ do số người khó khăn tăng dần theo diễn biến dịch và các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên đến thời điểm này hầu như mọi người dân đều gặp khó. Do đó các gói sắp tới sẽ không phân biệt ngành nghề, già trẻ, hộ khẩu, tạm trú, ngay cả trẻ sơ sinh cũng đưa vào diện hỗ trợ. Chỉ cần mất việc, không thu nhập, ảnh hưởng bởi Covid-19, người dân sẽ được giúp đỡ.
“Các gói hỗ trợ của thành phố sẽ phủ kín tất cả người khó khăn”, ông Hoan nói và cho hay sự giúp đỡ không tính theo số lượng hộ mà theo số người trong hộ. Các trường hợp chưa được thống kê sẽ được bổ sung. Người dân có thể đăng ký trực tiếp qua ứng dụng “An sinh” trên điện thoại.
Người dân khó khăn nhận cơm từ thiện tại nhà thờ ở quận Tân Bình, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo ông Hoan, sắp tới TP HCM cũng chi ngân sách thiết kế thêm 2 triệu túi an sinh gồm lương thực, thực phẩm giúp đỡ người dân, ngoài 2 triệu túi an sinh do Ủy ban MTTQ TP HCM đang thực hiện từ nguồn xã hội hóa. “Giá trị mỗi túi thế nào đang được thành phố tính toán dựa vào nguồn lực tài chính”, ông Hoan nói và cho hay nếu các gói hỗ trợ, an sinh này triển khai sẽ phần nào khắc phục hạn chế, bất cập thời gian qua.
Trong đợt dịch thứ tư, từ đầu tháng 6/2021, TP HCM đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần. Để hỗ trợ người dân, ngoài gói 26.000 tỷ đồng áp dụng toàn quốc, thành phố thực hiện hai gói riêng tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng, vừa bổ sung hơn 2.500 tỷ đồng, tập trung vào nhóm lao động tự do, hộ lao động khó khăn. Việc giải ngân gói này đến ngày 1/9 mới đạt 46%.
Mới đây, TP HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo giúp hơn 1,5 triệu hộ dân (khoảng 4,7 triệu người) khó khăn do Covid-19.
3 gói hỗ trợ người khó khăn ở TP HCM 94 Lao động tự do mong chờ gói hỗ trợ 135 Vì sao TP HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ 28.000 tỷ đồng?
Phó chủ tịch Phan Thị Thắng phụ trách công việc phòng, chống dịch thay ông Võ Văn Hoan
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã phân công Phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng thay Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan phụ trách các công tác liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 15-7.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng - Ảnh: TỰ TRUNG
UBND TP.HCM vừa có thông báo khẩn về việc điều chỉnh phân công công tác của Thường trực UBND TP.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP đã phân công phân công Phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng thay Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan phụ trách các công tác liên quan đến cung cấp suất ăn cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Bên cạnh đó, bà Thắng sẽ phụ trách Tổ hậu cần cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly; triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đồng thời bà Thắng cũng phụ trách luôn công tác tiếp nhận và tổ chức lực lượng do bộ, ngành Trung ương tăng cường phòng, chống dịch cho TP; công tác tiếp nhận và tổ chức các nguồn lực hỗ trợ từ các tỉnh, thành cho TP; phụ trách nhiệm vụ Trưởng Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời trong thời gian đại dịch COVID-19 đang diễn ra và các công tác khác về phòng, chống dịch COVID-19 theo phân công, bắt đầu từ ngày 15-7.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 12 giờ qua, từ 18h ngày 14-7 đến 6h ngày 15-7, TP ghi nhận thêm 603 trường hợp mắc COVID-19 mới (đã được Bộ Y tế công bố), trong đó 547 trường hợp đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 56 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP ghi nhận hơn 19.400 trường hợp mắc COVID-19.
Xe ôm ở TP.HCM được nhận 50 nghìn đồng/ngày từ gói hỗ trợ 886 tỷ Người chạy xe ôm truyền thống, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố ở TP.HCM sẽ được hỗ trợ 50 nghìn đồng/ngày từ gói hỗ trợ 886 tỷ đồng. Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ tại buổi họp báo về triển khai gói hỗ trợ lần 2 của thành phố đối với...