40 tuổi, tôi chờ câu ngôn tình ‘anh nuôi em’ trong vô vọng
‘ Anh nuôi em’ là một câu thoại trong bộ phim ngôn tình mà tôi luôn ao ước nghe chồng mình nói ra. Thế nhưng, người đàn ông tốt như trên phim lại không phải là chồng tôi.
Có thể, bạn sẽ cảm thấy nực cười và hoang đường khi một người phụ nữ 40 tuổi như tôi lại lấy lời thoại phim ngôn tình để cảm thán cho cuộc đời mình.
Thế nhưng, các bạn có biết không, tôi ao ước được nghe câu nói: “Anh nuôi em” từ chồng mình trong suốt 15 năm qua.
Có người sẽ bảo tôi thích ăn bám, lười biếng, chỉ muốn chồng nuôi. Không, 15 năm qua, tôi vẫn lao động cật lực, chưa bao giờ từ bỏ bất cứ cơ hội nào để kiếm tiền.
Tôi xem trách nhiệm kiếm tiền là của cả chồng lẫn vợ. Nhất là ở thời buổi này, phụ nữ và nam giới ngày càng bình đẳng trên nhiều lĩnh vực.
Vợ chồng tôi quen nhau khi vào làm cùng một công ty. Yêu nhau 4 năm, tôi thấy anh cũng chăm chỉ, hiền lành nhưng không tâm lý và chiều chuộng bạn gái.
Lần lữa mãi, tôi quyết định kết hôn với anh, bởi nhạt nhẽo một chút cũng được, miễn chịu khó làm ăn.
Sau sinh con đầu lòng, tôi chuyển chỗ làm, tìm môi trường mới để phát triển. Nhờ hăng say làm việc, tôi được cấp trên giao phó nhiều đầu việc quan trọng, cơ hội thăng tiến cứ thế mà đến.
Dù dành khá nhiều thời gian cho công việc nhưng tôi không xao nhãng việc nhà, con cái. Hy hữu lắm, cả nhà mới phải ra ngoài ăn uống.
Nhiều lúc mệt mỏi, tôi ước được anh nói: “Nghỉ ngơi đi em, anh nuôi em”. Ảnh minh họa: Pexels.
Video đang HOT
Trong khi tôi không ngừng phấn đấu, chồng tôi hơn chục năm vẫn làm ở công ty cũ. Anh chẳng có một chút phát triển nào, ngoài số tuổi ngày càng tăng và được gọi là lão làng ở chỗ làm.
Vợ chồng làm cùng lĩnh vực, cho nên tôi dễ dàng nhận ra chồng mình có phần lười biếng. Tôi nhiều lần động viên, khuyên anh cố gắng làm việc nhiệt huyết, vừa tăng thu nhập vừa có cơ hội lên chức. Thậm chí, có lần tôi trút hết tâm sự, khóc với anh, mong anh nỗ lực hơn để làm chỗ dựa cho mẹ con tôi.
Thế nhưng, anh cứ thế, chầm chậm, khoan thai, ai vội vã cũng kệ. Đàn em vượt mặt cũng kệ. Cấp trên chê trách chuyên môn không cải thiện, anh nghe tai này rồi lọt qua tai kia, bay vèo đi mất.
Chồng tôi không bia rượu và chẳng thích kết giao bạn bè. Anh không cà phê, thuốc lá, chỉ thích nằm nhà ngoài giờ làm ở công ty.
Anh chơi game, chơi cờ tướng trên mạng. Con cái rủ bố chơi cùng thì anh đẩy ra, bảo phiền phức.
Làm việc hơn chục năm, lương anh chỉ được 12 triệu đồng/tháng, còn lương của tôi đã lên đến con số 30 triệu.
Với nỗ lực của tôi, nhà cửa, đối nội đối ngoại đều ổn định. Thế nhưng, nếu được hỏi có hạnh phúc không, có hài lòng với cuộc sống hiện tại không thì tôi trả lời ngay mà không cần suy nghĩ là “không”.
Trước một người chồng không có chí cầu tiến, tôi cảm giác mình mãi cô độc. Vợ chồng không có sự đồng điệu, người thì nỗ lực, vội vã tích góp, người còn lại cứ thong thả, dạo chơi.
Những lúc cố gắng làm việc đến kiệt sức, tôi rơi vào tâm trạng căng thẳng, buồn chán. Tôi nằm trên giường, khóc đến cạn kiệt nước mắt nhưng chưa bao giờ anh ấy an ủi lấy một câu.
Vài lần va chạm trong công việc, tôi ước gì mình có thể mạnh dạn xin nghỉ việc. Thế nhưng, điều đó không thể xảy ra, tôi mà nghỉ thì lấy đâu ra tiền trang trải cuộc sống.
Nhiều lúc, tôi gục mặt trên bàn làm việc, chập chờn nửa tỉnh nửa mơ. Tôi ước được chồng vỗ vai động viên và nói: “Em làm vừa sức thôi, còn lại để anh lo” hoặc “Em không thích làm nữa thì nghỉ, anh nuôi em”…
Đời không như là mơ, thực tế không bao giờ giống ngôn tình, nhưng mong muốn được “anh nuôi em” của một người phụ nữ thì đâu có gì là quá đáng, phải không?
Nếu tôi đề nghị ly hôn chỉ bởi chồng không cầu tiến, thu nhập thấp, không làm trụ cột gia đình thì có lẽ, nhiều người cảm thấy buồn cười.
Người đời có thể bảo vợ ly hôn người chồng vũ phu, cờ bạc, rượu chè… chứ chẳng ai khuyên phụ nữ bỏ chồng lười biếng.
Chỉ ai cưới nhầm ông chồng lười kiếm tiền mới hiểu được tình thế dở khóc dở cười, bỏ thì thương vương thì tội, như tôi…
Hạnh phúc là chồng giàu, xe hơi đẹp, tiêu không phải nghĩ?
Nhìn từ bên ngoài, cuộc sống của chị có tất cả những thứ tôi đang ao ước, phấn đấu. Nhưng chị lại muốn vỡ tung với những ẩn ức.
Tôi từng nghĩ chị có tất cả, cho tới khi chứng kiến giọt nước mắt của chị... (ảnh minh họa)
Tôi ngồi với chị Ngần trong một đêm muộn. Cuộc gọi của chị với âm giọng như muốn bung ra khiến tôi không thể chối từ.
"Chị buồn quá...". Chị bắt đầu câu chuyện rồi oà lên như một đứa trẻ. Tôi để chị khóc, như một cách để trút bớt những ẩn ức đau đớn trong lòng.
Tôi quen chị trong lớp trà đạo. Tôi muốn tận hưởng, chị muốn tĩnh tâm bên hương vị của trà. Lớp học đã khai mở tâm trí và kết nối chúng tôi.
Nhiều lần tôi thấy chồng chị đến đón vợ. Anh đi một chiếc xe hơi đắt tiền, vẻ ngoài của anh rất phong độ và lịch lãm. Tôi đã thầm ngưỡng mộ, cho đến khi trở thành người chứng kiến buổi tối đầy nước mắt của chị.
Chị ở trong một ngôi nhà đẹp, chồng giàu. Nhưng sự khinh miệt cô con dâu xuất thân từ tỉnh lẻ của gia đình chồng chưa bao giờ hết. Anh chồng đẹp trai nhưng không chỉ ngoại tình mà còn có con riêng bên ngoài... Tôi nghe những tâm sự trong tiếng nức nở mà đau thay cho chị. Hạnh phúc thực ra là gì? Là hào nhoáng đủ đầy vật chất hay một sự chân thành yêu thương cùng nhau?
Để nói một lời khuyên cho chị thì tôi không thể. Tôi không phải người trong cuộc, không thấu hết được những đau đớn của chị và tổn thương của bọn trẻ. Tôi cũng không thể đặt mình để hiểu cảm giác của ba mẹ chị khi biết hôn nhân của con gái đẫm nước mắt như vậy. Hôn nhân, buông thì dễ, giữ mới khó. Biết thế nào là tốt hơn khi hai người còn ràng ríu với nhau những đứa con và vô số trách nhiệm trên đời?
Ảnh minh hoạ
Tôi có người chị rất giỏi giang. Chị sắc sảo xinh đẹp và thành công. Nhưng đáp lại những thèm muốn, ao ước của tôi, chị tâm sự chân thành rằng mọi điều đều phải trả giá. Chị có thể không phải lo về tiền bạc. Nhưng chị không có thời gian cho chồng con, cho gia đình. Chị thường xuyên không có giấc ngủ thoải mái, những đêm muộn vẫn phải trả lời tin nhắn công việc, những cuộc họp bất chợt, những chuyến công tác dài ngày, những áp lực kéo dài muốn phát điên...
Chị đã không có thời gian để cùng con lớn lên và cùng chồng tận hưởng tuổi trẻ hạnh phúc. Chị thèm những ngày nghỉ dài hơn, thèm một giấc ngủ đầy đặn, muốn sớm mai tỉnh dậy không còn những áp lực... Hạnh phúc với chị lại là những thứ giản dị mấy đứa em như tôi đang nắm giữ: Con ốm bệnh có thể nghỉ. Hết giờ làm chạy về nấu một bữa ăn cho cả nhà, được nghe con kể chuyện, được cùng chồng chuyện trò trên trời dưới bể. Được có thời gian để ở nhà... cằn nhằn hay đơn giản là ngủ nướng một giấc đã đời...
Một người bạn thời đại học của tôi cũng vậy. Thời cùng học, chúng tôi ngưỡng mộ vì nhà bạn rất có điều kiện và ba mẹ luôn bận rộn với công việc. Bạn tôi xinh đẹp với những bộ quân áo hàng hiệu, đi học có tài xế riêng đưa đón. Cuộc sống nhung lụa bao người ao ước. Nhưng cô ấy luôn nói với chúng tôi rằng, cái cô ấy muốn là tình thương yêu của ba mẹ, là một lời hỏi han ân cần khi cô ấy mệt, hoặc đơn giản hơn là hôm nay con thấy thế nào chứ không phải là tiếng "ting ting" chuyển khoản.
Tiền có quan trọng cho cuộc sống này không? Đương nhiên là rất quan trọng, bởi tất cả chúng ta đang hàng ngày phải mệt nhoài để kiếm tiền để sống. Tiền là điều kiện cần để tồn tại một gia đình, nhưng rõ ràng nó chưa phải điều kiện đủ cho hạnh phúc. Có nhà đẹp, có xe sang, có quyền lực nhưng hạnh phúc thì chơi trò trốn tìm.
Có những người còn phải mệt hoài với mưu sinh, nhưng họ có một người bên cạnh lo lắng, yêu thương. Họ có thể không muộn phiền, không đau bệnh, ngày ngày họ cũng có một nơi bình yên trở về. Họ hài lòng với những gì họ có, biết đủ là đủ.
Tôi cứ nghĩ mãi sau cuộc gặp với chị Ngần. Thực ra hạnh phúc là gì? Nhìn từ bên ngoài cuộc sống của chị là thứ chúng tôi đang ao ước, đang phấn đấu. Nhưng người bên trong lại đang muốn thoát ra. Những thứ có thể phô ra hoá ra không phải là hạnh phúc. Thôi thì, ta cứ bằng lòng với hiện tại, nhìn vào những ưu điểm của nhau để sống, để trân trọng, thay vì buông trôi những phút giây đáng giá bên nhau.
Khao khát tạo ra sự thay đổi và thể hiện giá trị cá nhân Trong mỗi chúng ta, ai cũng ao ước tạo ra sự thay đổi khác biệt và khao khát thể hiện giá trị cá nhân... Ảnh minh họa Có một câu chuyện kể về chuyến thăm của Mẹ Teresa đến một nhà máy ở Ấn Độ. Trong lúc đi thăm những người lao động ở một phân xưởng, tình cờ, bà nhìn thấy một...