40 triệu người tại Trung Đông đối mặt với nạn đói trong tháng lễ Ramadan
Ngày 11/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cho biết Trung Đông đã bắt đầu tháng lễ Ramadan giữa lúc khu vực đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong những năm gần đây.
Tổ chức này đồng thời cảnh báo các nguồn viện trợ ngày càng sụt giảm đã ảnh hưởng đến nỗ lực xoa dịu khủng hoảng lương thực.
Các tín đồ Hồi giáo chuẩn bị dùng bữa sáng trong ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan ở Rawalpindi, Pakistan, ngày 23/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, WFP nêu rõ 40 triệu trong tổng số 400 triệu người ở Trung Đông đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. 11 triệu người trong số đó không thể đảm bảo đủ lương thực hằng ngày cho gia đình. Đặc biệt, WFP nhấn mạnh cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biến phức tạp ở Dải Gaza, nơi toàn bộ dân số của dải đất ven Địa Trung Hải này đang cần được hỗ trợ lương thực, với hơn nửa triệu người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Trong nhiều tháng qua, Dải Gaza nhận được chưa đến một nửa nguồn cung cấp lương thực cần thiết.
Video đang HOT
Lạm phát cao ở các quốc gia như Liban, Ai Cập và Iran, cũng như hậu quả của các cuộc xung đột ở Syria và Yemen cùng các cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Gaza và Sudan đã “phá hủy” sự ổn định gần đây của giá lương thực trên toàn cầu. Giá lương thực và nhiên liệu đã tăng cao kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Cả hai nước này đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc chủ chốt trên thế giới.
Giám đốc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Đông Âu của WFP, bà Corinne Fleischer, đánh giá tháng lễ Ramadan đã trở thành gánh nặng đối với hàng triệu người tại Trung Đông khi họ phải đối mặt với giá lương thực cao, trong khi thu nhập vẫn bấp bênh. Bà cho rằng xung đột và tình trạng thiếu lương thực đang biến “việc thực hành tôn giáo ăn chay có chủ đích – nền tảng của tháng lễ Ramadan – trở thành một thực tế khắc nghiệt hằng ngày đối với hàng triệu người”.
Trong khi đó, chuyên gia Paola Vesco, nhà nghiên cứu cao cấp về hòa bình và xung đột tại Đại học Uppsala (Thụy Điển), nhận xét:
“Xung đột vũ trang và hạn hán nằm trong những nguyên nhân lớn nhất gây mất an ninh lương thực, và những cú sốc này có thể phức tạp đến mức tác động tổng thể của chúng lớn hơn tổng tác động riêng lẻ. Chẳng hạn, xung đột vũ trang có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng y tế, làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước, buộc mọi người phải rời bỏ nhà cửa”. Bà Vesco nói thêm, người tị nạn và người xin tị nạn là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực. Họ phải sống trong tình trạng tạm bợ và có thể phải chịu nhiều tác động hơn từ các cú sốc khí hậu như lũ lụt hoặc hạn hán. Trong khi đó, chuyên gia Peter Harling, người có nhiều năm làm việc với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế ở Trung Đông, cho biết một lý do khiến tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trong khu vực là sự tham gia ngày càng hạn chế của nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp.
WFP nêu rõ các hoạt động cứu trợ nhằm giúp đỡ 30 triệu người tại Trung Đông đã bị cắt giảm do thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng. Bà Fleischer nói rằng các nguồn viện trợ nhân đạo hạn chế đã khiến cuộc sống của hàng triệu người trong khu vực trở nên khó khăn hơn. Việc cắt giảm viện trợ có nguy cơ gây ra tình trạng mất an ninh lương thực.
Israel hạn chế người cầu nguyện tại Núi Đền trong tháng lễ Ramadan
Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 19/2 tuyên bố nước này sẽ hạn chế các tín đồ đạo Hồi đến khu đền thờ Al Aqsa (phía Israel gọi là Núi Đền) trong suốt tháng lễ Ramadan sắp tới vì lý do an ninh.
Các tín đồ Hồi giáo Palestine tại đền Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền) ở Jerusalem. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khi được hỏi về khả năng ngăn người Hồi giáo Israel đến cầu nguyện tại Al Aqsa/Núi Đền, Văn phòng Thủ tướng Israel nêu rõ Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đưa ra quyết định "cân bằng", theo đó cho phép tự do thờ phụng trong khuôn khổ đáp ứng những yêu cầu về an ninh. Tuy nhiên, Văn phòng Thủ tướng Israel không cung cấp thông tin chi tiết.
Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben Gvir cho rằng những người phản đối chính quyền sẽ lợi dụng sự kiện trên để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Hamas và kích động bạo lực. Ông cảnh báo việc hàng chục nghìn người ra vào khu đền thờ trong tháng lễ Ramadan có thể đe dọa an ninh của Israel.
Khu đền trên là một trong những địa điểm linh thiêng nhất trên thế giới đối với người Hồi giáo và cũng là một thánh địa đối với người Do thái. Các quy định về quyền vào khu đền này thường là nguồn cơn gây căng thẳng, đặc biệt là trong các dịp lễ quan trọng như tháng lễ Ramadan, năm nay diễn ra trong khoảng từ ngày 10/3 - 8/4. Tháng 4/2023, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát Israel và người Palestine tại khu đền nói trên trong tháng lễ Ramadan. Bạo lực cũng nổ ra tại đây vào các năm 2021 và 2022.
Liên quan đến xung đột Hamas - Israel, ngày 20/2, quân đội Israel đã ra lệnh sơ tán mới đối với một số khu vực của thành phố Gaza. Cụ thể, lệnh sơ tán được đưa ra đối với các khu dân cư Zaytoun và Turkoman ở rìa phía Nam thành phố Gaza. Giới quan sát cho rằng động thái này cho thấy các tay súng Hồi giáo vẫn đang kháng cự quyết liệt tại các khu vực phía Bắc Gaza, mặc dù quân đội Israel tuyên bố đã gần như quét sạch các tay súng tại các khu vực này vài tuần trước đây.
Giới tình báo nói Hezbollah định tấn công người Mỹ ở Trung Đông Các quan chức tình báo Mỹ đánh giá rằng có nguy cơ ngày càng tăng rằng lực lượng Hezbollah ở Liban sẽ tấn công người Mỹ ở Trung Đông, thậm chí có khả năng tấn công bên trong nước Mỹ. Các tay súng Hezbollah ở Liban tham gia một cuộc tập trận gần biên giới Liban - Israel vào ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP...