40 lính Philippines đào thoát ngoạn mục ở Syria
Lính mũ nồi xanh Philippines đã thực hiện một cuộc rút lui táo bạo khỏi vòng vây của phiến quân Hồi giáo ở cao nguyên Golan.
Ngày 31/8, Liên hợp quốc cho hay toàn bộ 72 lính mũ nồi xanh Philippines đang thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại cao nguyên Golan đã được giải cứu khỏi vòng vây của các phiến quân Hồi giáo ở Syria, trong đó 40 binh sĩ đã thực hiện một cú “đào thoát” ngoạn mục ngay trong đêm.
Từ hôm thứ Sáu, các phiến quân Hồi giáo từ bên kia biên giới của Syria đã tràn sang cao nguyên Golan và tấn công các binh sĩ gìn giữ hòa bình Philippines đang đóng quân tại vùng đệm của Liên hợp quốc ở đây.
Lính mũ nồi xanh Liên hợp quốc thực hiện nhiệm vụ tại cao nguyên Golan
Với sự giúp đỡ của các binh sĩ gìn giữ hòa bình Ireland, 32 lính mũ nồi xanh Philippines từ một căn cứ đã kịp thời thoát khỏi vòng vây và đến vị trí an toàn. Tuy nhiên, 40 lính khác cũng của Philippines lại bị khoảng 100 chiến binh Hồi giáo bao vây trong một căn cứ khác.
Phiến quân Hồi giáo kêu gọi lính mũ nồi xanh Philippines buông súng đầu hàng, nhưng họ kiên quyết chống cự không cho phiến quân tràn vào căn cứ. Một trận đọ súng quyết liệt nổ ra và kéo dài suốt 7 giờ trong ngày thứ Bảy, và các binh sĩ Philippines bên trong căn cứ phải hứng chịu hỏa lực súng cối và súng máy của phiến quân.
Video đang HOT
Khi màn đêm buông xuống, lợi dụng các chiến binh Hồi giáo bên ngoài căn cứ ngủ say, 40 binh sĩ Philippines đã thực hiện một cuộc rút lui táo bạo xuyên thủng vòng vây và băng qua các ngon đồi trong suốt 2 giờ đồng hồ trước khi gặp một đơn vị Liên hợp quốc khác đang trên đường đến giải cứu họ.
Giao tranh nổ ra dữ dội tai căn cứ của lực lượng mũ nồi xanh Philippines
Tướng Gregorio Pio Catapang, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines cho biết: “Hiện lực lượng gìn giữ hòa bình Philippines ở vị trí 68 và 69 đều đã rút lui an toàn về trại Ziouani. Quân đội Philippines và Liên hợp quốc sẽ không bao giờ bỏ rơi các binh sĩ của mình khi thực hiện nhiệm vụ”.
Tướng Capatang cũng gọi đây là cuộc “đào thoát” ngoạn mục nhất mà lực lượng gìn giữ hòa bình Philippines thực hiện từ trước tới nay.
Một quan chức Liên hợp quốc cho hay lực lượng gìn giữ hòa bình Philippines thoát ra được là nhờ sự trợ giúp của quân đội Israel và các binh sĩ quân đội chính phủ Syria đã nổ súng để thu hút hỏa lực của các phiến quân bao vây.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở cao nguyên Golan (UNDOF) có 12.000 binh sĩ từ 6 quốc gia là Fiji, Ấn Độ, Ireland, Nepal, Hà Lan và Philippines làm nhiệm vụ giám sát đường biên giới giữa khu vực do Israel chiếm đóng và lãnh thổ của Syria trên cao nguyên Golan.
Xe thiết giáp của lực lượng mũ nồi xanh tại một cửa khẩu ở cao nguyên Golan
Cao nguyên Golan và mọt vị trí chiến lược của Syria bị Isael chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông vào năm 1967, và cho đến nay trên lý thuyết Syria và Israel vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì khu vực tranh chấp này.
Tuy các binh sĩ Philippines đã thoát được, song hiện vẫn còn 44 binh sĩ mũ nồi xanh Fiji đang mắc kẹt trong vòng vây của các chiến binh Hồi giáo ở một vị trí cách căn cứ của Philippines khoảng 8 km.
Một nguồn tin cho hay Liên hợp quốc vẫn đang đàm phán với phiến quân để tìm cách đưa các binh sĩ Fiji ra, nhưng có vẻ như việc đàm phán không mang lại hiệu quả, bởi các binh sĩ Philippines cũng chỉ có thể thoát được bằng biện pháp quân sự.
Theo Vietbao
Phiến quân Syria chiếm cửa khẩu biên giới với Israel
Các lực lượng nổi dậy tại Syria, trong đó có Mặt trận Al-Nusra liên quan tớimạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, đã chiếm khu vực biên giới ở Quneitra, cửa khẩu duy nhất của nước này với Israel tại Cao nguyên Golan. Ít nhất 20 binh lính Syria và 4 tay súng nổi dậy đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh tại khu vực này ngày 27/8.
Cùng ngày, Quân đội Israel (IDF) cho biết 6 quả đạn pháo đã bay qua đường ranh giới đình chiến, vào phần lãnh thổ hiện do Israel chiếm đóng tại cao nguyên chiến lược này làm một sĩ quan Israel bị thương nhẹ. IDF đã bắn trả vào hai căn cứ quân sự của Syria ở bên kia đường ranh giới. IDF cho biết thêm một vụ bắn pháo khác cùng ngày đã làm một dân thường Israel bị thương nhẹ tại một ngôi làng trên phần Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.
Khói bốc lên từ một ngôi làng tại khu vực biên giới ở Quneitra khi cuộc giao tranh diễn ra.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) hiện đang kiểm soát đường ranh giới đình chiến (UNDOF) tại Golan xác nhận đã xảy ra giao tranh lớn giữa các lực lượng Syria với các phe đối lập tại khu vực ranh giới. Theo người phát ngôn UNDOF, một số đạn pháo đã rơi trúng hoặc gần các căn cứ của UNDOF. Chỉ huy của UNDOF đã có các cuộc tiếp xúc với chính quyền Syria cũng như IDF để kêu gọi kiềm chế và tránh làm leo thang tình hình.
Phản ứng trước diễn biến trên, Israel đã lập tức đóng cửa biên giới tại khu vực quanh Quneitra. Người phát ngôn IDF khẳng định có "lực lượng đông đảo" trên thực địa và sẵn sàng đối phó mọi ý định gây ảnh hưởng tới Israel. Người phát ngôn này cho rằng nhóm Mặt trận Al-Nusra của Syria dù đã hiện diện tại khu vực biên giới song "chưa phải là mối đe dọa đối với Israel".
Israel, về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh với Syria, đã chiếm 1.200 km2 của Cao nguyên Golan trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, và sau đó sáp nhập vào lãnh thổ nước mình trong một động thái bị cộng đồng quốc tế lên án. Kể từ khi bùng phát xung đột tại Syria năm 2011, tình hình tại cao nguyên Golan càng căng thẳng hơn khi rocket và đạn pháo bị bắn hầu như hàng ngày sang phần do Israel kiểm soát, dẫn tới nhiều vụ đáp trả của IDF. Tháng 6 vừa qua, một thanh niên Israel đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công xuyên biên giới. Vụ việc khiến Israel điều máy bay chiến đấu tấn công sở chỉ huy quân sự và nhiều địa điểm của Syria. Tháng 6/2013, cửa khẩu Quneitra đã rơi vào tay các lực lượng nổi dậy trước khi quân đội Syria giành lại quyền kiểm soát.
Ranh giới đình chiến hiện do UNDOF kiểm soát, tuy nhiên, lực lượng này đang ngày càng giảm sút vì các nước gửi quân đội tham gia tuyên bố rút lui do lo ngại bạo lực. Gần đây nhất ngày 23/8, Philippines tuyên bố sẽ rút 331 binh lính sau khi Australia, Croatia và Nhật Bản cũng có các động thái tương tự.
Theo Báo Tin tức
Nhà báo Mỹ được thả sau 2 năm bị bắt cóc Một nhà báo Mỹ bị một nhóm phiến quân Hồi giáo tại Syria bắt giữ trong 22 tháng đã được phóng thích hôm qua, ít ngày sau khi tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo tung video hành quyết một nhà báo Mỹ khác. Nhà báo Peter Theo Curtis bị bắt giữ làm con tin từ tháng 10/2012. "Cuối cùng anh ấy...