40 doanh nghiệp tiếp cận được gói tín dụng 16.000 tỷ đồng
Đã có 40 doanh nghiệp tiếp cận được vốn từ gói tín dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương cho người lao động mất việc
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho thấy, tính đến ngày 17/11, đã có 16 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố đầu tiên được phân bổ vốn theo Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19). Qua đó, các chi nhánh này tổ chức ký hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay trả lương ngừng việc cho 40 doanh nghiệp có 1.195 lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Đã có 40 doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ. Ảnh: Kinh tế đô thị
Bên cạnh đó, các chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố khác trong hệ thống vẫn đang tiếp tục phối hợp cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ và lên kế hoạch giải ngân.
Video đang HOT
Khách hàng được phê duyệt cho vay vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau như: có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1-/4 đến hết ngày 31/12; có doanh thu quí 1 giảm 20% trở lên so với quí 4/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Người kê khai tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay theo quy định tại Quyết định số 32/2020.
Lãnh đạo NHCSXH cho biết, khách hàng đủ điều kiện vay vốn sẽ được vay tối đa 1 tháng của 1 khách hàng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng. Số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12. Các khoản vay này có lãi suất 0%, thời hạn 12 tháng, lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021.
Gói 16.000 tỷ đồng này được triển khai từ tháng 4 khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, chỉ có một doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, thế nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này. Như vậy, gói tín dụng này vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào ở thời điểm cuối tháng 9.
Trước thực tế như vậy, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đang sửa đổi điều kiện tiếp cận gói vay 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương. Theo đó, Bộ đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay. Như vậy kể từ thời điểm đề xuất điều chỉnh các tiêu chuẩn cho vay (cuối tháng 9) đến nay đã có 40 doanh nghiệp tiếp cận được vốn từ gói tín dụng này.
Tình trạng có gói hỗ trợ nhưng không tiếp cận được cũng từng xảy ra từ lần bùng phát Covid-19 đầu tiên, khi đó, đã có nhiều gói hỗ trợ tiếp sức cho nền kinh tế như gói hỗ trợ về tài khóa với các biện pháp giãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất có quy mô 180.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tiền tệ 250.000 tỷ đồng và một gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá, hiệu quả các gói hỗ trợ thời gian qua chỉ ở mức vừa phải.
Trong đó, với gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội đến nay mới giải ngân được hơn 17.000 tỷ đồng.
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, mới có khoảng 3% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ từ chính sách khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.
Chi phí tăng cao, Gemadept (GMD) báo lãi sau thuế quý I/2020 giảm 16%
Gemadept báo lãi sau thuế giảm 16% so với quý I/2019 xuống 122,5 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 113,8 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Gemadept (mã GMD) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu thuần giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 601 tỷ đồng trong đó doanh thu hoạt động khai thác cảng giảm 10%. Biên lãi gộp cũng giảm từ 39,7% xuống còn 39,5% tương đương lợi nhuận gộp đạt 237,5 tỷ đồng, giảm 4,6% so với quý I/2019.
Doanh thu tài chính tăng mạnh nhờ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư và hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết lãi 56 tỷ đồng, tăng hơn 27%. Ở chiều ngược lại, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cũng tăng đáng kể. Trong đó, chi phí tài chính có mức tăng mạnh nhất 27%, lên 56 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 15% lên 33,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 13 tỷ đồng, lên 86 tỷ đồng chủ yếu do phân bổ lợi thế thương mại.
Kết quả, Gemadept báo lãi sau thuế giảm 16% so với quý I/2019 xuống 122,5 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 113,8 tỷ đồng.
Thời điểm 31/3, tổng tài sản của Gemadept đạt 10.290 tỷ đồng trong đó tài sản cố định chiếm gần 33%. Khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 2% so với đầu kỳ lên 2.738 tỷ đồng, trong đó đáng chủ ý là khoản đầu tư chiếm tỷ lệ 54% vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link - chủ đầu tư cảng Gemalink.
Trong năm 2020, Gemadept kỳ vọng cảng Gemalink, cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam với năng lực tiếp nhận Megaship (loại tàu container thế hệ lớn nhất thế giới) sẽ khai thác kỹ thuật vào quý IV.
Cơ quan thuế giải quyết ngay yêu cầu ngừng kinh doanh của cá nhân ảnh hưởng COVID-19 Cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận và giải quyết tất cả các thông báo ngừng, nghỉ của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh không phụ thuộc vào thời gian gửi thông báo ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan Thuế. Ảnh minh họa Theo quy định về việc ngừng, nghỉ kinh doanh thì trường hợp hộ gia đình,...