4 vũ khí vĩ đại được phát minh từ thời Trung Cổ
Trong lịch sử, con người đã từng phát minh ra nhiều vũ khí vĩ đại, xuất hiện trong nhiều trận chiến. Từ thời Trung Cổ, thuốc súng, máy bắn đá, kiếm… trở thành những vũ khí tuyệt đỉnh, có sức công phá cao trong nhiều trận đánh lớn.
Thuốc súng
Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ, gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là “hoả dược”.
Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng. Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại “hoả pháo”. ó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi, rồi “quăng” (bắn) sang trận địa đối phương.
Thuốc súng được phân loại là thuốc nổ yếu. Do đặc tính của nó, thuốc súng được dùng một cách hữu hiệu như là một loại thuốc phóng có tác dụng tạo ra lực đẩy trong nòng súng để đẩy viên đạn (loại đạn bộ binh cỡ nhỏ) đến mục tiêu.
Nhược điểm chính của thuốc đen là mật độ năng lượng (hay khả năng sinh công) của nó thấp (so sánh với các loại thuốc phóng không khói hiện đại) và tạo thành rất nhiều muội khói. Trong quá trình cháy, không đầy một nửa lượng thuốc đen được chuyển thành khí. Kết quả của việc bắn súng là sự tạo thành lớp muội bên trong nòng súng và một đám khói đậm đặc. Do đó nòng súng dễ bị ôxi hóa gây gỉ và hỏng.
Máy bắn đá
Máy bắn đá là loại vũ khí lạnh thời cổ. Các nhà nghiên cứu cho là được phát minh năm 399 trước công nguyên. Còn có tên gọi là Sảo Pháo hay Cự Thạch Pháo. Ở Việt Nam lịch sử có ghi nhận quân Đại Việt đã dùng máy ném đá công thành quân nhà Tống.
Loại vũ khí này dùng nguyên lý đòn bẩy và tính đàn hồi của cần để bắn đá đi. Gồm: giá chắc chắn bằng gỗ chôn chặt xuống đất hoặc đặt trên xe di động, có một hay nhiều cần còn được gọi là (sảo) gắn với giá bằng trục ngang, đầu trên của cần buộc nhiều dây da bền chắc, mỗi đầu dây có từ một đến hai người kéo khi bắn, đầu dưới cần được buộc các giỏ đựng đá. Khối lượng đá tùy thuộc vào số cần và số dây kéo.
Công dụng của máy bắn đá là sát thương sinh lực, phá hủy doanh trại, phá hủy thành trì. Sức tàn phá cao, còn có thể để cản đường rút lui của địch.
Kiếm dài
Kiếm xuất hiện trong thời Trung cổ, ra đời vào khoảng năm 1260. Vũ khí này có cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới Thế chiến II.
Điểm đặc biệt của kiếm dài là chuôi kiếm được thiết kế khá dài nên người dùng có thể dùng lực của hai tay, tăng sức mạnh của các lần tấn công. Các hiệp sĩ thời Trung cổ thường mang bên mình những thanh kiếm dài và trở thành biểu tượng một thời.
Giáo
Giáo là một loại vũ khí chuyên dùng để đánh tầm xa và thường trang bị cho lực lượng bộ binh trong quân đội, các chiến binh của các bộ lạc, bộ tộc dùng để chiến đấu hoặc săn bắt.
Giáo mác xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng. Những chiếc giáo này thường dài khoảng 5,5m. Binh sĩ châu Âu đã sử dụng loại vũ khí này từ khoảng năm 1700. Người ta sử dụng giáo trong phòng vệ lẫn tấn công, kết hợp với cận chiến và dùng những vũ khí khác.
Theo V.Đ/Võ thuật
Những chủng loài rồng siêu hầm hố trong truyền thuyết mà bạn chưa bao giờ nghe tên
Rồng là một trong số các loài linh thú đầy quyền năng và sức mạnh trong truyền thuyết của hầu hết các quốc gia cũng như nền văn hóa khác nhau.
Rồng là một trong số các loài linh thú đầy quyền năng và sức mạnh trong truyền thuyết của hầu hết các quốc gia cũng như nền văn hóa khác nhau. Ngoài những hình ảnh mình rắn quen thuộc của rồng châu Á hay dạng lai ghép với khủng long như rồng phương Tây, loài rồng còn chia ra rất nhiều chủng loại với tên gọi nghe siêu lạ tai.
Chúng không chỉ sở hữu sức mạnh to lớn mà còn có những đặc điểm thú vị mà không phải ai cũng biết.
1. Faerie Dragon - Rồng Tiên
Faerie là loài rồng có kích thước nhỏ và vẻ ngoài thân thiện nhất trong họ nhà rồng. Theo miêu tả, rồng Faerie chỉ dài khoảng 8 - 30 cm, vẻ bề mang các đặc điểm giống như thằn lằn kết hợp với côn trùng. Rồng Faerie thường có đôi cánh màu sặc sỡ, thích hương thơm và vị ngọt.
Vì vẻ bề ngoài chẳng dọa được ai nên loài rồng này cũng rất đáng yêu, chúng ham nghịch ngợm, có nhiều quyền năng phép thuật cũng như hay ham chơi, mất tập trung.
2. Drake
Drake là loài rồng không cánh có than hình đồ sộ thường được nhắc đến trong văn hóa các nước châu Âu và Bắc Mĩ. Tuy có vẻ bề ngoài khá máu chiến, song Drake lại là loài sống hướng nội. Một con Drake được khi đến tuổi trưởng thành sẽ tìm đến ở rể tại ổ của con cái, sau đó thì cuộc sống của nó chỉ quẩn quanh cái ổ mới này cùng vợ con.
Drake thường chiến đấu bảo vệ ổ bằng hàm răng và những móng vuốt sắc nhọn, đôi khi còn kết hợp thêm chiếc đuôi to khỏe.
3. Wyvern
Giống rồng Wyvern thường xuất hiện trong các giai thoại thời Trung cổ ở Anh và Pháp, loài rồng này sống chủ yếu ở đại dương hoặc trên đỉnh núi cao nên rất khó bị phát hiện.
Wyvern có ngoại hình khá tổng hợp: chân sau như thằn lằn hoặc đại bang, hai chân trước bị thay thế bởi cặp cánh dơi khổng lồ, đầu rồng và đuôi rắn dài. Wyvern là loài sinh vậy cực kỳ hung dữ, thế nên nó thường bị gắn liền với ôn dịch cùng sự tà ác.
4. Amphiptere
Loài rồng này xuất hiện khá nhiều trong gia huy ở châu Âu và tín ngưỡng của người dân Nam Mỹ. Amphiptere là loài rộng không chân, vẻ bề ngoài của nó gợi nhắc đến hình ảnh một con rắn lớn được gắn thêm đôi cánh có long vũ. Ngoài ra, Amphiptere còn có hai chiếc lưỡi khác nhau, một cái giống lưỡi rắn và cái còn lại giống mũi tên.
5. Wyrm
Wyrm là loài rộng có hình dạng giống rắn nhất vì không có chân, không có cánh và trên đầu cũng thiếu vắng cặp sừng. Wyrm sống ở chỗ tối tăm, ẩm thấp đôi khi ở cả hồ lẫn giếng nước.
Wyrm biết thổi lửa và khói độc, ngoài ra bản thân nó cũng có nhiều quyền năng phép thuật. Người Pháp gọi loài rồng này bằng cái tên Guivre hay Wivre, vì họ cho rằng loài rồng này chỉ tấn công những ai mặc quần áo đầy đủ.
6. Lindorm/Linworm
Thường được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện dân gian ở Đức và Na Uy. Linworm có thân mình rất giống loài rắn với cái đầu lớn, gần giống với đầu cá sấu ngày nay. Răng cú nó đều chứa chất kịch độc chết người và miệng của loài này có thể hát to đến mức nuốt chửng cả con người.
Theo Nhịp Sống Việt
Marco Polo sự thật về chuyến thám hiểm châu á vĩ đại nhất tk 13 Trong thời Trung Cổ, không một người châu Âu nào đã đi thám hiểm về phương đông xa như nhà du hành Marco Polo, người được mệnh danh là một trong những nhà thám hiểm vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. Marco Polo là người phương Tây đã góp công phổ biến các kiến thức về "phương Đông" ở thế kỷ 13....