4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
Đột quỵ xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong… Trong 24 giờ mỗi ngày thì nguy cơ gặp cơn đột quỵ cao nhất thường là vào buổi sáng sớm.
Ảnh minh họa
Vì sao đột quỵ thường xảy ra khi ngủ dậy?
Nghiên cứu cho thấy, khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chuyển từ tĩnh sang động, nhịp sinh học thay đổi, nồng độ các hoóc-môn thay đổi khiến cho nhịp tim, huyết áp và trương lực của động mạch vành đều tăng lên.
Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng lên dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy vào buổi sáng. Lúc này cơ thể tiết ra hoóc-môn adrenaline và các hoóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Sau một đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, các mảng xơ vữa động mạch vành có nguy cơ tổn thương, dễ bị rách vỡ, bong và khi đó chúng kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit t (gọi tắt là NO) thấp vào lúc đó. NO có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ. Vào ban đêm, NO bị tiêu thụ nhiều nhất nên khi sáng sớm cơ thể dễ bị thiếu NO, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngủ dậy, cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra vào lúc sáng sớm, bạn cần thực hiện các động tác sau:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thức dậy từ từ ngừa đột quỵ
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, đừng vội bật dậy và thay quần áo ngay. Bạn nên nằm trên giường thêm 5 phút để các cơ quan của cơ thể từ từ thức dậy. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là khác nhau, nên hành động bật dậy ngay lập tức hoặc ngồi dậy đột ngột khiến não bị “sốc”, dẫn tới việc máu chưa cung cấp lên não đủ, có thể dễ dàng gây xuất huyết não.
Thay vì mặc quần áo ngay thì bạn có thể nằm trên giường, duỗi thẳng tay chân một lúc. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể vẫn chưa được linh hoạt, lưu lượng máu còn chậm. Vì vậy, việc duỗi thẳng tay chân lúc này sẽ giúp tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể.
Từ từ đứng dậy
Sau khi thực hiện 2 bước trên, bạn hãy từ từ đứng dậy và rời khỏi giường. Bạn sẽ cảm nhận được đầu óc lúc này rất tỉnh táo và sảng khoái. Nếu đầu óc vẫn đang “nửa tỉnh nửa mê” thì không thể bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả được.
Đối với người trung niên hoặc cao tuổi, việc đứng dậy từ từ sẽ hạn chế chuyện té ngã. Do vậy, bạn cần phải đợi cho đến khi não hoàn toàn tỉnh táo, cung cấp đủ máu lên não thì mới rời khỏi giường.
Uống một ly nước sau khi thức dậy
Buổi sáng chính là thời điểm vàng cho sức khỏe. Sau khi đã thực hiện xong ba động tác trên, hãy đi vệ sinh và uống một ly nước lọc. Việc uống một ly nước sau khi ngủ dậy có thể giúp làm loãng máu đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về mạch máu não, tim mạch, táo bón…
Bên cạnh đó, bạn nên hình thành thói quen đứng cạnh cửa sổ để hít thở bầu không khí trong lành mỗi buổi sáng để có một sức khỏe tốt và năng lượng tràn đầy bắt đầu ngày mới.
Lý do đột quỵ do tăng huyết áp thường xảy ra vào mùa lạnh
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.
Vì vậy, việc phát hiện sớm để phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân khiến tăng huyết áp gây đột quỵ
Theo nghiên cứu những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng gấp 3 hoặc 4 lần so với người bình thường; gần 60% nguyên nhân gây đột quỵ là do tăng huyết áp.
Đột quỵ có 2 dạng cơ bản: Nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%) với các mức độ khác nhau, từ rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay). Tuy xuất huyết não xuất hiện ít hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn và các bệnh nhân còn sống sót sẽ bị di chứng sa sút trí tuệ cũng như di chứng liệt nửa người rất nặng nề.
Người tăng huyết áp sẽ dễ bị đột quỵ khi thời tiết lạnh. Vì khi nhiệt độ thấp, cơ thể muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu cũng tăng. Tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng, dẫn đến huyết áp tăng, từ đó dễ dẫn đến biến chứng đột quỵ.
Trên thực tế cho thấy tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não.
Nếu bị những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu.
Tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não và xuất hiện những triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là đột quỵ.
Thông thường bệnh mạch máu não hình thành và phát triển một thời gian trước khi gây đột quỵ não. Bệnh có thể có triệu chứng báo trước, nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì cho đến khi đột quỵ xảy ra.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Biểu hiện của tăng huyết áp và đột quỵ
Các biểu hiện của tăng huyết áp là người bệnh có cảm giác nhức đầu, đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày. Người bệnh xuất hiện cơn chóng mặt, cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
Ngoài ra, người tăng huyết áp có cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở, ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, thậm chí có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp ác tính, làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não khiến người bệnh tử vong.
Cần làm gì để tăng huyết áp không dẫn đến đột quỵ?
Người bệnh tăng huyết áp thường lo lắng về đột quỵ, vậy cần làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ là câu hỏi của nhiều người bệnh.
Trên thực tế, tăng huyết áp lâu ngày làm tăng xơ vữa động mạch, chính sự nứt ra của mảng xơ vữa dẫn đến hình thành cục máu đông, gây ra hẹp tắc lòng mạch. Có đến 87% số người bị đột quỵ là do mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc trong não, dẫn đến giảm lượng máu đến các tế bào não, làm cho các tế bào não bị chết, đây là dạng đột quỵ nhồi máu. Có khoảng 13% trường hợp đột quỵ xảy ra khi một mạch máu bị vỡ trong hoặc gần não, đây là đột quỵ dạng xuất huyết. Chính tăng huyết áp làm cho tăng áp lực các động mạch ở não, làm phát triển vi phình mạch não, dẫn đến một mạch máu nào đó có thể bị vỡ, gây chảy máu trong não.
Để phòng ngừa đột quỵ ở người tăng huyết áp thì việc kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng
Người bệnh huyết áp cần tuân thủ thuốc điều trị của các bác sĩ và theo dõi huyết áp hàng ngày. Người bệnh nên duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp. Mặt khác, người bệnh không tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc, kể cả trong trường hợp thấy cơ thể khỏe mạnh hoặc chỉ số huyết áp đã trở về bình thường.
Người tăng huyết áp không hút thuốc và tránh khói thuốc. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối và chất béo. Tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, bao gồm thực phẩm giàu kali. Tăng cường vận động thể lực. Hạn chế rượu không quá 2 ly/ngày nếu bạn là nam giới và 1 ly/ngày với nữ giới
Giảm căng thẳng vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ
Đối với người chưa mắc bệnh tăng huyết áp: Thực hiện đo huyết áp, khám bệnh định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm.
Ngoài ra, những người bệnh tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol, LDL-C, Triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10 - 12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6 - 12 tháng/lần. Theo đó, việc điều trị bằng thuốc cần phải kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống mới có hiệu quả cao.
Ngừa đột quỵ, tăng sinh lực: Món ăn vặt siêu tốt ngày Tết Một món ăn vặt gần như không thể thiếu trong Tết Việt có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Nếu bạn không thể bỏ được thói quen nhâm nhi đồ ăn vặt, hãy thử các loại đậu và hạt. Hoặc bạn có thể kết hợp chúng trong bữa ăn hàng ngày để thay thế bớt cho đạm động vật....