4 tuổi đã “xuất khẩu thành thơ”
Không những được coi là “thần đồng” Phật giáo, Thùy Trang còn sớm bộc lộ khả năng thơ phú từ khi chỉ mới hơn 3 tuổi.
Ngay từ lúc chào đời, bé Nguyễn Thị Thùy Trang (hiện 13 tuổi, ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã có những dấu hiệu rất khác thường. Không lâu sau khi chào đời, bé bị bệnh xương thủy tinh khiến cơ thể phát triển bất thường, chân tay teo tóp. Tuy ốm đau bệnh tật quanh năm, còi cọc so với chúng bạn nhưng đổi lại, cô bé sớm bộc lộ trí thông minh và sự am tường Phật pháp đến kỳ lạ.
Ngay từ nhỏ Thùy Trang đã có lối nói chuyện rất logic và am hiểu Phật giáo.
Danh tiếng của Thùy Trang vang xa đến nỗi, Phật tử khắp miền Tây tìm đến diện kiến và thử tài, nhiều tịnh thất, chùa chiền ở các tỉnh đã mời cô bé thần đồng này đi thuyết giảng về Phật đạo.
Không những được coi là “thần đồng” Phật giáo, Thùy Trang còn nổi tiếng như một hiện tượng thơ ca kỳ lạ. Khả năng thơ ca của bé cũng bí ẩn không kém khả năng am hiểu Phật giáo “từ trời rơi xuống” của mình.
Trong thời gian chưa đầy một năm (từ 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi), hàng trăm bài thơ do chính cô bé sáng tác đã được người thân ghi lại, mặc dù khi ấy Trang nói chưa tròn tiếng và chưa từng học chữ. Bà Nguyễn Thị Hai Xuân (60 tuổi), là người cưu mang và chăm sóc bé Thùy Trang từ nhỏ. Bà cũng là người đầu tiên phát hiện ra khả năng thơ ca khi bé chỉ vừa hơn 3 tuổi. Bà cam đoan rằng, việc bé biết làm thơ là hoàn toàn có thực.
Không những thế, bé làm rất hay, mỗi đoạn, mỗi câu hay từ ngữ đều được vận dụng với những ẩn ý sâu xa như một người làm thơ chuyện nghiệp. Để chứng minh lời mình vừa nói, bà Xuân vào nhà lấy một xấp giấy nhỏ đóng thành tập, chữ đánh máy mang tên “Những bài thơ của Búp bê Thùy Trang viết tặng đồng đạo”.
Bà Hai Xuân kể: “Tôi còn nhớ rất rõ, bài thơ đầu tiên Thùy Trang làm khi bé hơn 3 tuổi. Lần đó, tôi dẫn bé đi chơi trong xóm thì tình cờ gặp cảnh đứa con quấy khóc, khiến người mẹ phiền lòng. Nhìn thấy cảnh đó, Thùy Trang bất ngờ đọc liền hai câu thơ: “Vui làm tuổi thọ càng tăng/ Buồn làm tuổi thọ ngày càng giảm đi”. Nghe xong, tôi như thể không tin nổi vào tai mình. Tôi quay sang ghé tai hỏi lại, bé bảo đó là thơ nội dung nói về chuyện người con làm mẹ phiền lòng, với dụng ý là khuyên răn con cái sống có hiếu với cha mẹ, không được làm những bậc sinh thành phải buồn. Tôi vội nhớ lại rồi về nhà lấy giấy bút ghi lại và từ đó mới biết bé có khả năng làm thơ”.
Đề tài thơ của Thùy Trang rất bình dị, đó là những gì trực quan mà bé nghe thấy, nhìn thấy thường ngày khi đi dạo trong thôn ấp cùng bà ngoại nuôi. Thơ của bé chỉ dành cho người thân trong gia đình, họ hàng và phật tử ở các chùa mà em đã tiếp xúc, nội dung rất trong sáng, ngộ nghĩnh.
Tập thơ của “thi sĩ” nhí Thùy Trang.
Nói về khả năng thơ của mình, Thùy Trang cho biết, việc bản thân biết làm thơ khi mới hơn 3 tuổi là hoàn toàn tự nhiên, không hề học hỏi ai. Bà Hai Xuân cũng chia sẻ hầu hết những bài thơ của Thùy Trang ra đời trong những hoàn cảnh “tức cảnh sinh tình”. Có nghĩa gặp sự vật, hiện tượng gì, thì bé làm thơ chứ không phải ngồi một mình trong nhà để sáng tạo ra.
“Cháu làm thơ hoàn toàn tự nhiên, từ xúc cảm chứ không phải sự chiêm nghiệm bằng vốn sống. Lúc đó, cháu cũng không có khái niệm về thơ, cũng đâu hiểu thơ ca là gì, không được đi đâu xa để gặp gỡ giao lưu ngoài việc bà ngoại hàng ngày bồng bế quanh xóm. Với lại, cháu chưa từng biết chữ”, Thùy Trang cười nói. Những bài thơ của “thi sĩ” 4 tuổi Nguyễn Thị Thùy Trang đều có phối âm và gieo vần điệu rất tự nhiên. Có khi, những bài thơ của Trang nhắc nhở con người xa lánh cái sai ở đời, buông bỏ tham, sân, si, lúc lại khuyên ai đó sống phải tốt đời đẹp đạo, có ích cho xã hội.
Video đang HOT
Không được đến trường, nhưng bé Thùy Trang đã mày mò học hỏi rất nhiều để tự trang bị kiến thức cho mình. Những gì đã học qua một lần, cô bé nhớ như “găm” vào đầu và thực hành rất thành thạo. Trong câu chuyện, Thùy Trang luôn thể hiện lối nói chuyện rất… “cụ non”, hiểu rộng, tư duy logic, mạch lạc nhưng rất khiêm nhường lễ phép.
“Nhiều người bảo cháu là thần đồng nhưng cháu không nhận. Thần đồng là những người giỏi, trong khi cháu là người rất bình thường chỉ biết và hiểu một số vấn đề giới hạn mà thôi. Ước mơ của cháu là được học cao hơn nữa để mai này dùng khả năng của mình làm những việc có ích cho xã hội”, bé Thùy Trang nói.
Theo như bà Hai Xuân kể, từ khi phát hiện ra Thùy Trang có khả năng làm thơ, đi đâu bà cũng dắt một chiếc bút và cuốn sổ nhỏ để ghi lại. “Tôi thì không biết gì về thơ phú để mà thêm thắt chỉnh sửa. Khi tôi mang cho những người khác đọc, ai cũng thán phục nhận xét rằng cách dùng từ và phối âm của bé trong thơ rất vô tư tự nhiên mà vẫn đạt độ chuyên nghiệp, hàm chứa nhiều ý nghĩa”.
Thông thường, một người làm thơ, ngoài năng khiếu thiên bẩm, còn phải có vốn sống phong phú, đọc nhiều hiểu rộng. Nhưng với cô bé tật nguyền chưa đầy 4 tuổi, thì những “điều kiện” trên gần như không thể thực hiện. Bởi sự đặc biệt như vậy, mà chuyện Thùy Trang sáng tác cả trăm bài thơ khi mới tập tọe nói cười càng nức tiếng vang xa. Nhiều người nghe chuyện không tin, đến tận nơi tìm hiểu, ra đề tài, cô bé thần đồng đều “ứng khẩu” ngay được.
Bà Hai Xuân kể rằng, một hôm có người đàn ông tướng đạo rất đẹp đi ngang nhà, thấy vậy Thùy Trang ngẫu hứng làm 2 câu thơ: “Đẹp tâm, đẹp nết, đẹp người/ Đẹp trong duyên dáng cho người soi gương”. Người đàn ông này vô cùng ngạc nhiên, khi hỏi lại thì Thùy Trang phân tích bảo rằng, ý nói về người tu phải đẹp từ tâm đến hình thức thì mới viên mãn.
Một nét chung của tiếng thơ “thần đồng” Thùy Trang là cách dùng ngôn từ Phật giáo với những khái niệm rất uyên thâm, có những từ khi nói đến thì giới tu hành mới hiểu. Có những bài bé làm chỉ 2 câu, có bài làm đến hàng chục câu liền mạch, tất cả đều khởi phát từ cảm nhận tự nhiên. Ở bất cứ đâu, thấy cái gì, Thùy Trang cũng có thể “xuất khẩu thành thơ”, không những làm nhiều mà làm rất hay, khiến người lớn phải thán phục.
Thế nhưng, một điều mà ngay chính bé Thùy Trang không giải thích được là khả năng thơ phú của mình “tạm ngưng” cũng khó hiểu như lúc bắt đầu. Sau khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn một năm (từ 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi), bé không làm thơ nữa cho đến bây giờ. Bà Hai Xuân là người chăm chút từng ngày, theo dõi sự phát triển của bé cũng không khỏi bất ngờ: “Cả năm bé làm thơ liên tục, ngày nào bế bồng Thùy Trang ra xóm chơi, tối về chắc chắn sẽ có bài thơ. Thế nhưng khi Trang lên 4 tuổi rưỡi thì đột nhiên ngừng hẳn, không làm bài thơ nào nữa. Tôi cũng thử bồng Trang đến những chỗ mà ngày trước từng nảy sinh tứ thơ, nhưng bé tuyệt đối không làm”.
Từ chuyện thông hiểu Phật pháp đến khả năng thơ phú kỳ lạ, Thùy Trang được xem như một “thần đồng” và hiện tượng lạ ở miền Tây, người người mến mộ. Cô bé bảo: “Có lẽ một ngày nào đó, em sẽ làm thơ trở lại. Hy vọng là như thế”.
Theo Giadinhxahoi
Xót xa bé 3 tuổi trơ xương qua đời, bị bố mẹ bỏ lại bệnh viện
Cháu Dũng, 3 tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời tại Bệnh viện Nhi trung ương. Điều đau lòng hơn là bố mẹ cháu đã bỏ lại thi thể đứa con và "biến mất" cùng toàn bộ số tiền của các nhà hảo tâm.
Cháu Hứa Văn Dũng, 3 tuôi, trú tại đội 8, thôn Nà Bó, xã Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời vào ngày 1.4.2013 tại Bệnh viện Nhi trung ương (T.Ư). Điều đau lòng hơn là bố mẹ cháu đã bỏ lại thi thể đứa con tội nghiệp của mình và "biến mất" cùng toàn bộ số tiền của các nhà hảo tâm gửi tới giúp đỡ bé.
Tiền đi, con bỏ lại
Bác sĩ Mai Lan, trưởng khoa nhi - Viện Huyết học và truyền máu T.Ư - cho biết: "Trong ngày 18.3, khoa chúng tôi có tiếp nhận điều trị cho cháu Hứa Văn Dũng, 3 tuổi, quê ở Tuyên Quang. Khi kiểm tra sức khỏe cháu Dũng nặng chưa đầy 6kg. Chỉ có mẹ cháu bé xách ba lô nhập viện cho cháu nhưng trong tình trạng không có tiền.
Sau 4 ngày nằm điều trị tại đây, đến ngày 21.3, chúng tôi đã chuyển cháu qua Bệnh viện Nhi T.Ư để tiếp tục điều trị cho đúng với chuyên khoa".
Cháu Dũng lúc mới nhập Viện Huyết học và truyền máu T.Ư.
Theo bác sĩ Mai Lan, hình ảnh cháu Dũng khi nhập viện là một cậu bé chỉ còn da bọc xương, từng mảng sườn nổi lên như muốn đâm ra ngoài.
Chị Ma Thị Nhích, mẹ cháu bé cho biết, khi sinh ra bé nặng 2,7kg. 6 tháng đầu bú sữa mẹ, chị thấy con phát triển bình thường, cân nặng tăng đến 8kg. Nhưng cũng từ thời điểm đó, bé bỏ bú, không ăn, chỉ uống nước, nhiều khi uống nước vào lại nôn. Cơ thể bé cứ yếu dần, gầy tóp đi, da xanh xao. Nhà xa bệnh viện tỉnh đến vài chục cây số, quyết tâm mãi chị mới đưa con lên bệnh viện khám.
"Cũng chẳng biết bác sĩ nói con bị bệnh gì, chỉ biết con phải nhập viện truyền máu", chị Nhích nói.
Những ngày trong viện, bé Dũng chỉ thoi thóp thở và liên tục đưa đôi tay gầy lên ra hiệu đòi được bón sữa. Mấy người cùng phòng với mẹ con bé Dũng kể: "Khổ thân cu Dũng, sinh ra thì chả có mà ăn, giờ có hộp sữa thì đòi ăn suốt ngày mà ăn được chút nào lại trào hết ra chút đó. Nhìn cảnh bé thèm ăn, nôn ra lại tự lấy khăn chùi miệng khiến cho mọi người không cầm được nước mắt vì thương cảm".
Chị Ma Thị Nhích bên cháu Dũng khi cháu còn sống.
Rạng sáng ngày 1.4.2013, bé Dũng đã vĩnh viễn rời bỏ cuộc đời trong nỗi xót xa đến tột cùng của các y, bác sĩ và những người luôn quan tâm đến bé. Theo kết luận của Bệnh viện Nhi T.Ư trong giấy báo tử, cháu Hứa Văn Dũng tử vong do bệnh suy hô hấp, viêm phổi, suy kiệt, AIDS.
Ngay sau khi bé Dũng qua đời, các y bác sĩ bệnh viện cho hay, người thân của bé đã "biến mất" luôn cùng toàn bộ số tiền từ thiện. Sau 3 ngày lạnh lẽo, cô độc trong nhà xác bệnh viện, bé được chuyển tới đài hóa thân Hoàn Vũ để hỏa táng y tế theo quy định. Bé ra đi mà không có một bóng người thân bên cạnh.
Trao đổi với phóng viên, thạc sĩ Dương Minh Thu, trưởng phòng công tác xã hội - Bệnh viện Nhi T.Ư, không khỏi xót xa cho hoàn cảnh của cháu Dũng: "Bố mẹ cháu nỡ lòng nào đối xử với con như vậy. Nghĩa tử là nghĩa tận. Khi cháu mất, nhiều nhà hảo tâm và đại diện bệnh viện đã thu xếp việc của cháu và xuống tận nơi thắp cho cháu nén nhang".
Giọt nước mắt muộn màng của người cha.
Sáng 3.4, tại đài hóa thân Hoàn Vũ, nghĩa trang Văn Điển, cơ thể chỉ còn da bọc xương của bé Dũng đã được đưa vào lò hỏa táng. Sau khi lo hậu sự cho cháu xong, ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi T.Ư tiếp tục liên lạc với gia đình cháu Dũng để lên đưa hài cốt của cháu về an táng.
Phó giám đốc bệnh viện, ông Trần Minh Điển, đau xót: "Bệnh viện đã nhiều lần gọi điện cho mẹ cháu bé để gia đình lên đưa cháu về quê an táng nhưng đã 3 ngày trôi qua, cũng không thấy họ đâu cả".
Giọt nước mắt muộn màng
Trưa ngày 5.4 - ông Nguyễn Quốc Cường, phó phụ trách Đài hóa thân Hoàn Vũ - cho biết: "Sáng nay, người nhà của cháu Hứa Văn Dũng đã lên làm thủ tục đưa hài cốt của cháu về quê an táng".
Theo ông Cường, khi đến làm thủ tục nhận hài cốt của cháu bé chỉ có cha cháu là Hứa Văn Dụng và một người đàn ông khác đi cùng. Ban lãnh đạo nghĩa trang cũng đã tạo điều kiện hết mức để người nhà nhanh chóng đưa hài cốt của cháu về quê hương.
Đến nhận tro cốt con, anh Dụng nước mắt lưng tròng nhận bình tro từ tay nhân viên nhà hỏa táng. Liệu có phải người bố này đã nhận ra sự nhẫn tâm của mình khi bỏ mặc thi thể con tại bệnh viện. Ghì chặt bình tro cốt trước ngực, anh Dụng bấm điện thoại gọi về nhà thông báo đã nhận được tro cốt của con. Mẹ cháu không đi được vì đang ốm ở nhà. Anh Dụng cho biết, hiện vợ anh đang mang thai được 6 tháng.
Gói tro cốt của con trai để mang về quê.
Chiếc túi du lịch mang từ quê xuống, bên trong chứa mấy gói bánh để làm lễ thắp hương cho cháu Dũng ở nhà tang lễ. Chiếc bàn thờ sơ sài được lập vội. Người bố trầm ngâm thắp nén nhang trước bàn thờ con và òa khóc. Anh Dụng cho biết đêm nay về đến nhà sẽ tổ chức an táng cho cháu luôn.
Khi PV đặt câu hỏi, sao gia đình lại lặng lẽ bỏ về để cháu nằm lạnh lẽo một mình ở bệnh viện đến tận hôm nay, thì anh Dụng phân trần: "Vì gia đình muốn về quê lo việc ở nhà rồi sẽ xuống đón cháu về mai táng nên đến hôm nay mới có điều kiện xuống để nhận tro cốt của cháu".
Theo anh Dụng, hiện gia đình anh không còn nhà để ở, phải ở nhờ nhà bà thím. Nhà anh đã bán từ tháng 6 năm ngoái để có tiền đưa cháu Dũng đi điều trị. Hoàn cảnh khó khăn là một trong những lý do mà anh Dụng đưa ra để bào chữa cho việc bỏ rơi con tại bệnh viện của mình. Nhưng không hiểu sự khó khăn ấy nên được hiểu theo nghĩa nào.
Bởi theo thống kê chưa đầy đủ của bệnh viện thì số tiền ủng hộ cho bé Dũng đã hơn 80 triệu đồng. Nếu tính con số thực tế mà nhiều nhà hảo tâm trao tận tay mẹ bé Dũng, con số đó có thể còn lớn hơn rất nhiều. Khoản tiền của bao tấm lòng hảo tâm ấy, cha mẹ bé để ở đâu mà bỏ mặc thi thể con trai lại bệnh viện.
Thật xót xa tột cùng cho thân phận bé Dũng. Sinh ra đã bệnh tật, 3 năm sống trên cõi đời là ngần ấy năm chống chọi lại những đau đớn khôn cùng. Khi trở về cát bụi cũng bị gia đình bỏ rơi nơi nhà xác. Phải đến 5 ngày sau, người cha của bé mới có mặt để đón con về. Và cũng chỉ có anh Dụng và một người hàng xóm đi cùng chứ tuyệt nhiên không thấy bóng dáng bất kỳ người thân nào nữa.
Chỉ có chiếc túi du lịch đựng vội bình tro trong chuyến xe đêm vội vã. Nhưng dẫu sao, những người làm cha làm mẹ, cuối cùng cũng đã quay trở lại để mang con mình về với quê hương, cho cậu bé bất hạnh được hưởng niềm an ủi cuối cùng khi được yên nghỉ gần gia đình, làng xóm.
Theo vietbao
Bị bạo hành, người mẹ giết con 3 tuổi Cuộc hôn nhân bị lâm vào bế tắc vì người chồng thường xuyên say xỉn và ngoại tình, Linh giết cô con gái 3 tuổi rồi tự tử. Bị đưa ra xét xử về hành vi giết con gái, Nguyễn Thị Mỹ Linh (39 tuổi) nước mắt ngắn dài ân hận. Trước tòa, chị khai, kết hôn với anh Trí năm 2001 và...