4 thói quen xấu gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng
Ngoài chứng biếng ăn thì tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng cũng khiến cha mẹ cảm thấy “đau đầu”. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ mùa hè thường do những thói quen mà phụ huynh ít ngờ tới.
Bước vào mùa nắng nóng, tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy tăng lên đột biến. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng được giải thích là do sự thay đổi thời tiết nóng – mưa thất thường tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển và tấn công trẻ nhỏ.
Khi xâm nhập vào đường ruột, các vi khuẩn này tiết ra những độc tố gây hại và làm mất đi tình trạng cân bằng trong đường ruột và biểu hiện ra ngoài là bệnh tiêu chảy.
Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nóng không hề khó. Cha mẹ cần lưu ý một số thói quen khiến vi khuẩn thuận lợi xâm nhập vào đường ruột của trẻ dưới đây:
1. Uống nước đá
Vào mùa hè, không chỉ người lớn và trẻ em cũng có nhu cầu uống nước mát nhiều hơn do trẻ hoạt động chạy nhảy nhiều, gây toát mồ hôi.
Uống nước đá là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nóng hàng đầu (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên việc trẻ uống nước đá nhiều vào mùa hè chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ. Các nhà khoa học cho biết, chính việc nước đá có nhiệt độ lạnh khi đi vào đường ruột còn chưa phát triển hết của trẻ làm tăng nguy cơ bị suy giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn ruột của dạ dày.
Từ đó khiến trẻ bị đau bụng và gây ra tiêu chảy cấp. Ngoài ra, nếu trẻ sử dụng đá không được làm từ nguồn nước sạch cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
2. Lạm dụng kháng sinh gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng
Cha mẹ Việt thường có thói quen tự cho trẻ uống thuốc khi bị các bệnh vặt như ho, sổ mũi,… chính những thói quen trong thời gian này khiến lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ bị “tiêu diệt” bớt gây ra rối loạn, trong đó có tiêu chảy.
Lạm dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ khuẩn đường ruột (Ảnh: Internet)
Hay nói cách khác, việc cho trẻ sử dụng kháng sinh không được chỉ định trong thời gian dài dẫn tới hoạt chất của kháng sinh tác động tới lợi khuẩn của đường ruột gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Từ đó gây ra mất cân bằng giữa lợi khuẩn – hại khuẩn.
Hơn nữa một số chủng hại khuẩn lại có khả năng kháng kháng sinh cao hơn lợi khuẩn nên được đà mất cân bằng chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, vệ sinh đường ruột lại tiếp tục bị mất cân bằng. Chính những hại khuẩn này sẽ tiết ra độc tố khiến ruột bị kích thích hay còn gọi là chứng tiêu chảy do kháng sinh.
3. Thói quen ăn vặt linh tinh
Thói quen ăn vặt, ăn nhiều chủng loại đồ ăn khác nhau khiến cho hệ ruột chưa hoàn thiện của trẻ không kịp đáp ứng với nguồn thức ăn mới và nhiều. Ngoài ra đồ ăn vặt cũng có nhiều dầu mỡ, sử dụng màu thực phẩm,… hoặc chế biến không hợp vệ sinh gây ra rối loạn hệ vi sinh của đường ruột, đặc biệt là khi vào hè.
Cần hạn chế cho trẻ ăn vặt linh tinh trong mùa hè (Ảnh: Internet)
Ăn vặt linh tinh là một trong những thói quen gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng mà cha mẹ cần lưu ý.
4. Ăn thức ăn không được bảo quản đúng cách
Trong nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì bảo quản đồ ăn đúng cách, tránh bị ôi thiu trong mùa nóng là rất quan trọng. Chính vì thời tiết nắng nóng, nếu không được bảo quản đúng cách có thể khiến các vi khuẩn sinh sôi nhanh và gây bệnh cho trẻ nếu như ăn phải.
Điều này cũng đúng với đồ ăn không được hâm nóng lại khi ăn. Khi bị mất cân bằng đường ruột do vi khuẩn tấn công, trẻ sẽ bị tiêu chảy, mất nước và mất điện giải.
Đặc biệt, nếu như không được chữa trị kịp thời thì sự phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như suy din dưỡng hay bị suy giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới bị trụy tim mạch hay gia tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, lờ đờ,…
Lưu ý khác:
Với trẻ bị tiêu chảy cha mẹ có thể bổ sung thêm một số lợi khuẩn ở dạng bào từ cho trẻ như Bacillus clasii nếu như trẻ bị tiêu chảy đi từ 3 lần trở lên trong một ngày và phân loãng, nhiều nước.
Lợi khuẩn Bacillus clausii có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những hại khuẩn và giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của trẻ nên có thể giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, để an toàn, cha mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng khi bị tiêu chảy mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý về loạn khuẩn đường ruột ở trẻ mùa nắng nóng
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng tỷ lệ hại khuẩn và lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột do hại khuẩn sinh sôi nhiều hơn bình thường, chiếm chỗ ở và thức ăn của lợi khuẩn, đồng thời tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể.
Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ với các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và cả tiêu chảy.
Đặc biệt trong mùa nắng nóng kèm mưa thất thường, ba mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm hơn đến việc phòng ngừa và điều trị các bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ. Do đây là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nguồn thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, biểu hiện phổ biến là tiêu chảy.
Các cách phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Kiểm soát kỹ nguồn nước và thức ăn trẻ nạp vào cơ thể
Thời tiết nắng nóng dễ khiến cho thực phẩm ôi thiu, sinh ra hại khuẩn. Đây cũng là thời điểm trẻ thường tiêu thụ nhiều nước đá, nước ngọt giải khát không hợp vệ sinh, chứa nguồn vi khuẩn gây hại tiềm tàng. Để bảo vệ hệ vi sinh đường ruột của trẻ, ba mẹ cần kiểm soát kỹ nguồn thức ăn, nước uống, cho trẻ ăn chín uống sôi và luôn vệ sinh tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic
Một vài loại chất xơ trong thực phẩm là prebiotic - nguồn thức ăn cho probiotic (vi sinh vật sống có lợi trong đường ruột của trẻ). Nhờ prebiotic mà lợi khuẩn có điều kiện phát triển ổn định, không bị hại khuẩn lấn át gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Một số loại thực phẩm giàu prebiotic mẹ có thể bổ sung cho trẻ là các loại rau xanh, cà chua, măng tây, các loại trái cây như chuối táo, táo, loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi...), ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Hạn chế kháng sinh trong trường hợp không cần thiết.
Kháng sinh được nạp vào cơ thể trẻ giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh có thể vô tình tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột biểu hiện qua tiêu chảy. Nếu trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh, phụ huynh có thể cho trẻ uống kèm đồng thời men vi sinh trước hoặc sau 2 tiếng khi uống kháng sinh cũng như tiếp tục uống đến sau khi ngừng kháng sinh 2 tuần để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
Điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ hiệu quả, an toàn
Tình trạng tiêu chảy kéo dài mà không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển toàn diện ở trẻ vì tiêu chảy gây mất nước, điện giải có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, cảm xúc kém, hệ miễn dịch suy giảm (do 70% hệ miễn dịch của toàn cơ thể nằm trong đường ruột1) ...
Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước và điện giải cho cơ thể, bổ sung kẽm, sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng, dễ hấp thu. Bên cạnh đó, việc bổ sung probiotic hay còn gọi là men vi sinh là biện pháp hỗ trợ được khuyến khích trong phác đồ điều trị cho trẻ hiện nay.
Phụ huynh cần chú ý chọn các loại men vi sinh từ các nhà sản xuất uy tín, có nghiên cứu, bằng chứng lâm sàng rõ ràng chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ mà vẫn dịu nhẹ, an toàn cho trẻ. Hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn khác nhau như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... Trong đó, Bacilus clausii được đánh giá cao vì có khả năng tạo dạng bào tử bền vững sống sót cao qua dịch vị axit dạ dày và hàng rào ruột để phát huy tác dụng cạnh tranh với hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột.
Những bệnh trẻ có thể mắc do nắng nóng và lời khuyên của chuyên gia nhi khoa Trong những ngày hè, trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, hô hấp, ngộ độc thực phẩm,... Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh cho trẻ Hiện đang là mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 32-37 độ C, có thời điểm lên đến 39-40...