4 thói quen tiền bạc nhỏ nhặt nhưng cực nhạy cảm, nhiều người vẫn cứ vô tư mắc phải để rồi mất hết bạn bè lúc nào không hay
Tuyệt đối đừng tuỳ tiện, tình bạn quý lắm, chẳng đáng vì chút vô ý vô tứ về tiền nong mà làm tan vỡ đâu.
Ai cũng biết tiền bạc nhạy cảm nhưng trong nhiều tình huống chúng ta vẫn khiến người khác cảm thấy khó chịu chỉ vì vụng về xử lý các vấn đề liên quan đến tiền một cách thiếu tế nhị. Sau đây chính là 5 nguyên tắc xoay quanh chuyện tiền nong rất dễ gây mất lòng nếu không nắm rõ:
Chia hóa đơn theo đầu người
Cuối năm là dịp các hội bạn bè, đồng nghiệp hay tụ hội ăn uống cùng nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu đến lúc tính tiền, người cầm bill quyết định chia đều cho cả bọn theo đầu người. Đừng nghĩ việc này là bình thường bởi trong bữa tiệc, không phải ai cũng gọi các món giống nhau có giá tiền như nhau.
Việc chia đều sẽ gây khó chịu cho những người vốn đang có mong muốn tiết kiệm (vì họ đã cố tình gọi các món giá rẻ trước đó) hoặc những cá nhân đang gặp vấn đề về tài chính. Không cẩn trọng những lúc như này, tình bạn, tình đồng nghiệp khó mà bền lâu.
Than phiền với người khác về túi tiền của mình
Lúc rảnh rỗi buồn chán, không ít người trong chúng ta thường mang chuyện tiền nong ra than vãn với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Chuyện này thoạt nghe cũng bình thường nhưng khi việc than thở nằm ở các con số “to to” thì sẽ thành bất thường và có chút “kém sang”.
Ví dụ như bạn than thở vào hôm Black Friday, cái túi bạn thích giảm giá chỉ còn chục triệu đồng mà vẫn không đủ tiền mua hoặc cuối năm dự định mua nhà nhưng dịch giã làm ảnh hưởng đành dời kế hoạch đến sang năm.
Vâng, lúc đấy, nếu trong hội nhóm bạn kể đang có người phải vật lộn với tình hình tài chính tối tăm, mua bộ quần áo cho năm mới còn phải dè xẻn thì liệu rằng, có phải bạn vô tình khiến người ấy chạnh lòng và có chút “tủi thân” hay không?
Tự ý “ chuyển tiền” cho người khác
Khi mối quan hệ đúng khắng khít thân tình, chúng ta sẽ không ngại giúp đỡ bạn bè những lúc họ gặp khó khăn. Thậm chí việc “tiền trảm hậu tấu” như chuyển cho người đó một số tiền rồi mới thông báo “à ừ biết cậu đang gặp chuyện không may, tớ gửi cho một ít khi nào có thì trả cũng được”. Hành động hào sảng đầy nhân văn, tuy nhiên bạn có bao giờ thử đứng ở cương vị người nhận hay chưa?
Video đang HOT
Nếu họ là người mang tâm lý dễ tự ái, lòng tự trọng cao, không bao giờ nhờ vả bạn bè thì việc bạn làm, chính là cách nhanh nhất làm họ thêm tổn thương, thậm chí là ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của cả hai đấy.
Tốt nhất vẫn là nên tìm cách giúp đỡ họ về mặt tinh thần, vấn đề vật chất hãy đề cập xem như thế nào rồi mới tính sau. Tuyệt đối đừng tùy tiện, tình bạn quý lắm, chẳng đáng vì chút tiền mà làm tan vỡ đâu.
Mượn tiền lẻ và xem nhẹ việc trả lại
Ai trong chúng ta cũng đôi lần mượn tiền lẻ của bạn bè, đồng nghiệp trong lúc cấp bách để trả tiền xe, trả tiền xe ôm hoặc chi trả cho hóa đơn nào đó khi bạn đang không có 5 – 10 nghìn. Tuy nhiên, sau đó, phần đông đều quên đi việc này, nếu có nhớ thì cũng không trả vì nghĩ rằng, bạn bè đồng nghiệp với nhau, có mấy đồng bạc chả lẽ đối phương so đo với mình.
Thật ra, chữ tín luôn là một phần quan trọng trong việc duy trì mọi mối quan hệ. Biết là tiền lẻ nhưng bạn mượn dăm ba lần không trả thì người dễ tính nhất cũng sẽ sinh ra chán ghét. Chưa kể tiền lẻ mà bạn còn xem nhẹ việc trả lại thì lúc thật sự có việc cần con số lớn hơn, ai dám cho bạn mượn, phải không?
10 thói quen tiền bạc thô lỗ cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt
Đừng thường xuyên "quên" ví của mình hoặc phạm phải những thói quen tiền bạc thô lỗ không kém dưới đây.
Phán xét tình hình tài chính của người khác
Mỗi người đều có mối quan hệ độc lập và duy nhất với tiền bạc của họ. Theo Bonnie Tsai, chuyên gia về phép xã giao, người sáng lập và giám đốc của Beyond Etiquette, mối quan hệ này ảnh hưởng đến cách mọi người ưu tiên chi tiêu tiền. Một giao dịch mua có thể là cần thiết, quan trọng với bạn nhưng với người khác không phải điều cần ưu tiên.
"Đừng bao giờ cho rằng mọi người phải có thói quen chi tiêu giống bạn, ngay cả khi lối sống của các bạn có giống nhau đến đâu", Tsai nói.
Đánh giá người khác dựa trên cách họ tiêu tiền
Đồng thời, mọi người có quyết định cách họ sử dụng số tiền mình khó khăn kiếm được. "Nếu bạn của bạn mỗi tuần đều đi mát-xa và bạn thấy điều đó thật xa xỉ, hãy giữ những suy nghĩ đó cho riêng bạn thay vì nói ra bởi đó là tiền của họ và họ có quyền tự quyết định," Tsai nói.
Tự động chia tiền
Trong trường hợp mọi người cùng gọi những thứ giống nhau hoặc có giá tương tự nhau, bạn có thể chia đều hóa đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp các bạn có sự khác biệt lớn về thứ mình đã dùng, điều này là không ổn. Sẽ không công bằng khi bắt ai đó chia đôi tiền ăn với bạn trong khi chỉ có bạn gọi rượu.
Nếu bạn muốn chia hoá đơn, bạn có thể nói với người phục vụ để họ giúp tính tiền theo phần ăn mỗi người gọi. Bạn cũng nên thoả thuận trước về cách xử lý hóa đơn để tránh xảy ra bất kỳ tình huống căng thẳng hoặc khó xử nào vào cuối bữa ăn.
Yêu cầu một người bạn giảm giá dịch vụ
Nếu bạn có bạn là nhiếp ảnh gia, chuyên viên trang điểm tài năng, hãy ưu tiên sử dụng dịch vụ của họ. Tuy nhiên, đừng khiến tình bạn trở nên căng thẳng bởi những lời yêu cầu họ chiết khấu, giảm giá dịch vụ.
"Điều này không chỉ mang nghĩa rằng bạn đánh giá chuyên môn của họ kém hơn những người khác cùng nghề mà còn cho thấy bạn không tôn trọng tầm quan trọng của tình bạn", Tsai chia sẻ.
Nếu bạn của bạn chủ động đề nghị giảm giá cho bạn, hãy nhận điều đó và bày tỏ lòng biết ơn.
Hỏi cái gì đó giá bao nhiêu
Đừng để sự tò mò của bạn làm ảnh hưởng đến bạn. Hỏi ai đó giá của giày, xe hơi hay chiếc túi họ đeo là một trong những thói quen tiền bạc thô lỗ nhất và như một cuộc xâm phạm quyền riêng tư vậy.
"Hãy nhớ rằng họ không có nghĩa vụ phải chia sẻ với bạn về số tiền họ đã chi cho đồ đạc của họ và ngược lại," Tsai nói.
Nếu bạn vẫn rất tò mò về giá của sản phẩm đó, hãy tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
Phàn nàn về tiền bạc
Bạn có thể chia sẻ, trò chuyện với bạn bè và gia đình về chủ đề tiền bạc. Tuy nhiên cần thận trọng và khéo léo bởi luôn có người kiếm được nhiều hơn hoặc ít hơn bạn.
Bạn không bao giờ biết người đối diện mình đang ở trong tình hình tài chính thế nào. Việc trút bầu tâm sự về các vấn đề tiền bạc của bạn có thể khiến họ cảm thấy tệ hơn, đặc biệt nếu họ kiếm được ít hơn bạn.
Tiền bạc không phải là một chủ đề cấm kỵ để chia sẻ nhưng bạn cần thừa nhận rằng không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với cuộc trò chuyện đó. Thay vì phàn nàn, hãy biết ơn những gì mình đang có.
Tặng quà đắt hoặc rẻ không cân xứng
Việc chi tiêu cho những kỳ nghỉ không nên là điều khiến chúng ta phải căng thẳng. Chúng ta đều muốn chọn được món quà phù hợp với túi tiền của mình, khiến người nhận thích thú. Tuy nhiên sẽ đều là không nên khi bạn tặng món quà quá đắt hoặc quá rẻ, không cân xứng.
Khoe khoang tiền bạc
Việc khoe khoang tiền bạc, cố cho mọi người nhìn thấy trong ví bạn có nhiều tiền thế nào không chỉ thể hiện bạn là con người thích khoe mẽ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân bạn. Sự khiêm tốn là điều tốt nhất khi nói về tiền bạc. Hãy tận hưởng những gì bạn có, nhưng đừng cố làm cho người khác cảm thấy tệ bằng cách phô trương.
Vay tiền mà không có kế hoạch trả lại
Một trong những thói quen tiền bạc thô lỗ nhất chính là vay tiền từ bạn bè hoặc người thân mà không trả lại. Theo Kimberly Palmer, chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet, điều đó thực sự tệ ngay cả với những khoản tiền nhỏ.
Cô nói: "Thói quen này có thể phá hủy các mối quan hệ. Mọi người thường ngại chủ động đòi tiền nên họ thường không đưa ra yêu cầu trả lại tiền một cách rõ ràng."
Nếu bạn là người đi vay, hãy nhanh chóng hoàn trả lại khoản tiền đó cho người vay dù là bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Nếu bạn là người cho vay, đừng ngại nhắc nhở người vay về số tiền họ chưa trả lại bạn.
Theo Palmer, phần lớn sự bối rối về tiền bạc là điều dẫn đến hành vi tiền bạc thô lỗ này. Việc cảm thấy thoải mái hơn khi nói về chủ đề này sẽ giúp bạn tránh mắc phải hoặc trở thành nạn nhân của thói quen này. Hãy lên ngân sách để chủ động hơn với tiền của mình, tránh tốt nhất có thể các khoản vay nợ.
"Bỏ quên" ví của bạn ở nhà
Thi thoảng để quên ví ở nhà là một chuyện, thường xuyên như vậy lại là một câu chuyện khác. Nếu bạn hãy lơ đễnh và nhận ra mình nhiều khi rời khỏi nhà mà không mang ví, hãy cất một chút tiền, thẻ tín dụng và giấy tờ tùy thân của bạn trong ốp điện thoại. Bạn sẽ luôn sẵn sàng cho những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên và không mắc phải thói quen tiền bạc thô lỗ này.
25 điều cần biết về tiền bạc trước khi bước sang tuổi 25: "Con nợ" của thẻ tín dụng giật mình thon thót từ điều đầu tiên! Mỗi người có quan điểm khác nhau với tiền bạc nhưng có những điều mà ai cũng nên biết càng sớm càng tốt. Cuộc đời mỗi người luôn có những cột mốc đáng nhớ. 18 tuổi, bạn chính thức được xem là người trưởng thành, 30 tuổi bắt đầu có gia đình đuề huề và sự nghiệp dần đi vào quỹ đạo thì...