4 thói quen ai cũng mắc khiến xe số nhanh xuống cấp
Xe số tự động tưởng dễ lái nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe bị xuống cấp nhanh chóng.
Nhiều người cho rằng, lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn, mà không biết rằng những thói quen đơn giản có thể khiến xe số tự động xuống cấp nhanh chóng. Cùng xem qua 4 thói quen nhiều người mắc phải khi lái xe số tự động dưới đây.
Không bảo dưỡng hộp số
So với kiểu xe số sàn, phần hộp số của xe ôtô số tự động rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu kỹ cơ chế hoạt động và bảo dưỡng để đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho xe.
Nếu bạn không chú ý mang xe đi bảo dưỡng định kỳ, xe dễ bị một số vấn đề, như không thể vào số, có mùi lạ, hộp số có tiếng ồn, trượt số, rò rỉ chất lỏng truyền dẫn.
Cần bảo dưỡng định kỳ cho hộp số để nâng cao tuổi thọ cho xe số tự động. Ảnh: Honda Việt Nam
Xuống dốc ở số 0
Nhiều người lái xe thường nghĩ rằng khi xuống dốc nên chuyển về số N (hay còn gọi là số 0) để tiết kiệm xăng hơn. Ai cũng cho rằng xe sẽ theo đà của dốc để tiếp tục lăn bánh và việc chuyển xe về số N sẽ giúp hộp số được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sự thật đây chỉ là lý thuyết.
Khi chuyển xe về số N để xuống dốc, hộp số không được cung cấp thêm dầu bôi trơn nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động khiến hộp số và hệ thống phanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn nữa, khi xe đi hết đoạn dốc, người lái lại chuyển xe về vị trí D trong lúc xe vẫn đang lăn bánh. Sự chuyển giao đột ngột này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho bộ phận hộp số.
Chuyển số P khi xe còn di chuyển
Trong một số trường hợp khi đường đi không thuận lợi, người lái xe hay có xu hướng đạp phanh rồi chuyển xe về số P và khóa nhanh tay. Khi bỏ việc phanh chân, xe sẽ chuyển động hơi mạnh và bị dằn xuống, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hộp số.
Bạn có thể cải thiện thói quen này bằng cách chuyển số N trước đó rồi phanh tay, đến khi xe dừng hẳn, đứng yên lại mới chuyển về số P.
Video đang HOT
Khi xe dừng hẳn bạn hãy chuyển về số P để tăng độ bền cho hộp số. Ảnh: Huyndai Việt Nam
Chuyển số khi xe đang lăn bánh
Khi mới lái xe số tự động hoặc chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động, không ít người lái thường xuyên chuyển về số N để cho xe chạy theo quán tính và rà phanh trước khi dừng đèn đỏ.
Cá biệt có một số trường hợp khi xe đang chạy trên đường cao tốc, người lái cũng có thói quen chuyển về số N ở tốc độ cao, cho xe chạy theo quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy nhiên bạn có thể không biết rằng khi lái xe chuyển từ số D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số cũng thay đổi hoạt động theo. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì có thể làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Xe số sàn và xe số tự động khác như thế nào, ưu nhược điểm ra sao?
Số sàn và số tự động, 2 hộp số phổ biến nhất hiện nay trên ô tô nhưng không phải ai cũng biết điểm khác biệt chính giữa hai loại này.
Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để hạn chế khi sử dụng mỗi loại hộp số.
Đặc điểm chung của 2 hộp số
Mục đích của hộp số động cơ đều là thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ vòng bánh răng ở các bánh xe chủ động của ô tô. Qua đó, vận tốc, tốc độ của xe sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện lái xe.
Sự khác nhau của 2 hộp số
1. Hộp số tự động dễ sử dụng hơn
Với việc chỉ có chân ga và chân phanh, các thao tác đối với hộp số tự động ít công đoạn hơn, bạn sẽ không phải lo nghĩ sợ vào sai vị trí số hay sợ chết máy giữa đường. Mọi việc liên quan đến ngắt ly hợp, lựa chọn các cấp số sẽ được hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển. Người lái chỉ phải tập trung duy nhất vào việc xử lí tình huống mà không cần lưu ý quá nhiều đến việc lựa chọn cấp số nào cho phù hợp, mức ga bao nhiêu là vừa đủ...
Hộp số tự động dễ sử dụng hơn
Ví dụ rõ nhất là nếu bạn đi trên đường vào giờ cao điểm, việc sử dụng xe có trang bị hộp số tự động sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt hơn hẳn so với hộp số sàn; loằng ngoằng với côn - phanh - ga rồi tay thì chỉnh lái, tay thì nắm cần số...
2. Hộp số sàn rẻ hơn
Với cùng một mẫu xe, bao giờ các phiên bản sử dụng hộp số tự động đều có chi phí đắt hơn từ 1.000 - 3.000 USD hoặc cao hơn nữa tùy các thương hiệu hoặc số lượng các cấp số. Ví dụ chiếc Toyota Innova E sử dụng hộp số sàn 5 cấp có giá bán 728 triệu đồng nhưng với phiên bản Innova G có cùng trang bị động cơ nhưng giá bán là 767 triệu đồng (tất nhiên có khác biệt một số trang bị nhưng giá trị không lớn).
Hộp số sàn rẻ hơn hộp số tự động
3. Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Xin khẳng định, với những quy định hiện hành tại Việt Nam chẳng bao giờ bạn có cơ hội để thử được tốc độ tối đa của một chiếc xe, dù là dung tích nhỏ hơn 1000 cc bởi pháp luật chỉ cho phép tốc độ tối đa là 120km/h (cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lương). Do đó khó có thể biết bạn đạt được tốc độ nhanh bao nhiêu với hộp số sàn hay hộp số tự động.
Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Tuy nhiên, hộp số sàn đáp ứng hầu như tức thời yêu cầu của bạn về sự thay đổi lực kéo và tốc độ, mang lại cảm giác "bốc" hơn. Trong khi đó, không phải hộp số tự động nào cũng làm được việc đấy kể cả với những hộp số có tính năng đi số sàn (độ "trễ" của việc chuyển số lớn).
4. Số sàn có chân côn, số tự động thì không
Một trong 6 điểm khác biệt lớn giữa xe số sàn và số tự động nằm ở chân côn - bộ phận ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số để giúp lái xe sang số. Đối với xe ô tô dùng số sàn, cần ngắt côn để sang số.
Tuy nhiên, với xe số tự động, chân côn được thiết kế "tự động". Điều này có nghĩa là lái xe không cần sử dụng, do đó, chân côn sẽ biến mất. Các bộ phận còn lại chỉ là còn chân phanh và chân ga.
Số sàn có chân côn, số tự động thì không
Tóm lại, xe dùng số sàn có 03 bàn đạp còn số tự động chỉ có 02 bàn đạp. Thực tế, ở một số xe số tự động, ở vị trí chân côn, các nhà sản xuất ô tô sẽ đặt bàn đạp phanh đỗ (hay còn gọi là phanh tay).
5. Số sàn lái bằng cả 2 chân, số tự động lái bằng 1 chân
Với xe số sàn: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái đạp côn
Với xe số tự động: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái không sử dụng.
Số sàn lái bằng 2 chân, số tự động lái bằng 1 chân
Một số lái xe quen với số sàn nên khi lái xe số tự động cũng sử dụng 02 chân để điều khiển: Chân trái phanh và chân phải ga. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết đây là cách lái sai bởi khi xảy ra tình huống khẩn cấp, lái xe đạp cả 2 chân khiến khó dừng xe hơn. Hơn nữa, lái xe số tự động bằng 02 chân chỉ dùng cho các tay đua hay những người chuyên off-road để tận dụng sức kéo của động cơ.
6. Thiết kế cần số
Cần số xe số sàn
Thông thường, cần số sàn chỉ có một kiểu với các vị trí đẩy số. Trong khi đó, đối với xe số tự động, do liên kết điện tử với hộp số nên nhà sản xuất có thể thỏa sức sáng tạo hình thức và các vị trí khác nhau cho cần số. Có thể là dạng cần giống số sàn, dạng tròn hay có thể gắn trên vô-lăng hay bảng tablo.
Mercedes-Benz sẽ dừng sản xuất xe số sàn Nhà sản xuất ô tô Đức đã công bố kế hoạch loại bỏ hộp số sàn và giảm tuỳ chọn động cơ trên các dòng xe của mình, nhằm cắt giảm chi phí. Theo đó, nhà sản xuất ô tô của Đức sẽ loại bỏ dần hộp số sàn và giảm 40% số động cơ đốt trong vào năm 2025 và 70% vào...