4 thời điểm không nên uống nước cam tránh nguy hại sức khỏe
Nước cam giúp bô sung vitamin và tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bênh tât. Nhưng uông nươc cam như thê nao tôt nhât va không gây hai sưc khoe thi không phai ai cung biêt.
Nhưng thơi điêm không nên uông nươc cam
Nước cam rất tốt cho sưc khoe, nhưng nếu uống nước cam vào bốn thời điểm dưới đây không khéo sẽ rước họa vào thân:
Anh minh hoa
Không uông nươc cam khi bụng đói
Khi bạn uống nước cam mà bụng đang đói, tính axit của cam sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Do đó, khi bạn đói mà uống nước cam, bạn sẽ cảm thấy bụng mình bị cồn cào, khó chịu.
Không uống nươc cam trước khi đánh răng
Tính axit trong nước cam sẽ bám vào men răng và cộng với lực chà xát của bàn chải sẽ làm cho răng bạn bị tổn thương nặng nề, phá vỡ lớp men bảo vệ răng. Nhưng lỡ uống nước cam thì cũng đừng lo lắng, bạn chỉ cần súc miệng với nước sạch để loại bỏ tính axit trên răng rồi đánh răng bình thường.
Không uông nươc cam cung sưa
Sữa và nước cam là hai loại thức uống kỵ nhau do protein trong sữa sẽ phản ứng với 2 chất có trong cam là axit tartaric cùng với vitamin C. Nếu bạn uống sữa xong sau đó uống cam thì sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy,..
Không uống nước cam vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ
Theo cac chuyên gia dinh dương, do tác dụng lợi tiểu của nước cam, nếu uống vào buổi tối sẽ dễ gây tiểu đêm và làm bạn mất ngủ. Ngoài ra, uống nước cam vào ban đêm còn làm béo bụng do thừa năng lượng.
Video đang HOT
Anh minh hoa
Tac hai cua viêc uông nươc cam không đung thơi điêm
Tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
Do cam có chứa tính axit mạnh nên khi bạn uống quá nhiều cam sẽ dẫn đến men răng bị hư, làm răng bị ê buốt. Bên cạnh đó, uống nhiều cam còn có thể làm bạn bị đái tháo đường do lượng đường chứa trong cam mang lại mặc dù nó không cao. Với những người viêm khớp, đau khớp khi uống cam với đường sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Bởi vì nước cam sẽ làm hỏng cấu trúc hoá học gây cho thuốc giảm tác dụng và hấp thụ thuốc cũng kém đi.
Loét dạ dày
Khi bụng đói, dạ dày bạn cần thức ăn để tiếp tục nhiệm vụ co bóp thức ăn. Nhưng nếu thời gian này bạn uống nước cam vào, tính axit của nước cam sẽ bào mòn đi dạ dày của bạn và làm chúng tổn thương. Nếu về lâu dài sẽ tạo nên vết loét cho dạ dày của bạn.
Bị sỏi thận
Trong nước cam chứa lượng vitamin C dồi dào. Khi vitamin C vào trong cơ thể sẽ bị chuyển hoá thành dạng Oxalat – nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Do đó, nếu có thích nước cam thì bạn cũng nên uống có giới hạn, không nên uống quá nhiều.
Vi vây, cach uông nươc cam tôt nhât đê bô sung vitamin va tăng sưc đê khang cho cơ thê tôt nhât la ban nên uống nước cam vào buổi sáng, sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ, khi mà cơ thể chuẩn bị hoạt động. Lúc này cơ thể sẽ hấp thụ các khoáng chất một cách hiệu quả nhất.
Ăn gì để tăng sức đề kháng phòng dịch COVID-19?
Để có sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh thì việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học là biện pháp hữu hiệu nhanh bồi bổ sức khỏe.
Bổ sung vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng và miễn dịch
Ảnh minh họa
Vitamin A
Vitamin A: Có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ở trẻ em mà nguyên nhân do thiếu vitamin A rất cao. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng biện pháp bổ sung vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ em.
Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng - miễn dịch tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Thiếu vitamin A các biểu mô quá sản, sừng hoá, các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. VitaminA có nhiều trong gấc, rau ngót rau dền cơm, gan gà, gan lợn, gan bò,...
Ảnh minh họa
Vitamin E
Vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị o xy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E bảo vệ các chất béo trong não khỏi các gốc tự do, đặc biệt là các chất béo omega-3 DHA và EPA, trong đó tập trung ở tế bào thần kinh.
Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Ảnh minh họa
Vitamin C
Vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu ăn đủ vitamin C, các glubulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lymphô bào và giúp tạo thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ. Các thực phẩm giàu vitamin C: rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, ...trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,...
Ảnh minh họa
Vitamin D
Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản... cho bữa ăn hàng ngày
Ảnh minh họa
Vitamin nhóm B
Trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Tương tự như thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng hơn miễn dịch qua trung gian tế bào.
Trên thực tế ở trẻ em nhất là phụ nữ có thai, thiếu folat thường đi kèm thiếu sắt là hai yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễm dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.
Ảnh minh họa
Tăng cường ăn rau quả để tăng sức đề kháng
Vai trò của một số chất khoáng và miễn dịch trong rau củ quả giúp tăng đề kháng. Rất nhiều chất khoáng và vi khoáng tham gia vào miễn dịch, trong đó vai trò của sắt, kẽm được nghiên cứu nhiều hơn cả.
Sắt
Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải bên trong tế bào. Thiếu sắt, nhiễm khuẩn tăng. Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..
Kẽm
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khướu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Ngoài ra khi thiếu kẽm trẻ thường có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,..
Cho trẻ ăn hoa quả thay rau để tăng sức đề kháng được không? "Tôi muốn cho con ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng mùa dịch nhưng cháu không thích ăn. Vậy có thể cho trẻ ăn hoa quả thay rau được không?" - Bạn đọc Nguyễn Trà My (Hà Nội). Rau xanh, quả chín giàu vitamin tốt cho sức khỏe. (ảnh minh họa: internet) Về câu hỏi " cho con...