4 tháp 5G bị đốt phá tại Hà Lan
Các cuộc tấn công tháp di động 5G không chỉ xảy ra tại Vương quốc Anh vì nghi ngại là nguồn tạo ra virus gây bệnh Covid-19. Tại Hà Lan, đã có 4 trụ 5G bị đốt trong tuần qua.
Theo Reuters, tại Hà Lan, đã có 4 tháp 5G bị đốt phá trong tuần qua. Việc các tháp 5G bị tấn công tại Hà Lan có thể là do lo ngại về bệnh Covid-19. Một trong số thủ phạm đã lên tiếng phản đối công nghệ kết nối không dây này.
Điều phối viên Quốc gia An ninh và Chống khủng bố (NCTV) của Hà Lan cho biết đã có nhiều sự cố liên tục xảy ra với các tháp 5G.
Nhiều tháp 5G bị đốt vì làn sóng phản đối tại châu Âu vì thuyết âm mưu. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Theo NCTV, đã có những cuộc biểu tình chống 5G ở Hà Lan kể từ khi kế hoạch triển khai được công bố vào năm 2019. Tuy vậy, việc tấn công các tháp 5G chưa từng xảy ra.
Các quan chức Hà Lan liên tục nhắc lại việc tấn công tháp 5G sẽ gây gián đoạn liên lạc, bao gồm các dịch vụ khẩn cấp.
Trả lời AFP, các chuyên gia cho rằng 5G hoạt động dựa trên tần số radio. Điều này không giúp tạo ra virus.
Các chuyên gia đều đồng ý Trung Quốc là nước dẫn đầu về việc sử dụng 5G trong thương mại. Nhưng không chỉ có Trung Quốc, các nước khác như Hàn Quốc, Anh, Mỹ đã áp dụng công nghệ này từ năm 2019. Trên thực tế, những quốc gia khác như Malaysia, Iran, Pháp, Singapore, Nigeria… cũng bùng phát dịch Covid-19 mà không có mạng 5G.
“Trước đây đã có nhiều lo ngại về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng 5G. Tuy vậy, những điều này chỉ xoay quanh bức xạ sinh ra từ 5G, không liên quan gì tới virus”, các chuyên gia nói với AFP.
Fabien Heliot, một nhà nghiên cứu chuyên về tiếp xúc điện từ trong giao tiếp không dây tại Đại học Surrey giải thích 5G giống như các thế hệ thông tin di động trước đây. Chúng dựa trên sóng RF và sóng điện từ (EM) để truyền thông tin. Bản thân dạng sóng EM là bức xạ không ion hóa.
Trọng Hưng
Không chỉ tại Việt Nam, Internet khắp thế giới đang chậm "như rùa" và đây là lý do
Đương nhiên tình trạng hiện nay không phải lỗi của cá mập.
Trong những ngày vừa qua, chỉ cần lướt qua một vòng trên các diễn đàn mạng, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề nói về việc Internet tại Việt Nam đang rất chậm chạp. Dù là nhà mạng gì đi nữa, tốc độ đều không được như trước đây, thậm chí nhiều người dùng còn gặp tình trạng mạng chập chờn, lúc có lúc không.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh trên thế giới. Ảnh: KASPR Datahaus.
Đương nhiên tình trạng hiện nay không phải lỗi của cá mập.
Tuy nhiên, không chỉ riêng gì Việt Nam, tình trạng Internet chậm chạp đang xảy ra trên khắp thế giới. Theo báo cáo mới nhất từ Ookla, một công ty phát triển Speedtest đo tốc độ Internet, việc hệ thống Internet quá tải là do người dân phải ở nhà và nguồn giải trí được lựa chọn nhiều nhất chính là Internet.
Từ xem phim, nghe nhạc, livestream, chơi game hay làm việc, học tập trực tuyến... tất cả đều tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống Internet toàn cầu. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức là các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Hiện tại, quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ Internet là Singapore với 203,68 Mb/giây. Thái Lan đứng thứ 19 với 136,19 Mb/giây. Con số này ở Việt Nam là 42,8 Mb/giây, đứng thứ 65 thế giới. So với tốc độ trung binh của thế giới là 75,41 Mb/giây, tốc độ mạng ở Việt Nam đang chậm hơn khá nhiều. Điều này giải thích vì sao rất nhiều người trong chúng ta đang gặp khó khăn trong các như cầu sử dụng Internet.
Internet khắp thế giới chậm Do lệnh phong toả hoặc hạn chế đi lại, người dân ở nhiều nước phải ở nhà, dành thời gian xem phim, livestream, tăng áp lực lên hệ thống Internet. Khi ở nhà, nguồn giải trí được lựa chọn nhiều nhất là Internet. Khắp nơi trên thế giới, người dùng than phiền vì kết nối mạng chậm, không ổn định, khó tải video......