4 thảo dược chữa nhiều bệnh hiệu quả
Trị bệnh bằng thảo dược đã có từ lâu đời. Bỏng, đầy hơi, viêm thanh quản, mất ngủ là một trong số những bệnh phổ biến có thể chữa bằng thảo dược.
Dưới đây là 4 loại thảo dược mà chúng ta có thể dùng để chữa bệnh.
Tỏi và gừng rất có ích cho dạ dày, giúp ngừa viêm loát và ung thư dạ dàyẢNH: SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia cũng cảnh báo nếu người bệnh đã dùng thuốc tây thì nên cẩn trọng khi muốn dùng thảo dược, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ, theoDaily Mail.
1. Bạch quả
Loại thảo dược này có nhiều chất flavone glycosides giúp cải thiện và tăng lưu thông máu. Bạch quả cũng giúp tăng cường trí nhớ. Người dùng cũng cần lưu ý uống nhiều bạch quả có thể gây loãng máu, đôi khi là chảy máu mũi.
2. Tỏi
Tỏi khá phổ biến, thường được dùng như vị thuốc hay gia vị trong các bữa ăn hằng ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tỏi có chứa các chất khử trùng tự nhiên gọi là allicin, giúp giảm đau và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Dùng tỏi thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ho và cảm lạnh, chống viêm xoang và nhiễm giun. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng tỏi có thể ngăn nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Nếu ai bị khó chịu với mùi nồng nặc của tỏi thì có thể giảm mùi nếu dùng chung với ngò tây tươi.
Video đang HOT
3. Hoa cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ được dùng nhiều để trị bệnh nhưng phổ biến nhất là các bệnh về da và mắt. Loại hoa này còn làm giảm đau khi bị viêm, giúp giãn tĩnh mạch. Người bị đau họng cũng có thể súc miệng bằng cúc vạn thọ. Thậm chí, ở một số quốc gia, người ta còn ăn sống cánh hoa chung với salad.
4. Gừng
Gừng có tác dụng ngăn buồn nôn, bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét. Trong gừng cũng chứa một số chất giảm đau. Tuy nhiên, người bị sỏi mật không nên dùng gừng.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Người có dấu hiệu sau đây nên tránh xa gừng
Với một số người có cơ địa sau đây khi sử dụng gừng cần đúng cách, tránh bừa bãi để không phải gánh chịu tác dụng phụ không mong muốn.
Gừng được sử dụng rộng rãi và được đánh giá cao trong điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, đối với người có dấu hiệu bệnh dưới đây nếu sử dụng bừa bãi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm:
Gừng. Ảnh minh họa
Người bị cảm nắng
Thói quen sử dụng gừng trong trường hợp bị cảm, tụt huyết áp được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng nước gừng chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, chứ không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buồn nôn cũng có thể dùng nước gừng nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp do bị lạnh, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Người bị huyết áp cao
Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ... nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.
Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Người bị rụng tóc
Rất nhiều người truyền tai nhau dùng gừng để trị rụng tóc nhưng không tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình rụng tóc. Đúng là gừng tính ấm vị cay có thể tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, kích thích nang lông nở ra, thúc đẩy tóc mọc. Tuy nhiên, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt. Vì vậy việc làm dụng gừng để trị bệnh rụng tóc do tính nhiệt là hoàn toàn không hợp lý.
Người mắc bệnh về gan
Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Vì vậy, đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn hợp lý.
Người bị bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.
Tuyệt đối không ăn gừng tươi có dấu hiệu dập nát. Ảnh minh họa.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai nghén, nhưng được các chuyên khuyên nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây táo bón, mất ngủ với trẻ em.
Sử dụng gừng đúng cách
- Không nên gọt vỏ gừng mà nên rửa sạch để ăn cả vỏ, nếu gọt bỏ vỏ sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập vì củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). - Nên dùng loại gừng già có xơ sẽ tốt hơn gừng còn non.
Theo MH
Gia đình và xã hội
Những công dụng ít người biết của nước ép tỏi Nước ép tỏi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong phòng và điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích của nước ép tỏi cho sức khỏe, nên kết hợp nước ép tỏi với một số loại thực phẩm tự nhiên khác, theonaturalnews. Tỏi đập lấy nước sử dụng sẽ mang lại nhiều công dụng...