4 Thang đánh giá trầm cảm mà mọi người nên làm thử, nhận biết sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc!
Ai cũng nên dành chút thời gian để tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân nhằm nhận biết và điều trị kịp thời, đừng để những điều tồi tệ nhất có thể xảy đến vì căn bệnh này!
Chiều ngày 14/10, nữ ca sĩ Kpop Sulli đã tự tử tại nhà riêng khi tuổi đời chỉ mới tròn 25. Theo nhiều nguồn tin, nguyên nhân khiến “công chúa SM” chọn đến cái chết có thể là do cô mắc bệnh trầm cảm nặng. Đáng chú ý rằng, Sulli chính là cái tên mới nhất trong danh sách rất nhiều ngôi sao, nghệ sĩ (không chỉ ở Kpop mà còn trên thế giới) đã tự tử vì căn bệnh tâm lý đáng sợ này.
Bệnh trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn tâm trạng thường gặp, người bệnh trầm cảm thường có hai triệu chứng chính là: có tâm trạng buồn bã, có thể hay khóc, mất động lực, hứng thú trong mọi việc. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác chẳng hạn như: rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động, cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân,…
Cần lưu ý rằng những triệu chứng và dấu hiệu trên thường xuất hiện ở trầm cảm dạng nhẹ, nếu ở mức độ nghiêm trọng bệnh này có thể khiến con người nảy sinh ý định tự tử hoặc cố tìm cách tự tử!
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta dù muốn hay không cũng đều phải đối mặt với những áp lực nhất định, có thể xuất phát từ mọi khía cạnh: học tập, công việc, gia đình, xã hội,… – đó là điều tất yếu! Và chắc rằng sẽ có nhiều lúc con người ta yếu lòng, kiệt sức và gục ngã trước sức ép quá khủng khiếp từ chúng. Trầm cảm chính xuất phát từ đó, từ những sức mạnh tưởng chừng như vô hình ấy!
Hãy dành vài phút tạm ngơi nhiệm vụ của bản thân để làm thử ngay 4 thang đo mức độ trầm cảm này để tự đánh giá, nhận biết xem mình có đang rơi vào vòng xoáy đáng sợ của căn bệnh tâm lý nguy hiểm này không:
18 câu hỏi của Ivan K. Goldberg
Bác sĩ Ivan K Goldberg là một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng từng sống ở New York. Ông có chuyên về điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Một trong những điều nổi tiếng nhất của ông là bài tự trắc nghiệm để biết mình có trầm cảm hay không.
Link
Patient Health Questionnaire (PHQ-9)
Bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng.
Link
Video đang HOT
Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21, DASS 42)
Thang đánh giá DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) hay DASS 42 (Depression – Anxiety – Stress Scale) gồm 42 câu hỏi, là hai thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm mà chúng ta có thể tự làm trong vài phút.
Link DASS 21
Link DASS 42
Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20)
Thang Đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995. RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể.
Link
Theo Helino
Đừng để trầm cảm "đánh cắp" cuộc sống của bạn!
Sulli, nữ idol người Hàn Quốc đã chọn cách kết thúc cuộc đời sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh trầm cảm.
Khoảng thời gian cô quay trở lại sau thời gian điều trị, vẻ ngoài rạng rỡ khi xuất hiện trước công chúng khiến người ta nghĩ rằng cô đã ổn. Nhưng không, và chắc hẳn chính cô cũng ý thức được điều đó.
Giống như một con sâu đục thân, người mắc bệnh trầm cảm không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào về việc mình đang mang theo căn bệnh nguy hiểm ấy. Hay như Sulli, chỉ đến khi thông tin về cái chết của cô qua đời, tất cả những điều cô từng chia sẻ về căn bệnh của mình mới được đào xới và quan tâm, dẫu đã quá muộn.
Chúng ta cần biết điều gì để ngăn chặn căn bệnh đang phá hủy cuộc sống của những người chúng ta thương yêu?
1.Trầm cảm gây đau đớn
Buồn phiền chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng của trầm cảm. Trên thực tế, không ít người bị trầm cảm lại không hề có cảm giác buồn bã. Những người bị trầm cảm dễ gặp các triệu chứng như đau nhức toàn thân, đau đầu, chuột rút hay các vấn đề về tiêu hóa và cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống. Nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây trong khoảng thời gian từ 2 tuần trở lên, hãy cân nhắc khả năng bạn đã bị trầm cảm:
- Thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng, trống rỗng
- Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
- Cáu gắt
- Cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực
- Mệt mỏi hoặc suy giảm năng lượng
- Khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm
- Mất hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống
- Cảm giác bồn chồn, không yên
- Khó tập trung, ghi nhớ hoặc ra quyết định
- Di chuyển hoặc nói chuyện chậm hơn
- Mất cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng đột ngột
- Đau nhức toàn thân, chuột rút, gặp vấn đề về tiêu hóa mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Xuất hiện những suy nghĩ về cái chết
Hãy nói chuyện với bác sĩ về những triệu chứng này. Bác sĩ cần biết về thời điểm bắt đầu của triệu chứng, khoảng thời gian xảy ra trong ngày, tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của nó đến các hoạt động thể chất và cuộc sống của người bệnh.
2. Các giai đoạn dễ xảy ra trầm cảm ở phụ nữ
- Tiền kinh nguyệt
Phần lớn phụ nữ đều biết về hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS) với các rối loạn thể nhẹ như tâm trạng thất thường, đầy hơi, mệt mỏi, táo bón diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng 5-7 ngày trước kì kinh. Nguyên nhân chủ yếu do việc mất cân bằng hoóc-môn trong cơ thể trước ngày "đèn đỏ".
Tuy nhiên, có một dạng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) ít gặp hơn, nhưng lại nghiêm trọng và kéo dài hơn. Sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là thiếu hụt hoóc-môn serotonin được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng rối loạn này. Có khoảng 3-8% phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu khó chịu gấp bội trước kì kinh như: cảm giác tuyệt vọng, có ý nghĩ về cái chết, luôn căng thẳng, hoảng sợ, không tập trung, không quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày, mất ngủ, biếng ăn, đau nhức xương cơ.
- Sau sinh
Phụ nữ mới sinh thường phải đối diện với các rối loạn tâm thần từ khoảng 1 đến 4 tuần sau kỳ sinh nở. "Baby blues" là thuật ngữ miêu tả tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt xuất hiện ở thời điểm 3-4 ngày sau sinh. Hội chứng này liên quan đến lượng hoóc-môn suy giảm đột ngột và cơ thể bắt đầu cơ chế sản xuất sữa. Hội chứng "baby blues" không phải là bệnh, không cần điều trị, người mẹ chỉ cần được nghỉ ngơi, nhận được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là đủ.
Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh lại là rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn và thường liên quan đến yếu tố di truyền (tiền sử bị trầm cảm hoặc trong gia đình có người bị trầm cảm). Giống hội chứng "baby blues", nhưng triệu chứng của trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn: tâm trạng chán nản, bất lực, hay nghĩ về cái chết, có suy nghĩ làm tổn thương mình hoặc người khác, cảm thấy không có mối gắn kết nào với con. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cần được hỗ trợ, điều trị và giám sát liên tục.
- Tiền mãn kinh
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40-45, chu kì kinh nguyệt bắt đầu thưa dần và không đều, đó là những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, nhiều người nhận thấy các triệu chứng rối loạn cả tâm thần và thể chất như: mệt mỏi, uể oải, nóng trong người, mất ngủ, buồn bực, chán nản, giảm ham muốn chăn gối... Các triệu chứng này thường kéo dài ít nhất 2 tuần.
3. Trầm cảm có thể chữa trị
Với mỗi người, mức độ trầm cảm và triệu chứng là hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy sẽ không thể có một phác đồ điều trị cho tất cả. Đôi khi các bệnh nhân trầm cảm phải trải qua một vài bước điều trị thử nghiệm để tìm được phương pháp phù hợp với mình. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì có nhiều loại thuốc cần đến 8 tuần hoặc lâu hơn để có hiệu lực đầy đủ với cơ thể.
Đừng bỏ cuộc cho đến khi tìm được phương pháp phù hợp, bởi việc dừng đột ngột có thể khiến các triệu chứng trầm cảm nặng hơn. Việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi người bệnh đã cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Thời gian ít nhất cho mỗi đợt điều trị bệnh là 6 tháng.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh trầm cảm mỗi năm cướp đi sinh mạng của 850.000 người, và chỉ có 25% số người bị trầm cảm được điều trị đúng và kịp thời.
- Dự đoán đến năm 2020, trầm cảm sẽ là căn bệnh có nguy cơ cao thứ hai trong số những bệnh phổ biến toàn cầu, với 121 triệu bệnh nhân.
Theo depweb/dep.com.vn
Từ vụ ca sĩ Sulli tự tử ở tuổi 25, nhận biết dấu hiệu và nguy cơ tự sát của người trầm cảm nặng Trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất là có ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải kiên trì điều trị. Chiều 14/10, cảnh sát Hàn Quốc xác nhận Sulli đã qua đời ở nhà riêng. Thông tin này khiến cộng động fan Kpop sửng sốt. Nữ ca sĩ, diễn viên thường xuyên phải đối...