4 tàu chiến mới của Mỹ sắp đến Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Hải quân Mỹ hôm qua (9/5) tuyên bố, họ sẽ triển khai chiếc tàu chiến đầu tiên trong lớp tàu chiến mới toanh của nước này đến Singapore vào mùa xuân tới trong thời gian 10 tháng. Chính phủ Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này

4 tàu chiến mới của Mỹ sắp đến Biển Đông - Hình 1

Ảnh minh họa

Chuẩn Đô đốc Thomas Rowden, Giám đốc phụ trách chiến tranh trên mặt nước của Hải quân Mỹ, cho các phóng viên biết, con tàu mới mang tên “Tự do” sẽ được đưa vào trực chiến ở Singapore nhằm củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lương Mỹ tại đây.

“Chúng tôi sẽ triển khai tàu chiến Tự do trong thời hạn khoảng 10 tháng vào mùa xuân năm tới ở Singapore. Trong lúc này, chúng tôi đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tàu chiến mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình”, ông Rowden cho biết thêm.

Video đang HOT

Tàu chiến tuần duyên Tự do là một loại tàu chiến hoàn toàn mới vừa ra đời của Mỹ. Với tốc độ hơn 74km/giờ, tàu Tự do được thiết kế cho các nhiệm chống tàu ngầm, chống tàu nổi và hoạt động theo phương thức “kết nối và chiến đấu”.

Singapore là nước nằm ở vị trí chiến lược dọc Eo biển Malacca. Đây là tuyến đường chính nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Có khoảng 40% giao dịch thương mại của thế giới đi qua con đường biển chiến lược quan trọng này.

Chính phủ Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này trên cơ sở luân phiên. Việc Mỹ đưa tàu chiến đến Singapore cho thấy “cam kết của Washington đối với khu vực và hoạt động này sẽ giúp củng cố khả năng đào tạo cũng như tham chiến với các đối tác khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói như vậy với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hem sau cuộc họp giữa hai vị quan chức này ở Lầu Năm Góc hồi tháng trước.

Hoạt động triển khai tàu chiến đến Singapore là một trong những bước đi nằm trong khuôn khổ chính sách quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hồi năm ngoái, Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố, Mỹ là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương và từ giờ trở đi, Washington sẽ hướng sự tập trung trở lại khu vực quan trọng này sau một thập kỷ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Trong cái gọi là chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc triển khai tàu chiến đến Singapore, Mỹ còn đưa thủy quân lục chiến đến đóng tại Australia và tăng cường hợp tác quân sự với Philippine.

Tất cả những động thái trên của Mỹ đều khiến Bắc Kinh lo lắng, đứng ngồi không yên. Sự lo lắng này càng tăng lên khi Trung Quốc đang có cuộc đối đầu quyết liệt với Philippine vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại, Mỹ sớm muộn sẽ can thiệp vào tình hình Biển Đông và tất nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho họ.

Trung Quốc hiện tại đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh gần đây liên tục cảnh báo các nước trong khu vực không được quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc muốn được giải quyết các cuộc tranh chấp này trên cơ sở song phương.

Mặc dù Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng các động thái của nước này lại không có vẻ như vậy. Trong cuộc đối đầu mới nhất giữ Philippine và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hiện nay, Mỹ đã cam kết sẽ giúp đồng minh Manila củng cố sức mạnh hải quân. Cụ thể, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay lên gần gấp 3 lần so với năm ngoái đồng thời nhanh chóng chuyển giao cho Philippine chiếc tàu chiến thứ hai vào cuối tháng này.

Ngoài ra, hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippine còn tiết lộ, giới lãnh đạo Mỹ đã hứa bảo vệ Philippine khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông.

Theo VNMedia

Trung Quốc “bất lực” nhìn các nước lớn can thiệp vào Biển Đông

Việc các lực lượng bên ngoài can thiệp vào những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang dần dần trở thành thực tế bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.

Trung Quốc bất lực nhìn các nước lớn can thiệp vào Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng. Bắc Kinh luôn khẳng định muốn giải quyết những cuộc tranh chấp này trong khuôn khổ song phương. Tuy nhiên, có vẻ như mong muốn này khó mà thực hiện được khi giờ đây nhiều nước trong khu vực muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và nhiều nước lớn muốn can thiệp vào các cuộc tranh chấp này.

Sự can thiệp của các nước lớn vào tranh chấp Biển Đông dần lộ rõ từ sau vụ đối đầu giữa tàu thuyền Philippine và Trung Quốc hôm 8/4 ở bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Vụ va chạm tàu thuyền này đã làm cho sóng gió Biển Đông nổi lên suốt thời gian 4 tuần qua mà chưa có dấu hiệu dịu đi.

Trong cuộc đối đầu mới nhất giữa Philippine và Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ với tư cách là đồng minh thân thiết của Manila đã có nhiều động thái can thiệp từ gián tiếp đến trực tiếp vào cuộc tranh chấp này. Không chỉ Mỹ, các nước như Nhật Bản, Ấn Độ cũng bắt đầu có dấu hiệu "tham gia" vào tình hình Biển Đông.

Mỹ tuyên bố không đứng vào bên nào trong các cuộc tranh chấp Biển Đông nhưng lại khẳng định, nước này có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực biển chiến lược quan trọng này. Không chỉ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng có lợi ích sống còn trong việc duy trì giao thương ở Biển Đông. Đây là nơi chứa nhiều tuyến đường chuyên chở hàng hóa, dầu mỏ, khí đốt cực kỳ quan trọng của thế giới. Việc Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh hải dựa trên bản đồ 9 điểm (đường lưỡi bò) hết sức vô lý của nước này đang có nguy cơ làm nguy hại đến những tuyến đường biển quan trọng đó. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ... chắc chắn sẽ không cho phép chuyện này xảy ra. Đây là lý do khiến họ bắt đầu hành động.

Trong các nước lớn tham gia can thiệp vào tình hình Biển Đông, vai trò của Mỹ là lộ rõ nhất. Ngay sau vụ va chạm tàu thuyền giữa Philippine và Trung Quốc, lần đầu tiên, một tướng Mỹ - Chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Thái Bình Dương - Trung tướng Duane Thiessen công khai tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine. "Mỹ và Philippine đã ký một hiệp ước quốc phòng chung. Theo hiệp ước này, chúng tôi sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ lẫn nhau", ông Thiesen đã tuyên bố như vậy.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Washington đã có nhiều động thái quân sự khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an. Mỹ đã cùng Philippine tiến hành tập trận hải quân chung với nhiều bài tập "đầy hàm ý" như tái chiếm đảo, tái chiếm dàn khoan. Mỹ còn hứa giúp Manila củng cố sức mạnh cho Hải quân Philippine. Ngoài ra, Washington mới đây còn cam kết tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay.

Sau Mỹ, Nhật Bản tham gia vào tình hình Biển Đông thông qua một thỏa thuận với Mỹ. Hồi tuần trước, Mỹ và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận mới về việc sử dụng chung các căn cứ của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Theo nguồn tin báo chí, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cho là sẽ đóng quân cùng với lực lượng Mỹ ở Philippine. Một khi kế hoạch được Manila thông qua, Mỹ, Nhật Bản và Philippine sẽ tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự chung với nhau ở các căn cứ của Philippine.

Rõ ràng, khi các cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ngày một trở nên n.óng b.ỏng với sự gia tăng cứng rắn của Trung Quốc, nhiều nước đang có tranh chấp với Trung Quốc có xu hướng ngả về Mỹ và Nhật Bản với mục đích là nhằm ngăn chặn các tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây chính là thời điểm cũng là điều kiện thuận lợi để Mỹ và Nhật Bản can thiệp vào các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản vào tình hình Biển Đông là khác nhau. Nếu như Mỹ can thiệp công khai hơn, trực tiếp hơn thì sự can thiệp của Nhật Bản lại lặng lẽ, kín đáo hơn.

Mỹ công khai tuyên bố quay trở lại làm cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương với một loạt các động thái quân sự như tìm cách xây dựng những căn cứ quân sự lâu dài trong khu vực, đề nghị được trở lại căn cứ ở Vịnh Subic của Philippine, cử những tàu chiến tối tân nhất đến khu vực và tiến hành một loạt các cuộc tập trận chung với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Trong khi đó, về phía Nhật Bản, nước này dỡ bỏ các chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí. Các nhà phân tích tin rằng, đây là bước đi của Tokyo nhằm chuẩn bị sẵn sàng giúp các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc bằng việc bán vũ khí cho họ. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp các tàu tuần tra cho Philippine và giúp nước này đào tạo lực lượng bảo vệ bờ biển.

Với sự hậu thuẫn của các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản, các nước nhỏ có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã trở lên bạo dạn, rắn rỏi hơn. Đó chính là trường hợp của Philippine. Nước này đã không ngần ngại đối đầu quyết liệt với Trung Quốc suốt trong 4 tuần qua.

Ngoài Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ cũng thể hiện dấu hiệu cho thấy họ có sự can thiệp nhất định vào tình hình Biển Đông dù nước này không chịu thừa nhận điều đó.

Được biết, hôm nay (7/5), 4 tàu thuộc Hạm đội Phía Đông của Hải quân Ấn Độ sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch triển khai kéo dài 2 tháng ở vùng biển nước ngoài. Theo đó, tàu chiến Ấn Độ sẽ đi qua Biển Đông tới Nhật Bản.

Đội tàu chiến của Ấn Độ gồm 1 tàu khu trục lớp Rajput được trang bị tên lửa siêu thanh Brahmos, 1 tàu hộ tống lớp Shivalik, 1 tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Kora cùng 1 tàu chở dầu. Theo lịch trình chuyến đi, các tàu trên sẽ đi qua eo biển Malacca, Biển Đông rồi đến hải phận Nhật Bản. Đồng thời, đội tàu chiến Ấn Độ cũng sẽ ghé thăm các cảng biển ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore cùng một số nước khác. Chuyến hải hành này được tiến hành trong bối cảnh New Delhi gần đây liên tục kêu gọi các nước phải bảo đảm tự do hàng hải trên các vùng biển khu vực. Phải chăng, kế hoạch triển khai tàu chiến diễn ra vào ngày mai của Ấn Độ là để phát đi thông điệp, nước này sẵn sàng hành động để bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông.

Theo VNMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu
17:16:40 16/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
CH Séc xảy ra cháy lớn tại nhà máy sản xuất pháo hoa
04:55:36 16/06/2024
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
13:12:02 15/06/2024
G7 tái khẳng định cam kết ủng hộ lâu dài cho Ukraine
06:00:07 15/06/2024
Sóng nhiệt dữ dội tại Mỹ, nắng nóng gay gắt ở CH Cyprus và Hy Lạp
17:10:02 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024

Tin đang nóng

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis
20:41:14 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Cặp sao hạng A hàn gắn thất bại, sắp ly hôn sau 2 năm cưới
15:59:33 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024

Tin mới nhất

Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp

20:35:24 16/06/2024
Hầu hết các cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, ngoại trừ một số diễn biến căng thẳng tại Rennes và Nantes ở miền Tây nước Pháp, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn một số nhà hoạt động quá khích.

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Idul Adha-dịp lễ của đức tin và sự chia sẻ trong xã hội Hồi giáo Indonesia

19:41:11 16/06/2024
Hằng năm, khoảng 2 tháng sau dịp lễ Idul Fitri, người Hồi giáo ở Indonesia lại cùng nhau đón dịp lễ lớn và quan trọng thứ 2 trong năm - Lễ Idul Adha, hay còn gọi là Lễ Hiến tế.

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Gam màu rực rỡ trên những thửa ruộng bậc thang

Du lịch

21:46:36 16/06/2024
Những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao đương mùa lúa chín với nhiều sắc màu rực rỡ, hấp dẫn du khách về miền ngược thưởng ngoạn.

Con trai Bằng Kiều và vợ cũ Trizzie Phương Trinh học giỏi, chiều cao nổi trội

Sao việt

21:45:14 16/06/2024
Con trai thứ 2 của ca sĩ Bằng Kiều và vợ cũ Trizzie Phương Trinh điển trai, có năng khiếu âm nhạc, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông tại Mỹ.

Đang cháy lớn tại ngôi nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ, có người mắc kẹt

Tin nổi bật

21:31:27 16/06/2024
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC & CNCH đã điều động gần 10 xe chữa cháy đến hiện trường cùng CBCS dập lửa. Đến khoảng 19h56, lực lượng chức năng tiếp tục phun nước và tìm kiếm bên trong ngôi nhà.

CSGT "bắt dính" đối tượng vận chuyển 18 bánh h.eroin

Pháp luật

21:27:27 16/06/2024
Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên xe máy do Châu điều khiển có 1 ba lô, bên trong chứa 9 bọc nilong màu trắng (tương đương 18 bánh) nghi là ma tuý...

Lạ lùng Mbappe chưa biết ghi bàn ở Euro

Sao thể thao

21:24:07 16/06/2024
Đội tuyển Pháp sẽ khởi động tham vọng vô địch châu Âu 2024 vào rạng sáng 18-6 gặp đối thủ chiếu dưới Áo (2 giờ Việt Nam) với chi tiết ngôi sao Mbappe chưa biết ghi bàn ở Euro và nhiều khả năng ngồi ngoài do cảm cúm.

Mỹ nam Việt tưởng là thảm họa diễn xuất ai ngờ diễn hay khó tin, visual bất biến sau 10 năm mới bất ngờ

Hậu trường phim

21:14:52 16/06/2024
Những cảnh tình cảm với Thuý Ngân hay đỉnh điểm là phân cảnh nhân vật gào khóc điên loạn, đối diện với nỗi sợ hãi vì đã gây tai nạn làm c.hết người đều tương đối ấn tượng.

Những điều kiêng kị trong phong thủy nhà ở mà bạn cần phải biết trước khi trang trí

Trắc nghiệm

21:13:22 16/06/2024
Nếu sắp xếp không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống và tài lộc của gia đình tốt hơn.Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phong thủy nhà ở, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo ngay những điều cấm kỵ

Tập 1 'Anh trai say hi' hấp dẫn với luật chơi 'không thể đoán trước'

Tv show

21:04:44 16/06/2024
Sau nhiều chờ đợi, tập 1 của chương trình Anh trai say hi đã chính thức lên sóng, bùng nổ với loạt khoảnh khắc hài hước, bất ngờ.

Joe Alwyn trải lòng về mối tình với Taylor Swift

Sao âu mỹ

20:43:13 16/06/2024
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sunday Times Style xuất bản hôm 15.6, nam diễn viên phim Kinds of Kindness (33 t.uổi) nói thời gian bên ngôi sao nhạc pop Taylor Swift (34 t.uổi) là dài lâu, đầy yêu thương .

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 43: An Nhiên bị vợ Việt đ.ánh g.hen?

Phim việt

20:36:46 16/06/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 43: An Nhiên hỏi Nghĩa về khoản t.iền bán công ty Lan Hà; Vợ của Việt đến tận spa dằn mặt An Nhiên; Nghĩa bế con gái ruột và gặp lại Ngân Hà.

Miss Night and Day: Nội dung "lầy lội", nữ chính mang 2 nhân cách, fan cười mệt

Phim châu á

20:31:52 16/06/2024
Vừa lên sóng không lâu, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Miss Night and Day, khiến khán giả phải ôm bụng nghiêng ngả vì cười quá nhiều, nhờ vào kịch bản ấn tượng và lối diễn xuất nhập tâm của nữ chính.