4 sự thay đổi khi mang thai chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt, 2 điều sau tuy khó chịu nhưng người mẹ hãy yên tâm
Không phải bất cứ sự thay đổi khi mang thai nào cũng ảnh hưởng tới em bé, mẹ bầu đừng tỏ ra quá lo lắng mà vẫn bình tĩnh xem xét từng thay đổi cụ thể.
Có một số cách có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh hay không thông qua các biểu hiện bên ngoài. Trên thực tế, khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, nhưng nếu bạn nhận thấy 4 thay đổi sau, điều này chứng tỏ em bé vẫn đang phát triển tốt, đừng quá lo lắng.
1. Sắc mặt rạng rỡ, tinh thần thoải mái
Khi một người không khỏe, bạn có thể dễ dàng nhận ra thông qua sắc mặt của họ như làn da xỉn màu, tái xanh, môi nhợt nhạt… Con người giống như một cỗ máy, khi một cơ quan bị bệnh, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Thai nhi kết nối với cơ thể người mẹ thông qua dây rốn, nó không chỉ hấp thụ các chất dinh dưỡng mà còn trao đổi chất lỏng trong cơ thể. Vậy nên, bất cứ một sự thay đổi nào của thai nhi, người mẹ cũng đều có thể cảm nhận được thông qua dây rốn.
Thai nhi có thể cảm nhận được tất cả những sự thay đổi của người mẹ và ngược lại. (Ảnh minh họa)
Theo một báo cáo trên tạp chí của Anh “Journal of Epidemiology and Public Health”, một nhà nghiên cứu của Đại học London đã tiến hành một thí nghiệm giữa người mẹ và thai nhi. Họ lấy máu của người mẹ có thai nhi bị bệnh và máu của một người mẹ mang thai bình thường đem ra so sánh với nhau. Kết quả cho thấy, họ tìm được một số chất độc rất đặc biệt. Sau nhiều lần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tin rằng, những chất độc đó là do thai nhi bị bệnh và nó gây hại cho người mẹ.
Nghiên cứu này cũng rút ra được một kết luận, nếu phụ nữ mang thai có làn da đẹp hơn trước, mịn màng và căng bóng, điều này có nghĩa là em bé bên trong vẫn rất khỏe mạnh.
Ngược lại, sau 3 tháng mang thai, nếu da dẻ người mẹ đột nhiên xấu đi, tinh thần suy nhược thì cần đặc biệt chú ý. Trước tiên, người mẹ cần kiểm tra xem bản thân mình có bị bệnh hay không, tốt nhất là nên đến bệnh viện kiểm tra. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc sàng lọc các dị tật là điều cực kỳ cần thiết, nhiều vấn đề của thai nhi nếu được phát hiện sớm có thể chữa trị được, quan trọng là không được chậm trễ.
Bác sĩ Nhi khoa người Mỹ, tiến sĩ Blitzerton cũng tin rằng, mang thai cũng là một kiểu phục hồi sức khỏe của phụ nữ, tế bào gốc của bào thai sẽ giúp mẹ sửa chữa các cơ quan nội tạng đang bị tổn thương, đặc biệt là đối với bệnh gan và ung thư. Thai nhi sẽ biết cách bảo vệ mẹ theo cách của riêng mình.
2. Thai nhi hiếu động, thích đạp vào bụng mẹ
Trong trường hợp bình thường, thai nhi bắt đầu có những cử động đầu tiên vào khoảng tháng thứ 4. Theo tiêu chuẩn của WHO, trong 12 tiếng thai nhi sẽ cử động khoảng 30-40 lần, nếu vượt quá cũng không sao, nhưng dưới 20 lần thì người mẹ cần chú ý. Nếu thai nhi không khỏe, chúng sẽ không cử động nhiều như thường ngày, nhịp tim cũng không đều, ít bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.
Video đang HOT
Thai nhi bắt đầu có những cử động đầu tiên vào khoảng tháng thứ 4. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi bị thiếu oxy, thai nhi cũng sẽ làm giảm tần suất cử động, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra nguy cơ thai chết lưu.
Thời điểm tốt nhất để đếm cử động của thai nhi là sau khi ăn sáng, trưa, tối. Vào thời điểm này, hàm lượng đường trong máu tăng nhanh, thai nhi như được nạp năng lượng, thuận lợi cho việc đếm các cử động.
Người mẹ có thể đếm cử động vào một giờ cố định mỗi ngày, đếm trong 1-2 tiếng rồi nhân số lần lên. Nếu trong 2 tiếng có 6 lần thai nhi cử động, điều này được xem là em bé hoạt động bình thường, phát triển tốt.
3. Mẹ bầu kém ăn, đi tiểu thường xuyên, gấp gáp
Các triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. Khi thai nhi lớn dần lên, nó sẽ tác động vào tử cung của người mẹ, khiến tử cung có thể dịch chuyển sang các cơ quan khác. Lúc này, người mẹ thường có cảm giác chán ăn, mỗi lần ăn đều rất ít, nguyên nhân là do tử cung đè lên dạ dày, khiến dạ dày khó có thể chứa được nhiều thức ăn.
Trên thực tế, mỗi bữa người mẹ có thể ăn ít đi, nhưng tần suất lại tăng lên đáng kể, chia ra làm nhiều bữa trong ngày, nhìn chung số lượng thức ăn vẫn không giảm. Nhiều người mẹ dù thực sự không muốn ăn nhưng vẫn cố gắng ép mình ăn, vì họ tin rằng thời điểm này thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển nhanh.
Bên cạnh cảm giác ít thèm ăn, một số mẹ bầu lại đi tiểu nhiều lần hơn, mặc dù lượng nước tiểu rất ít, điều này gây ra không ít phiền toái. Đó là do bàng quang bị tử cung chèn ép nên chỉ có thể chứa một ít nước tiểu, tốc độ bài tiết nước tiểu vẫn không thay đổi. Khi bàng quang đầy, đương nhiên các mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều lần hơn nên cảm thấy hoảng sợ.
Bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên nhịn đi tiểu, vì càng nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang căng to hơn, kích thích lên tử cung. Nếu việc kích thích diễn ra liên tục, tử cung sẽ bị co thắt, dễ dẫn tới sinh non.
4. Căng tức ngực, khó chịu
Căng tức ngực là để chuẩn bị cho việc tiết sữa mẹ sau này. (Ảnh minh họa)
Sau khi mang thai, phụ nữ sẽ cảm thấy ngực mình to ra, hơi căng tức, màu sắc của núm vú và quầng thâm cũng thay đổi đáng kể. Điều này khiến cho không ít phụ nữ cảm thấy mình trở nên xấu xí. Tuy nhiên, tình trạng này là do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi, nó kích thích vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Mặc dù có chút khó chịu, nhưng sự thay đổi này là một sự chuẩn bị tốt cho em bé sau này có sữa mẹ bú.
Tóm lại, những sự thay đổi khi mang thai kể trên đều chứng tỏ em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Người mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ nên chú ý, đặc biệt, 2 cảm giác sau tuy có gây khó chịu cho người mẹ một chút.
Ăn nửa kg vải thiều mỗi ngày cùng nhiều loại hoa quả khác, mẹ bầu đau đớn mất con gần sát ngày dự sinh vì bệnh lý nguy hiểm
Vải chứa một hàm lượng lớn đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt lúc bụng đói sẽ gây tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và em bé.
Khi mang thai, người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được bụ bẫm, trắng trẻo, khỏe mạnh. Họ nghĩ rằng, cứ ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho em bé và không gây béo cho mẹ. Tuy nhiên, họ không ngờ có một số loại trái cây có hàm lượng đường rất cao, ăn nhiều lại cực kỳ gây hại cho cơ thể, có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con như trong trường hợp dưới đây.
Tiểu Như, 29 tuổi sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là một bà mẹ sắp sinh. Kể từ khi biết mình có thai, cô muốn con mình sinh ra được trắng trẻo, dễ thương nên rất tích cực ăn trái cây. Mỗi ngày, cô thường ăn ít nhất 3 quả táo kèm theo hoa quả theo mùa. Vào thời gian này, vải đang chín rộ nên cô mua rất nhiều về trữ trong tủ lạnh ăn dần. Trung bình mỗi ngày cô ăn khoảng 0,5kg vải. Cô không ngờ thói quen này lại gây họa cho chính mình.
Tiểu Như không ngờ ăn nhiều vải lại dẫn tới tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Vốn dĩ bận rộn với công việc kinh doanh nên sau khi mang thai, Tiểu Như cũng không thường xuyên khám thai định kỳ. Khi thai được 24 đến 28 tuần, cô không thực hiện xét nghiệm kiểm tra dung nạp glucose, đo huyết áp cùng một số thủ tục khác. Cô chủ quan nghĩ rằng thai kỳ của mình vẫn diễn ra bình thường, con vẫn khỏe mạnh.
Không ngờ chỉ còn 1 tuần nữa đến ngày dự sinh thì một tai nạn xảy ra. Buổi sáng hôm đó khi Tiểu Như thức dậy, cô nhận thấy có điều gì đó khác lạ, bụng không có dấu hiệu em bé đạp như mọi ngày, cảm giác bất động đến đáng sợ. Đồng thời lúc này cô cảm thấy vùng bụng dưới căng tức, dịch âm đạo có màu nâu.
Dự cảm có điều chẳng lành xảy ra, cả 2 vợ chồng hoảng sợ, vội vàng đến bệnh viện gần nhà kiểm tra. Lúc này, Tiểu Như nghe tin sét đánh ngang tai, khi siêu âm bác sĩ phát hiện em bé đã chết lưu trong tử cung. Kết quả xét nghiệm khác còn bất ngờ hơn, chỉ số đường huyết của cô lên tới 26mmol/L, huyết áp 170/100mmHg. Bác sĩ nhanh chóng đưa ra các biện pháp để hạ huyết áp, đồng thời chuyển cô đến khoa Sản của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu.
Bác sĩ Hàn Huân, phó trưởng khoa Nội tiết tại bệnh viện này cho biết: " Bệnh nhân bị tiểu đường rất nặng. Lượng đường trong máu cao bất thường khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Điều này có thể dẫn tới sảy thai tự nhiên, tiền sản giật, thai chết lưu, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ".
Trong trường hợp của Tiểu Như, do cô không đi khám thai định kỳ, không làm các xét nghiệm kiểm tra việc dung nạp glucose, bỏ qua nhu cầu dinh dưỡng khác ở các giai đoạn của thai kỳ nên dẫn đến bi kịch trên.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, dù bà bầu không ăn vải nhưng lại ăn các món nhiều đường khác hoặc không kiểm soát đường huyết kịp thời thì bệnh này vẫn có thể xảy ra.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. (Ảnh minh họa)
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng lượng đường huyết, tăng huyết áp và tiền sản giật ở mẹ. Đối với thai nhi có thể gây sảy thai, chậm phát triển, dị tật thai nhi, bệnh macrosomia (thai quá to). Đặc biệt, nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường cho mẹ và bé trong tương lai cao hơn người bình thường.
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, cần đi khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện bị tiểu đường thai kỳ cần hợp tác với bác sĩ để điều trị kịp thời, thực hiện chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khi mang thai không chỉ liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cần kiểm soát thực phẩm có hàm lượng đường cao, có chứa cồn, chiên rán, đồ muối chua, chế biến quá kỹ (như thịt khô)..., tất cả đều không được khuyến khích tiêu thụ trong thai kỳ.
Bà bầu cần chú ý những gì khi ăn quả vải?
Hiện nay đang là mùa của vải thiều, loại trái cây này rất ngon và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, dù là người bình thường hay mẹ bầu đi chăng nữa, nếu ăn một số lượng lớn vải, đặc biệt lúc bụng đói sẽ dễ gây hạ đường huyết đột ngột, chóng mặt, vã mồ hôi, da tái xanh, trường hợp nặng có thể dẫn tới co giật, hôn mê... Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khả năng trao đổi chất kém, dễ bị hạ đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Vải thiều rất ngon nhưng cần được ăn với lượng đủ và đúng cách. (Ảnh minh họa)
Ăn vải đúng cách cần ghi nhớ 3 điểm sau:
- Không ăn vải khi bụng đói hoặc liên tục với số lượng lớn.
- Vải rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C..., tuy nó rất ngon nhưng không nên ăn nhiều.
- Ăn quả vải đã chín.
6 tuần đầu tiên trong đời, các em bé sẽ ăn - ngủ - thức liên tục, không có chuyện ngủ xuyên đêm Biết được sự thật này, các mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ bớt stress hơn và biết cách tự thích nghi với nếp sinh hoạt của con. Khi mới mang thai, hẳn là bà mẹ cũng sẽ tưởng tượng ra khoảnh khắc yên bình con nằm ngủ ngoan trong khi bạn tranh thủ đọc sách,...