4 sai lầm trong tiêu tiền mà tới 90% các cặp vợ chồng trẻ đều mắc phải khiến tiền kiếm bao nhiêu vẫn “rỗng ví” và 3 cách khắc phục
Loay hoay không biết cách quản lý tài chính kinh tế như nào cho đúng chính là vấn đề khiến các cặp vợ chồng trẻ đau đầu. Mẫu thuẫn gia đình nhiều khi cũng bắt nguồn từ đây.
Trẻ tuổi đi liền với ít kinh nghiệm trong việc chi tiêu, quản lý gia đình. Nếu để tình trạng này kéo dài thì việc tiết kiệm tiền của vợ chồng sẽ là cả một vấn đề không hề đơn giản. Dưới đây chính là những sai lầm mà các cặp vợ chồng trẻ thường mắc phải nhất.
Vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân, người trẻ thường không biết cách quản lý chi tiêu, hiện tượng được nhiều người gọi là “mơ hồ tài chính”. Mỗi khi thấy đồ đẹp, ưng mắt là họ sẽ rút ví mua không đắn đo quan tâm xem vật dụng đó có thật sự thiết thực với cuộc sống mình đang cần?
Điều này phái đẹp thường mắc phải nhiều hơn. Mỗi khi bước vào cửa hàng thời trang, váy áo, làm đẹp là chị em sẽ bị cảm xúc chi phối ví tiền, dẫn đến tình trạng vung tay quá trán. Thậm chí có lúc họ còn tiêu âm cả vào thu nhập của gia đình.
2. Không lập bảng chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Nếu những bà mẹ bỉm sữa giàu kinh nghiệm trong chi tiêu quản lý gia đình luôn luôn có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tuần, từng tháng, chia khoản mục rõ ràng thì ngược lại các cặp vợ chồng trẻ lại không làm điều này.
Đến giờ là họ xách ví đi chợ, thích gì sẽ mua đó không hạn định mức tiền. Đấy chính là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Điều này dẫn dễ đến tình trạng “nay no mai đói”, chưa hết tháng đã hết tiền.
3. Chi quá nhiều vào sở thích du lịch, di chuyển trước khi sinh con
Tâm lý chung của các cặp vợ chồng trẻ là tận dụng tuổi thanh xuân để đi chu du khắp nơi. Họ sợ rằng sau này sinh con rồi sẽ bị “cột chân” không đi du lịch thỏa thích được.
Ảnh minh họa.
Vậy nên, thay bằng lên kế sách tiết kiệm, vợ chồng lại lên kế hoạch cho những chuyến đi. Thậm chí họ không tiếc chi cả tháng lương của mình để đến được địa điểm họ mơ ước. Đôi khi cũng chỉ là đáp ứng sở thích check-in, tích ảnh up facebook mà thôi.
4. Lạm dụng ăn hàng quán
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Vì chưa vướng vào con cái nên cũng giống như chuyện mua sắm, đối với ăn uống vợ chồng trẻ cũng hành xử theo sở thích. Được tăng lương, giải quyết xong việc quan trọng hay đơn giản chỉ là thời tiết hôm đó đẹp cũng có thể là lý do để vợ chồng trẻ quyết định tắt bếp kéo nhau đi ăn nhà hàng. Chuyện này tưởng như không quá ảnh hưởng tới kinh tế nhưng thực chất nó đã tiêu tốn một khoản không hề nhỏ của tài chính gia đình. Song phải mất một thời gian dài sau, nhìn lại các bạn trẻ mới nhận ra điều đó.
Bí quyết quản lý tài chính gia đình là đây
Khi đã xác định rõ nguyên nhân làm cho ví tiền của vợ chồng mình luôn trống rỗng. Vì sao người khác tiết kiệm dễ còn mình lại khó như vậy thì vợ chồng trẻ nên ngồi lại với nhau để thống nhất cách quản lý chi tiêu của gia đình. Dưới đây là 1 số gợi ý để các bạn cùng tham khảo:
1. Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Ảnh minh họa.
Việc này sẽ giúp vợ chồng bạn quản lý rất tốt ví tiền của mình bởi khi các khoản tiêu trong tháng đều được phân chia cụ thể, rõ ràng. Vợ chồng bạn cứ thế làm theo, không sợ chi tiêu phát sinh. Hàng ngày tiêu những gì, tiêu bao nhiêu mang đối chiếu so sánh bạn sẽ thấy việc quản lý túi tiền không phải quá khó.
2. Không để quá nhiều tiền mặt trong túi
Ảnh minh họa.
Cách làm này được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế việc chi tiêu theo cảm hứng của bạn. Nếu trong túi có nhiều tiền, đương nhiên khi cảm xúc mua sắm dâng trào mà bạn không kiềm chế được lập tức sẽ vung tay quá trán. Nên cách tốt nhất chính là hạn chế tiền mặt trong túi.
3. Ghi lại các khoản chi tiêu
Ảnh minh họa.
Công việc tưởng “thừa” này lại một cách quản lý tài chính thông minh. Bởi qua đó, bạn có thể biết được khoản chi nào là cần thiết và không cần thiết để đưa ra các biện pháp chi tiêu tốt nhất. Vậy nên nếu chưa có thì ngay ngày mai bạn nên sắm cho mình 1 cuốn sổ ghi chép. Chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng cách này, tin chắc rằng bạn sẽ thấy hối tiếc vì mình đã không làm điều này sớm hơn.
Giang Nguyễn
Học bà mẹ hai con sắm Tết: Tất cả chỉ gói gọn trong 9 triệu, Tết vẫn đủ đầy lại chẳng kém sang
Nhiều khi ra ngoài nghe người ta kể, Tết nhà họ tiêu cả trăm triệu không đủ, nhưng nhà mình đúng là chỉ gói gọn trong ngần ấy tiền. Nói chung phải lựa hoàn cảnh mà tiêu thôi...
Năm hết Tết đến, trẻ con háo hức được diện áo mới đón xuân bao nhiêu thì người lớn lại tái mặt lo tiền chi tiêu sắm Tết bấy nhiêu.
Đặc biệt với những gia đình có thu nhập ở mức trung bình thì quả thật 2 từ "sắm tết" đúng là nỗi ám ảnh, chỉ nhắc tới thôi cũng đã đủ khiến nhiều người phải rùng mình. Nhất là hội chị em - những tay hòm chìa khóa, quản lý chi tiêu chính trong nhà.
Tuy nhiên, nếu chúng ta có kế hoạch sắm Tết một cách chi tiết và khoa học thì Tết đến sẽ không còn là nỗi lo. Giống như chia sẻ của chị Dịu - 1 "mẹ mìn" 2 con dưới đây chẳng hạn. Chỉ với 9 triệu đồng, chị vẫn sắm được 1 cái Tết đầm ấm, đủ đầy.
Mẹ bỉm sữa Thu Dịu.
Chị Dịu kể: " Vợ chồng mình đều xuất thân tỉnh lẻ, cưới nhau tính tới nay cũng được hơn chục năm và đã có 2 con. Bé thứ nhất đang học lớp 7, bé thứ hai lớp 2. Vợ chồng mình đều làm bên khối văn phòng, thu nhập 1 tháng cả hai cộng lại còn chưa được 17 triệu. Cũng may nhà cửa có rồi nên thu nhập như thế cũng gọi là đủ tiêu. Tháng nào con không ốm, cũng không có khoản phát sinh thì mình để tích lũy được chút ít.
Song đến tháng Tết thì mọi chi tiêu đều phải đội lên. Vì vợ chồng mình không có khoản thu ngoài, mọi thứ đều gói gọn trong tiền lương và thưởng nên mình phải có kế hoạch chi tiêu thật cụ thể rõ ràng. Năm nào cũng thế, tiền Tết mình quy định chỉ tiêu trong vòng 9 đến 10 triệu, bao gồm tất cả tiền mua sắm cũng như biếu 2 bên nội ngoại. Số còn lại mình sẽ giữ để ra Giêng đóng tiền điện nước, nộp học cho con cũng như phòng khi có việc phát sinh.
Nhiều khi ra ngoài nghe người ta kể, Tết nhà họ tiêu cả trăm triệu không đủ, nhưng nhà mình đúng là chỉ gói gọn trong ngần ấy tiền. Nói chung phải lựa hoàn cảnh mà tiêu thôi, gọi 'liệu cơm gắp mắm' kiểu 'khéo gói thì no mà khéo co thì ấm' ấy", chị Dịu vui vẻ tâm sự.
Tổ ấm hạnh phúc của chị Dịu.
Dưới đây là bảng kế hoạch chi tiêu ngày tết của chị Dịu:
Ngoài ra chị Dịu cũng bật mí với chị em số mẹo nhỏ chị thường áp dụng trong quá trình mua sắm đồ Tết như sau:
"Cây nhà lá vườn" được ưu tiên hàng đầu
Bánh chưng, giò mỡ, đồ muối, mứt dừa, mứt bí là nhưng món gia đình chị Dịu luôn tự tay làm. Chị kể, năm nào cũng thế, cơ quan bắt đầu nghỉ tết là vợ chồng chị rục rịch cùng nhau đi mua đồ về gói bánh. Tuy có hơi lách cách một chút nhưng cả nhà đều vui, hai đứa con của chị cũng hào hứng lắm.
Năm nào vợ chồng chị Dịu cũng tự tay gói bánh chưng thắp hương Tết.
Kể cả giò mỡ, mứt tết anh chị cũng tự tay làm. Vì thực phẩm ngày tết đắt đỏ, nhiều khi còn không đảm bảo nên có thể tự tay lựa từng miếng thịt tươi nhất về làm giò cho người thân ăn khiến chị cảm thấy vô cùng yên tâm mà giá thành lại rẻ hơn mua sẵn rất nhiều.
Giò và mứt tự tay chị Dịu làm.
Đi chợ mua sắm đồ sớm
Cũng theo kinh nghiệm sắm Tết của "mẹ mìn" 2 con này, càng những ngày cận Tết giá cả càng cao vậy nên các bà nội trợ cố gắng tranh thủ đi sắm đồ sớm một chút giá sẽ mềm hơn. Để sát Tết mới đi mua nhiều khi hàng đã không được như ý còn bị ép giá, một nải chuối xanh thôi cũng lên tới cả trăm nghìn trong khi trước đó vài ngày chỉ đôi ba chục, hàng còn đẹp long lanh.
Lên danh sách những thứ cần mua, nhất quyết không chi tiêu vượt quá ngân sách dự tính ban đầu
Theo chị Dịu, để sắm Tết tiết kiệm, chị em nên liệt kê chi tiết những thứ cần mua, tổng chi phí trong phạm vi túi tiền. Làm như thế sẽ tránh được tình trang sa đà vào những món đồ không thật sự cần thiết và không bị "vung tay quá trán".
Không nghĩ tới việc mua sắm thêm dù là hàng giảm giá kịch sàn
Có sẵn khoản dự kiến mua sắm rồi, chị Dịu sẽ không mua thêm bất cứ một món hàng nào ngoài danh sách cần mua kể cả gặp hàng khuyến mại, giá hấp dẫn chị cũng nhất định nói "không".
Ngoài ra chị Dịu còn hết sức tận dụng những món đồ cũ ví dụ như khay đựng bánh kẹo, hoa quả. Thức ăn cũ còn lại trong tủ lạnh chị vẫn mang ra dùng trong những ngày tết. Thường chị cũng chỉ mua sắm đồ mới cho các con diện Tết còn người lớn thì vẫn mặc lại những bộ đồ trong năm.
Theo Helino
3 mẹo nhỏ giúp bạn không biến thành "con nghiện" mua sắm online khi ở nhà mùa dịch Trong khoảng thời gian kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch, chi tiêu thông minh là điều càng trở nên quan trọng. Để không sa đà, trở thành những "con nghiện" mua sắm online khi làm việc ở nhà, hãy luôn nhớ tới 3 mẹo nhỏ mà hữu ích này. Khuyến cáo hạn chế ra ngoài, tiếp xúc gần và xu...