4 sai lầm tài chính cần tránh ở độ tuổi 30
Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh.
Khi nói đến kế hoạch tài chính, tuổi 30 là một giai đoạn quan trọng của cuộc đời chúng ta. Đến thời điểm này, hầu hết chúng ta đã tìm ra con đường sự nghiệp của mình, có thu nhập ổn định, đã kết hôn và có thể trở thành những người làm cha, làm mẹ.
Trong giai đoạn này của cuộc đời, bạn cũng có nhiều trách nhiệm hơn trên vai so với những năm 20 tuổi. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần đặc biệt lưu ý và suy nghĩ kỹ càng hơn về các kế hoạch tài chính của mình nhằm đảm bảo tương lai cho bản thân cũng như gia đình.
Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh.
Không có mục tiêu tài chính rõ ràng
Khi bạn ở độ tuổi 30, bạn đã có một số khoản tiết kiệm và lý tưởng nhất là bạn nên bắt đầu đầu tư để đạt được các mục tiêu tài chính khác nhau. Trong trường hợp bạn chưa đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cụ thể, bạn vẫn còn thời gian để nhanh chóng trở lại đúng hướng với điều kiện là bạn phải bắt đầu ngay lập tức.
Nếu bạn không bắt đầu đầu tư dựa trên mục tiêu, bạn sẽ giống như một con tàu không bánh lái, bạn không thể lập kế hoạch để đến được nơi mình mong muốn. Đây là sai lầm tiền bạc lớn nhất mà bạn phải tránh ở độ tuổi 30.
Hãy đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể như mua ô tô, mua nhà, lập kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu… Điều này sẽ giúp bạn lập nên lộ trình tốt nhất để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
Trì hoãn kế hoạch tiết kiệm hưu trí
Nếu bạn vừa bước sang tuổi 30, bạn có thể nghĩ rằng việc lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu của mình ngay bây giờ là điều xa vời, không cần thiết. Bạn sẽ nghĩ rằng nếu mình dự định nghỉ hưu ở tuổi 60 thì bạn vẫn còn tới 30 năm nữa để tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của mình.
Hơn nữa, so với độ tuổi 20, bạn hiện đang có nhiều trách nhiệm tài chính hơn. Và vì ưu tiên các mục tiêu tài chính ngắn hạn nên bạn nghĩ rằng trì hoãn kế hoạch đầu tư cho hưu trí của mình một vài năm dường như là điều rất hợp lý.
Tuy nhiên, việc trì hoãn kế hoạch tiết kiệm để nghỉ hưu của bạn, thậm chí chỉ 5 năm thôi cũng có thể là sai lầm tài chính tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng tích lũy đủ tiền tiết kiệm cho những năm tháng sau này của bạn.
Không có quỹ khẩn cấp
Khi bạn ở độ tuổi 30, các khoản mà bạn phải chi trả thường lớn hơn nhiều so với những năm tuổi 20. Đó là lý do vì việc tránh sai lầm về tiền bạc khi không có kế hoạch tài chính cho những trường hợp khẩn cấp bất ngờ như mất việc, chi phí sửa chữa nhà bất ngờ… bằng cách tạo một quỹ khẩn cấp lại quan trọng đến vậy.
Có một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ đảm bảo rằng bạn không phải vay lãi cao hoặc tiêu hết những gì có trong sổ tiết kiệm để trang trải các chi phí không lường trước được. Số tiền trong quỹ khẩn cấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tình trạng sức khoẻ hay độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc… song nhìn chung để an toàn, quỹ khẩn cấp của bạn nên đủ lớn để có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong 9 đến 12 tháng.
Đây có vẻ như là bạn đang phải bỏ một số tiền lớn qua một bên. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì bạn có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ hơn, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng trong chặng đầu và tiếp tục tăng thêm theo thời gian. Điều này sẽ đảm bảo quy mô quỹ khẩn cấp phù hợp với thu nhập và chi phí của bạn, tránh việc căng thẳng quá mức.
Video đang HOT
Không mua bảo hiểm
Khi trách nhiệm gia tăng có nghĩa là bạn cần phải lập kế hoạch cho nhiều tình huống khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích tài chính của gia đình mình. Quỹ khẩn cấp có thể đảm bảo các chi phí khẩn cấp quan trọng song bạn cũng cần tránh sai lầm tài chính khi không mua bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm nhân thọ như một phần của chiến lược tài chính tổng thể. Việc có bảo hiểm là điều cần thiết để đảm bảo rằng tài chính của gia đình bạn được bảo vệ trong trường hợp cấp cứu y tế hoặc những điều không may khác xảy ra.
Khi mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể đảm bảo tài chính cho những người thân yêu của mình với chi phí thấp trong trường hợp xấu. Ngoài ra, bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi tài chính của mình cũng như gia đình thông qua việc chi trả các hóa đơn y tế khi gặp vấn đề sức khoẻ.
Khi nói đến việc đảm bảo tương lai tài chính của bạn, sai lầm tài chính phổ biến nhất là quên rằng bạn bắt đầu càng sớm thì sẽ càng dễ đạt được mục tiêu. Khi bạn bắt đầu lập và thực hiện các kế hoạch tài chính ở độ tuổi 30, bạn đang đặt nền móng cho tương lai của chính mình. Tránh những sai lầm phổ biến về tiền bạc ở độ tuổi 30 khi lập kế hoạch cho tương lai có thể tạo nên sự khác biệt trong việc việc đạt được các mục tiêu tài chính.
Những thói quen nhỏ làm nên tài khoản lớn, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập
Những thói quen tốt về tiền bạc này sẽ giúp tài khoản của bạn ngày càng lớn mạnh, tạo dựng sự giàu có.
1. Chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được và luôn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền mới
Thói quen này là điều luôn đúng đắn dù bạn ở bất kỳ hoàn cảnh tài chính nào. Có 2 cách để bạn có thể thực hiện thói quen này và hãy tập trung vào cả hai: tăng thu nhập và kiểm soát chi tiêu để sống trong khả năng của mình.
Cùng với đó, đừng bao giờ ngừng tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền mới để gia tăng thu nhập. Đó có thể là làm thêm vào mỗi cuối tuần, vài buổi dạy gia sư mỗi tuần hay bán hàng trực tuyến...
2. Trả tiền cho chính mình trước tiên
Khi mọi người nói "hãy tự trả tiền cho mình trước", điều đó có nghĩa rằng bạn nên rút tiền tiết kiệm ngay khi nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào để đảm bảo rằng bạn đã tiết kiệm được trước khi chi tiêu hết cho các hóa đơn và các chi phí khác.
Chìa khóa để tiết kiệm thành công là hãy tiết kiệm trước, tiết kiệm nhiều hơn và tiết kiệm thường xuyên. Đặt chế độ tự động cho việc tiết kiệm cũng sẽ giúp bạn thực hiện việc tiết kiệm tốt hơn.
3. Duy trì quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia tài chính cá nhân đều cho rằng quỹ khẩn cấp là trọng tâm của sức khỏe tài chính. Việc xây dựng và duy trì quỹ khẩn cấp chính là khoản dự phòng giúp bạn duy trì các mục tiêu tài chính của mình ngay cả khi gặp phải sự cố.
Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp, hãy bắt đầu những bước thay đổi nhỏ bằng cách tiết kiệm chi phí cho 1 tháng sinh hoạt và sau đó tăng dần giá trị của quỹ lên 6-12 tháng. Khoản tiền này sẽ bảo vệ bạn khỏi những lo lắng về tài chính khi khủng hoảng xảy ra như mất việc làm hoặc gặp vấn đề về sức khoẻ.
4. Đặt mục tiêu tài chính
Để biết những thói quen tiền bạc hàng ngày cần tập trung là gì, ưu tiên quản lý tiền bạc theo cách ra sao, bạn phải biết mình đang hướng đến điều gì.
Hãy xem xét tình hình tài chính của bạn, cụ thể hoá những khoản "ngốn" tiền lớn nhất của bạn và nghĩ xem bạn muốn tình hình tài chính của mình như thế nào trong tương lai. Sau khi đã có được các mục tiêu tiền bạc, bạn sẽ dễ xác định được các bước đi cần thiết ngắn hạn và dài hạn.
5. Biết tiền của mình "đi" đâu
Bạn không thể đặt tiền của mình đúng vào nơi quan trọng nếu bạn không biết nó sẽ đi đâu. Hãy chọn cách phù hợp để có thể theo dõi chi tiêu của mình. Đó có thể là một cây bút cùng cuốn sổ nhỏ hay một ứng dụng trong điện thoại thông minh.
Bạn có thể chọn bất cứ cách nào phù hợp với mình, miễn là nó có thể giúp bạn có được bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra với tiền của bạn. Theo dõi chi tiêu sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được các vấn đề cần cải thiện và tiến trình mình đang đạt được.
Bạn cũng nên tạo thói quen thường xuyên kiểm tra các tài khoản tài chính. Với các tài khoản tiết kiệm, bạn có thể theo dõi định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Các tài khoản như hưu trí và đầu tư có thể xem xét ít thường xuyên hơn, tuỳ vào tình hình thực tế.
6. Chỉ mang theo lượng tiền đủ
Nếu ví của bạn đầy đến mức bạn khó có thể đóng lại, hãy cân nhắc giới hạn những gì bạn nên mang theo: một thẻ ghi nợ, tiền mặt đủ để trang trải một ngày và các giấy tờ tùy thân. Không nên mang theo quá nhiều tiền bạc hay thẻ tín dụng để tránh sự cám dỗ chi tiêu.
Việc để thẻ tín dụng ở nhà cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị mạo danh trong trường hợp ví của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp. Ngoài ra, việc các chi tiêu được dồn vào 1 mối cũng sẽ giúp bạn dễ theo dõi chi tiêu hơn.
7. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Việc thanh toán hóa đơn đúng hạn không chỉ giúp bạn tránh các khoản phí phạt hay tiền trả chậm mà còn là chìa khóa cho sự bình yên về tài chính và sức khỏe.
Nếu thanh toán đúng hạn là một vấn đề đối với bạn, hãy xem lại lịch thanh toán của từng hóa đơn và đặt lời nhắc trên lịch, trên điện thoại hoặc đăng ký email nhắc nhở. Những việc này sẽ giúp bạn dù bận rộn cũng không bỏ lỡ bất kỳ khoản thanh toán nào.
8. "Tự túc là hạnh phúc"
Sự tiện lợi sẽ hấp dẫn nhưng đi kèm với nó cũng là sự tốn kém. Một số dịch vụ đáng trả tiền để bạn có thể giải phóng thời gian của mình hoặc tránh phát sinh thêm chi phí nhưng rất nhiều việc bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí. Những việc đơn giản như chuẩn bị bữa ăn ở nhà, chăm sóc móng tay... bạn đều có thể tự làm tốt và tạo ra khoản tiết kiệm lớn.
9. Đầu tư vào bản thân
Nơi tốt nhất bạn có thể chi tiền của mình vào chính là nâng cao giá trị của bạn. Từ những thói quen hàng ngày như ăn uống đa dạng, ngủ đủ giấc đến những bước quan trọng trong cuộc sống như không ngừng học hỏi và đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn, bạn sẽ ngày càng đến gần hơn với mục tiêu của mình.
10. Học cách muốn (và mua) ít hơn
Hãy kìm hãm sự thôi thúc mua sản phẩm này hay trả tiền cho dịch vụ đó để bạn được vui vẻ, hay bất cứ lợi ích nào khác mà các chiến dịch tiếp thị nói với bạn. Thực hành chánh niệm thông qua việc lập ngân sách và tuân theo nó; tạo lập các thói quen giúp bản thân cải thiện cảm giác như thiền định và viết nhật ký về lòng biết ơn... để biết trân trọng hơn những gì mình đang có.
Nhớ rằng, bạn là người quyết định số tiền của mình nên được chi tiêu vào việc gì, không phải các nhà tiếp thị hay đồng nghiệp của bạn.
11. So sánh chi phí cho mọi thứ
Để tiêu tiền một cách khôn ngoan, bạn cần có khả năng quyết định xem những gì bạn nhận được có phải là đủ tốt để mình bỏ ra ngần ấy tiền không. Hãy tập thói quen so sánh giá của các sản phẩm cũng như so sánh giá của chúng với giá trị đem lại. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách so sánh giá của món hàng mình muốn mua với mức thu nhập mỗi giờ của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn mua một đôi giày giá 500 nghìn đồng, hãy nghĩ xem liệu nó có thực sự xứng đáng với 2 ngày công lao động của bạn không. Bạn cũng có thể so sánh xem liệu có tốt hơn khi mình dùng 500 nghìn đó để dồn vào khoản tiền trả nợ lãi suất cao.
Cuối cùng, hãy so sánh xem liệu mình có lựa chọn nào tương đương mà phù hợp hơn không, có lựa chọn nào thay thế với chi phí thấp hơn không, nếu bỏ ra nhiều tiền hơn một chút liệu mình có thể mua sản phẩm chất lượng cao với tuổi thọ gấp đôi không? Việc cân nhắc các tùy chọn này có thể giúp bạn giảm thiểu mua "rác" về nhà, đưa bạn đến các lựa chọn mang lại giá trị thực và chất lượng cao hơn.
12. Học hỏi từ những thất bại tài chính
Biết con đường đúng đắn mình cần đi và biết cách trở lại đúng hướng khi đã sai đường đều là những điều hết sức quan trọng. Dù là ai, chúng ta cũng sẽ đều phải đối mặt với những thất bại về tài chính tại một số thời điểm nào đó.
Hãy đối mặt với thất bại bằng thái độ tích cực. Việc thẳng thắn nhìn lại những sai lầm tài chính trong quá khứ sẽ giúp bạn có thể xác định những gì đã xảy ra và cách bản thân có thể ngăn chặn những vấn đề đó lặp lại trong tương lai.
13. Thay đổi các thói quen xấu
Khi thiết lập và thực hành những thói quen mới, lành mạnh về tài chính, bạn vẫn sẽ khó tránh khỏi việc mắc một vài thói quen xấu. Đừng né tránh vấn đề khi chúng nảy sinh hay tìm cách biện minh cho việc chi tiêu quá đà vào thời điểm nào đó. Chúng có thể khiến bạn thiệt hại nhiều hơn cả những gì thói quen tốt tạo dựng nên được.
Dù là vấn đề gì, đừng phá hoại chính nỗ lực xây dựng sự giàu có của bản thân mình. Cùng với việc xây dựng những thói quen tích cực, hãy dần cải thiện những thói xấu và thành thật với bản thân để ngày càng đến gần đích.
14. Giáo dục bản thân về tài chính
Nếu bạn nghiêm túc về việc xây dựng sức khỏe tài chính và tạo dựng sự giàu có thì bạn cần phải tự giáo dục bản thân mình. Chúng ta không thể đưa ra lựa chọn tài chính tốt nhất nếu không biết lựa chọn của mình là gì và mỗi quyết định sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và tiền bạc của mình.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như đọc các cuốn sách về tài chính cá nhân hay dành vài phút mỗi ngày để đọc các bài viết về tài chính cá nhân.
Khi nghiên cứu các lựa chọn để đưa ra quyết định, hãy đi sâu vào những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn. Dù đó là vay mua ô tô hay tìm cách đầu tư thích hợp, bạn đều có thể đưa ra quyết định khôn ngoan và tự tin hơn khi đã tìm hiểu nhiều về lĩnh vực này.
Người thông minh luôn biết cách tránh mắc phải 10 sai lầm tài chính này ở tuổi 30 Việc tránh được 10 sai lầm về tiền bạc này ở độ tuổi 30 sẽ giúp bạn có thể đạt được tự do tài chính ở độ tuổi 40 và nhiều hơn thế nữa. Những năm tuổi 30 có thể là khoảng thời gian lý tưởng để bạn tạo dựng vị trí nhất định cho bản thân trong sự nghiệp, đánh dấu những...