4 sai lầm khi đeo khẩu trang rất nhiều người mắc phải
Đeo khẩu trang khi ra đường là điều mọi người đang làm lúc này để chống dịch COVID-19, nhưng bạn có chắc mình không mắc những sau lầm dưới đây?
Khẩu trang rộng hoặc chật
Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai; rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang cần vừa vặn với mặt hoặc có thể điều chỉnh dây đeo sao cho nó ôm sát.
Khẩu trang y tế đang khan hiếm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng khẩu trang vải, dùng loại 2 lớp, che được cả mũi và miệng.
Đeo sai cách
Rất nhiều người khi dùng khẩu trang y tế đã đeo ngược chiều trên – dưới, phần gọng nhựa lẽ ra nằm phía trên thì lại bị lộn xuống cằm. Nên biết rằng gọng nhựa này giúp khẩu trang ôm sát vào khuôn mặt bạn nhờ động tác bóp nhẹ phần gọng trên sống mũi. Nếu đeo ngược, tác dụng này bị bỏ phí, khẩu trang không che kín và mầm bệnh có thể xâm nhập đường hô hấp của bạn.
Video đang HOT
Ngoài ra, bạn đếu dùng khẩu trang y tế, bạn cũng cần xem kỹ hướng dẫn để không đeo ngược mặt trong ra ngoài.
Đeo vài khẩu trang cùng lúc
Việc đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ như một số người nghĩ mà còn giảm tác dụng, lại gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách.
Đeo quá lâu
Chiếc khẩu trang chỉ có công dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là khẩu trang y tế. Nếu bạn đeo nó suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, nó không còn sạch và an toàn nữa.
Với khẩu trang vải, bạn có thể giặt để dùng lại, tuy nhiên vẫn phải thay mới mỗi ngày.
Ngoài việc rửa tay, đeo khẩu trang thì đây là hành động quan trọng giúp bạn ngăn ngừa virus Covid-19
Bạn thường chạm tay lên mặt như một thói quen? Có lẽ bạn không biết rằng chính thói quen này đã khiến nhiều người nhiễm vius Covid-19.
Chạm tay vào mặt là thói quen của rất nhiều người. Một tạp chí nghiên cứu vệ sinh môi trường và nghề nghiệp đã khảo sát những người làm việc trong văn phòng trong 3 giờ. Kết quả của nghiên cứu thật đáng ngạc nhiên. Hầu hết những nhân viên văn phòng trong nghiên cứu đã chạm tay vào mặt 16 lần trong 3 giờ. Đáng ngạc nhiên hơn, các sinh viên y khoa- những người được cho là có nhận thức về y học tốt hơn cũng chạm tay lên mặt 23 lần trong suốt 1 tiếng. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu khiến bạn dễ nhiễm virus Covid-19.
Vì sao chạm tay lên mặt khiến bạn dễ nhiễm virus Covid-19?
Virus Covid-19 là loại virus chết người lây từ người sang người, gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Virus này chủ yếu lây truyền qua giọt hô hấp hoặc các bề mặt chứa virus.
Khi người bệnh ho và hắt hơi, virus qua những giọt hô hấp phát tán ra ngoài. Nếu bạn đứng gần người bệnh, những giọt hô hấp sẽ rơi vào người bạn và từ từ đi vào cơ thể bạn khi bạn chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Người ta phát hiện ra rằng ngoài không khí, virus Covid-19 cũng có xu hướng tồn tại trên các bề mặt khác nhau. Ví dụ: Nếu bạn ở trong thang máy, virus có thể tồn tại trên nút bấm thang máy, cửa thang máy hoặc trên bề mặt thang máy. Nếu bạn ở trong văn phòng, virus có thể tồn tại trên ghế, máy tính xách tay, điện thoại di động. Loại virus này có thể tồn tại từ 6-12 giờ. Chúng len lỏi vào cơ thể bạn khi bạn chạm tay lên mắt, mũi và miệng. Vì vậy, việc rửa tay thường xuyên và không chạm tay lên mắt, mũi miệng là rất cần thiết.
Chạm vào mặt bạn là một hành vi phổ biến mà hầu như chẳng ai chú ý đến. Bạn thậm chí không biết rằng bạn đang chạm vào mặt bạn. Đó là lý do tại sao nhiều nguời khó có thể từ bỏ được thói quen này. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm dần tần suất chạm tay lên mặt:
- Hãy nhắc nhở bản thân đừng chạm vào mặt bạn
- Hãy tỉnh táo và nhận thức rõ hơn về những nguy cơ mỗi khi bạn muốn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Ngoài ra, trong những ngày ở nhà, cách ly xã hội, bạn nên tự nhắc nhở bản thân không chạm tay vào mặt bằng một số cách khác như sử dụng khăn giấy, sử dụng nước rửa tay có mùi thơm, đeo găng tay...
Nơi trú ngụ lý tưởng của SARS-CoV-2 Khi đến nơi đông người, công viên hay nhà vệ sinh công cộng, mối lo về việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 lớn hơn. Virus SARS-CoV-2 có tính lây lan mạnh. Ngoại trừ đường lây qua giọt bắn khi nói chuyện, điều làm mọi người lo lắng là khả năng tồn tại và lây nhiễm qua các bề mặt khác nhau của virus. Nghiên...