4 phim Việt gây tranh cãi vì cổ phục sai sử: Quỳnh Hoa Nhất Dạ có tránh được vết xe đổ của loạt phim này?
Trước Quỳnh Hoa Nhất Dạ, có không ít bộ phim cổ trang của Việt Nam đã từng bị ném đá vì cổ phục sai sử.
Thị trường phim Việt từ trước tới nay vẫn luôn hoan nghênh các cá nhân và tập thể có mong muốn đem lên màn ảnh những câu chuyện lịch sử đáng nhớ của dân tộc. Tuy nhiên, dù xét về mặt kịch bản hay khâu kĩ thuật quay dựng, vẫn chưa thực sự có một bộ phim nào có đủ điều kiện để trở thành áng phim cổ trang tiêu biểu của nước nhà. Một trong số những điều khiến người xem thất vọng nhiều nhất ở những bộ phim đó chính là sự cẩu thả hoặc sáng tạo quá đà ngay từ những khâu lựa chọn, thiết kế trang phục.
1. Quỳnh Hoa Nhất Dạ – Dã sử không có nghĩa là được sáng tạo quá đà
Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật trong lịch sử về Thái hậu Dương Vân Nga, phim điện ảnh dã sử (khai thác câu chuyện lịch sử, có thêm thắt tình tiết hư cấu) Quỳnh Hoa Nhất Dạ hứa hẹn sẽ đem đến một siêu phẩm cổ trang cho màn ảnh Việt trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên khi vừa mới chỉ nhá hàng những hình ảnh đầu tiên, chính dự án được mong chờ này lại là ngọn nguồn gây ra những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội khi nữ chính Thanh Hằng diện bộ trang phục được cho là có hơi hướng cung đình Mãn Thanh ở phía hậu trường.
Quỳnh Hoa Nhất Dạ đang là tâm điểm bàn tán của khán giả yêu phim Việt trong thời gian vừa qua
Trang phục của nữ chính được cho là mang hơi hướng cổ phục triều Mãn Thanh từ màu sắc đến kiểu dáng, họa tiết
Khi nhìn vào tạo hình nhân vật, sẽ không khó để nhận ra rằng nữ chính Thanh Hằng đang diện một trang phục mang đậm phong cách thời Mãn Thanh từ màu sắc đến kiểu dáng, họa tiết, nhìn khá xa lạ so với cổ phục chốn cung đình Việt. Với đại đa số khán giả, việc đem lên màn ảnh một câu chuyện lịch sử là điều đáng được hoan nghênh, nhưng để vị Thái hậu nổi tiếng ở triều Đinh – Tiền Lê của Việt Nam mặc trang phục mang đậm phong cách Mãn Thanh vẫn khó hiểu.
Trailer phim
Mặc dù chỉ là phim dã sử nhưng với mong muốn khắc họa một nhân vật có thật trong lịch sử của Việt Nam, khán giả và cộng đồng cổ phong đang chờ đợi ekip Quỳnh Hoa Nhất Dạ khi tung thêm các bộ trang phục tiếp theo sẽ lí giải ý tưởng sáng tạo cổ phục ra sao, có sai khác sử liệu nữa không.
2. Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long – Tận dụng luôn cả phục trang Trung Quốc và cái kết đau lòng
Trước Quỳnh Hoa Nhất Dạ, trên màn ảnh Việt không thiếu những dự án cổ trang bị phản đối kịch liệt vì cổ phục sai sử. Một trong số đó phải kể đến bộ phim Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long. Trang phục phim tuy hoành tráng, đẹp mắt nhưng không khác gì cổ phục Trung Quốc và hoàn toàn không đề cao được màu sắc thuần Việt.
Người xem nhầm lẫn giữa Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long với nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc vì sự tương đồng gần như hoàn toàn về trang phục, phong thái nhân vật
Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long là dự án phim được đầu tư hàng trăm tỷ để phát sóng kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, từ việc mang quá nhiều màu sắc Trung Quốc trong bối cảnh, y phục cho đến những bất ổn từ nội dung nên bộ phim đã không được lên sóng. Để tiết kiệm chi phí, ekip dự án đã thuê lại phim trường và một phần trang phục của Trung Quốc nên dẫn đến sự cố đáng buồn này.
Bộ phim về vị vua anh minh của Việt Nam gây thất vọng nặng nề đối với khán giả về mọi mặt
3. Mỹ Nhân
Bộ phim cổ trang Việt Nam mang tên Mỹ Nhân có lợi thế rất lớn trong khâu kiểm duyệt trang phục. Tuy nhiên, đó cũng chính là lý do lớn nhất dẫn đến việc phim vừa ra mắt đã bị ném đá bởi những lỗi sai cơ bản trong thiết kế cổ phục và tạo hình nhân vật. Điều khiến khán giả bức xúc nhất nằm ở việc ekip làm phim sử dụng y phục cẩu thả, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử.
Tạo hình nhân vật trong Mỹ Nhân được cho là không có tính đặc trưng cho bất kì thời đại nào của Việt Nam
Điểm cẩu thả nhất trong sáng tạo trang phục của Mỹ Nhân chính là việc nhà thiết kế in hình Vua Sư Tử (trong hoạt hình phương Tây) lên áo quan, họa tiết thủy ba ống tay cũng hoàn toàn sai lệch với lịch sử thời Lê. Nhiều khán giả gay gắt cho rằng việc sử dụng trang phục cẩu thả cho nhân vật lịch sử có thật là một hành động sỉ nhục văn hóa nước nhà.
Một vài chi tiết khó hiểu, không liên quan trong trang phục của các nhân vật
Ngoài scandal nội bộ cũng như sự thất bại trong kịch bản, Anh Chàng Vượt Thời Gian còn có một điểm không thể mê nổi nằm ở khâu thiết kế trang phục. Trong tiền lệ phim cổ trang Việt chưa từng có một bộ phim nào mà trang phục nhân vật lại có thể làm màu, bóng lộn và được may đo cẩu thả đến thế. Quả thật, thảm họa trong tạo hình nhân vật đã khiến bộ phim này giống như một vở tuồng khó coi, kém thiện cảm trong mắt khán giả.
Anh Chàng Vượt Thời Gian được ví như “một vở tuồng khó coi”
Đỉnh cao của thảm họa trang phục trong Chàng Trai Vượt Thời Gian là khi chúng được kết hợp với lối trang điểm sến rện của các diễn viên. Sự kết hợp “đi vào lòng đất” này đã khiến bộ phim hoàn toàn mất điểm trong lòng khán giả.
Đối với nhiều diễn viên, tạo hình của họ trong Chàng Trai Vượt Thời Gian thực sự là một kí ức… đáng quên
Ngay ở thời điểm Bí Mật Trường Sanh Cung còn chưa lên sóng, nhiều khán giả của dòng phim cung đấu đã lên án gay gắt về việc tạo hình và nội dung phim không khác gì Diên Hi Công Lược hay Hậu Cung Như Ý Truyện của Trung Quốc. Đã vậy, bộ phim còn mạnh dạn quảng cáo là “sát sử” khi bê nguyên tên của một cung điện thời nhà Nguyễn là Trường Sanh Cung làm tên cho tác phẩm. Cho đến khi phát sóng, Bí Mật Trường Sanh Cung càng chứng tỏ với khán giả về danh hiệu “siêu phẩm đạo nhái” của mình.
Một trong những phân cảnh tiêu biểu thể hiện trình độ đạo nhái của Bí Mật Trường Sanh Cung so với phim cung đấu Trung Quốc
Mặc dù đạo nhái gần như 100% Diên Hi Công Lược hay Như Ý Truyện về cả ý tưởng lẫn sản xuất nhưng Bí Mật Trường Sanh Cung vẫn phải nhận về lượt xem thấp thảm hại. Đó là cái kết không thể nào “ê mặt” hơn cho một dự án phim lấy cảm hứng “quá tay” từ những siêu phẩm cổ trang nước ngoài.
Không có lấy một phân cảnh của Bí Mật Trường Sanh Cung mang màu sắc thuần Việt
Trào lưu phim, MV cổ trang: Có cần phục dựng chính xác 100%?
Những tác phẩm lấy đề tài lịch sử cần chú ý tôn trọng sự thật; trong đó bao gồm sự chính xác ở mức tối đa khi phục dựng cổ phục, tạo hình các nhân vật lịch sử.
Người trẻ ngày càng quan tâm tới cổ phục, áo dài truyền thống, đây là một dấu hiệu tốt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam )
Hàng loạt dự án phim cổ trang, từ truyền hình như "Phượng Khấu" cho tới điện ảnh như " Quỳnh hoa nhất dạ," đã và đang trong quá trình sản xuất, nối đuôi nhau lên sóng. Không chỉ lĩnh vực phim ảnh, những video ca nhạc (music video - MV) cổ trang được dàn dựng công phu như "Không thể cùng nhau suốt kiếp" (ca sỹ Hoà Minzy) hay "Tự tâm" (Nguyễn Trần Trung Quân) cũng gây được nhiều chú ý của khán giả trong nước lẫn quốc tế. Đáng chú ý, mạng xã hội vừa qua cũng xôn xao với ý tưởng mặc cổ phục đi làm của công chức Huế...
Có thể nói, chưa bao giờ các dự án nghệ thuật có hơi hướng cổ trang lại nhận được nhiều sự chú ý như hiện nay. Đây được coi là một dấu hiệu tốt khi những giá trị lịch sử, văn hóa đang trở nên gần gũi hơn, gợi sự tự hào ở người trẻ ngày nay. Tuy nhiên, những vấn đề về tính chính xác của sự kiện, nhân vật lịch sử là yếu tố cần phải chú ý hàng đầu.
Chính sử hay huyền sử?
Theo Tiến sỹ Trần Đức Nhuệ, Viện phó phụ trách Viện Sử học, chính sử là thể loại tác phẩm lấy nguyên liệu hoàn toàn theo các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các bộ sử chính thống của nhà nước.
Ngược lại, huyền sử hay dã sử nói đến thể loại tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ sự kiện, nhân vật lịch sử, có thêm những yếu tố sáng tạo, hư cấu, huyền ảo.
Tạo hình của diễn viên Hồng Đào trong vai Thái hậu Từ Dũ, phim "Phượng Khấu" (Nguồn: Đoàn làm phim)
Với tư cách là người chịu trách nhiệm phục trang cho phim "Phượng Khấu" (đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn) - phim thuộc thể loại "cung đấu," xoay quanh cuộc đời của Hoàng hậu Từ Dũ, mẹ ruột của Vua Tự Đức thời nhà Nguyễn - anh Nguyễn Đức Lộc cho biết đây là một trào lưu đáng mừng. Bởi, "người trẻ phải mang trên mình sắc áo cha ông mới kiêu hãnh được," như anh từng tâm sự với báo VietnamPlus.
Cũng chính Lộc và Công ty Ỷ Vân Hiên của anh là đơn vị cung cấp trang phục để ca sỹ Hoà Minzy thực hiện MV "Không thể cùng nhau suốt kiếp," kể lại câu chuyện về một vị hoàng hậu khác của thời nhà Nguyễn là Nam Phương Hoàng Hậu.
Cả hai dự án này đều được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá cao vì trang phục triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã được nhóm Ỷ Vân Hiên phục dựng công phu. Lộc không dám nói là chính xác 100%, nhưng "tiệm cận nhất có thể" so với trang phục lịch sử của thời đại cách đây hàng trăm năm.
Nguyễn Đức Lộc (trái) không chỉ nghiên cứu mà còn trực tiếp tham gia thiết kế nhiều cổ phục Việt Nam. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam )
Tuy nhiên, một dự án cổ trang khác thì lại nhận được ý kiến trái chiều ngay từ khi nhà sản xuất mới tung ra hình ảnh sáng tạo ban đầu của dự án, là phim "Quỳnh hoa nhất dạ," nói về vị Thái Hậu họ Dương, hay các tác phẩm nghệ thuật ngày nay gọi bà với cái tên "Dương Vân Nga."
Trang phục của nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn may cho diễn viên-người mẫu Thanh Hằng đã nhận được phản hồi cho rằng bộ phượng bào có nét "hao hao" giống trang phục của nhà Thanh bên Trung Quốc. Mà trang phục trong hậu cung nhà Thanh thì đã vô cùng quen thuộc với khán giả Việt Nam qua hàng chục bộ phim dã sử ăn khách chiếu trên truyền hình, gần nhất là sê-ri được nhiều khán giả Việt yêu thích "Diên hi công lược."
Dương Thái Hậu là từng hoàng hậu của hai vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành - thời kỳ cách đây đã hơn 1000 năm. Chính vì vậy, việc phục dựng trang phục sao cho "tiệm cận nhất" là rất khó.
Nhà sản xuất của "Quỳnh hoa nhất dạ" cho biết đã tìm tư liệu lịch sử, nghe tư vấn từ các nhà văn hoá về thời kỳ Đinh-Tiền Lê, nhưng tiếc là không còn tư liệu. Vì thế, đội ngũ làm phim của đạo diễn Lý Minh Thắng quyết định làm phim huyền sử, sáng tạo nhiều về trang phục và thiết kế mỹ thuật.
Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn, người thực hiện bộ phượng bào cho biết đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng xác nhận phần nút áo (khấu áo) "được làm theo hơi hướng của các triều đại về sau." Bộ phượng bào cần tới 6 tháng để hoàn thành, với hơn 1000 giờ để may vá, thêu dệt sao cho các họa tiết và màu sắc giữa từng lớp trang phục phải kết hợp hài hòa, chuẩn xác và thực sự đẹp mắt...
Cần tham khảo kỹ lưỡng
Tiến sỹ Trần Đức Nhuệ, Viện phó phụ trách Viện Sử học, cho rằng áo mũ của cha ông ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc là chuyện bình thường. "Việt Nam học hỏi từ Trung Hoa sự sắp xếp trong triều đình, lễ nghi tế tự, luật pháp, áo mũ... Chúng ta có những sự sáng tạo riêng nhưng không nhiều, rất ít thôi. Áo mũ triều Lý cũng học theo triều Tống, triều Đường của Trung Quốc, triều Trần cũng chỉ học theo Tống, Đường."
Tuy nhiên, một chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại cho rằng người làm phim lịch sử cần có sự tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo cuốn "Lễ nghi chí," thuộc bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" (PV: Bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, nghĩa là "Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại") của Phan Huy Chú.
Cũng là một nhà thiết kế và nghiên cứu về cổ phục, anh Nguyễn Đức Lộc đánh giá cao kỹ thuật mà nhà thiết kế Thủy Nguyễn dùng cho chiếc phượng bào của Thái Hậu Dương Vân Nga: "Khi thấy bộ Phượng bào, tôi rất thích màu sắc của nó, chất liệu rất đẹp, những họa tiết thêu cũng như chế tác trên áo đều rất tinh xảo, kỹ và vô cùng bắt mắt khi lên hình."
Nhà thiết kế Thủy Nguyễn cho biết chị có thêm những sáng tạo, quyết định riêng trong thiết kế bộ phượng bào của Dương Thái Hậu. (Ảnh: Nhà phát hành)
"Tuy nhiên, yếu tố về văn hóa lịch sử chưa được đề cao trên bộ trang phục đó. Vậy nên, mọi người hãy cứ đón nhận nó với những tâm thế cởi mở nhất và coi nó như một sản phẩm giải trí thôi," Lộc đưa ra nhận xét.
Không có sử sách ghi nhận tên "Dương Vân Nga"
Theo Tiến sỹ Trần Đức Nhuệ, cả đoàn làm phim lẫn khán giả, cần có hiểu biết đúng về các nhân vật lịch sử. "Trên thực tế thì chưa có ai, hay sử sách nào chứng thực rằng tên thật của nhân vật lịch sử này là Dương Vân Nga.
Dù vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều vở kịch, cải lương vẫn lấy tên "Thái hậu Dương Vân Nga" hoặc "Hoàng hậu Dương Vân Nga," do nhiều nghệ sỹ như mẹ con nghệ sĩ Kim Ngân-Nghệ sỹ Ưu tú Kim Ngọc, Nghệ sỹ Nhân dân Bạch Tuyết, Nghệ sỹ Nhân dân Ngọc Giàu, Nghệ sỹ Ưu tú Hồng Vân hay cả Nghệ sỹ Ưu tú Hoài Linh... thủ vai. Điều này vô tình làm cho ngày càng nhiều người biết đến Dương Thái hậu qua cái tên chưa được chứng thực bởi chính sử.
"Nếu gọi bà là 'Dương Hậu' thì chúng ta sẽ biết đó là gọi với tư cách vợ vua - trước là vợ của Đinh Tiên Hoàng, sau là vợ của Lê Đại Hành. Danh xưng Đại Thắng Minh Hoàng Hậu là do vua Đinh Tiên Hoàng phong cho bà. Cuối cùng, khi gọi là Dương Thái Hậu, ta nhắc đến bà với tư cách là mẹ của vua Đinh Toàn.
"Theo tôi, không nên gọi theo tên 'Dương Vân Nga' bởi đó chỉ là cách gọi cho những sáng tác sau này, hoặc theo các thuyết, giai thoại chưa được kiểm chứng. Đứng ở góc độ lịch sử thì nên gọi là Dương Thái Hậu," Tiến sỹ Trần Đức Nhuệ nêu ý kiến./.
5 phim cổ trang Việt đầu tư trang phục đẹp mãn nhãn Không chỉ đầu tư về nội dung, những bộ trang phục cổ trang trong phim cũng đã gây ấn tượng với khán giả. "Thiên mệnh anh hùng" là một trong những bộ phim dã sử gây nhiều tiếng vang nhất của điện ảnh Việt. Bộ phim được chăm chút đầu tư về mặt bối cảnh, võ thuật, phục trang. Nhiều khán giả đã...