4 nhóm người được khuyên tuyệt đối không nên uống nước mía dù có thích mê
Nước mia là thức uống siêu ngọt nên nước “tối kỵ” với rất nhiều người.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, trong đó có lượng đường chiếm 70%, còn lại là chất béo, đạm và bột… nên không phải ai cũng thích hợp với loại nước này.
Ảnh minh họa
Mía là món quà vặt quen thuộc từ xa xưa, nó được xem là thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe nên it ngươi nghi đên tac hai cua nó. Theo khoa học, nước mía cung cấp năng lượng cho cơ thể và cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như: tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sỏi thận, chữa bệnh vàng da, cung cấp dưỡng chất chống oxy hóa và giúp tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh cảm cúm…
Tuy nhiên, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại “tối kỵ” với nhiều người.
4 nhóm người được khuyên không nên uống nước mía:
Người bị tiểu đường
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này, phụ nữ mang thai có nguy cơ tiểu đường tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.
Người béo phì
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.
Người đang uống thuốc tây
Ảnh minh họa
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa
Ảnh minh họa
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.
Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thay máu cứu sống bệnh nhi vàng da nguy kịch
Bé Tống Duy Khánh 4 ngày tuổi bị vàng da đậm toàn thân, vàng mắt, li bì, có cơn ngưng thở, bỏ bú, tiên lượng nặng.
Các bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, tiến hành xét nghiệm Bilirubin - chỉ số trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến máu, cơ quan tạo máu, gan mật, bệnh nhiễm trùng, siêu vi..., nhận thấy Bilirubin ở mức rất cao, gấp nhiều lần mức bình thường.
Nhận định với mức Bilirubin trong máu cao như vậy, gan không đào thải kịp, có nguy cơ thấm vào não gây nhiễm độc thần kinh, các bác sĩ hội chẩn, tiến hành thay máu toàn phần cấp cứu cho cháu, kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực để giảm thiểu những biến chứng. Bệnh nhi được đặt catheter tĩnh mạch rốn, catheter động mạch rốn, thở oxy qua mặt nạ và nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường tĩnh mạch trong suốt quá trình thay máu.
Thời gian thay máu kéo dài 4 giờ với lượng hồng cầu 240 ml và huyết tương 240 ml. Kết quả chỉ số Bilirubin toàn phần giảm. Ngày 28/5, sau 3 ngày điều trị, bé tự thở được, da vàng nhẹ, da trẻ hồng hào, nhịp tim, nhịp phổi ổn định. Hiện cháu đang được theo dõi chăm sóc tại bệnh viện.
Bệnh nhi được thay máu kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực tại Khoa Sơ Sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Vàng da là một hiện tượng sinh lý, xuất hiện 24 giờ sau sinh và thường tự hết sau một tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non (nhỏ hơn 36 tuần tuổi), nguyên nhân có thể do nhiễm trùng huyết, bất đồng nhóm máu giữa mẹ con, suy giáp bẩm sinh và một số bệnh lý di truyền, rối loạn chuyển hóa khác...
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Khoa Sơ Sinh, cho biết nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường như vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng da, mức độ vàng toàn thân và cả mắt kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, li bì, khóc nhiều... là dấu hiệu bệnh lý mức độ nặng.
Bệnh nhi Khánh được xác định nguyên nhân gây vàng da do thiếu men G6PD - một chất xúc tác quan trọng cho các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và đặc biệt quan trọng đối với hồng cầu. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, để lại di chứng về thần kinh như bại não, chậm phát triển về thể chất, thậm chí nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh nên tập trung theo dõi trẻ trong vòng 7 ngày đầu sau sinh, đặc biệt với các trẻ sinh non thiếu tháng. Nên nhìn bé dưới ánh sáng tự nhiên, không nên cho trẻ nằm phòng tối hoặc phòng chỉ toàn đèn neon, sẽ không xác định được rõ trẻ có bị vàng da hay không.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ khám cho cháu Tống Duy Khánh trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thay máu cho trẻ bị vàng da bệnh lý ở mức độ nặng có nguy cơ tổn thương não là kỹ thuật mới được triển khai thành công tại bệnh viện tỉnh. Trước đây, với những trường hợp vàng da bệnh lý ở mức độ nặng có dấu hiệu tổn thương não như bé Khánh thường phải chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị.
11 Lợi ích bất ngờ từ trái bầu Trái bầu không chỉ có hàm lượng nước cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B6... tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người không biết về những lợi ích này của trái bầu. Ảnh Boldsky 1. Ổn...