4 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Những người có các yếu tố dưới đây có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm đối tượng khác.
Tại Việt Nam, số liệu ghi nhận ung thư năm 2020 cho thấy ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp với 17.902 ca mắc mới và 14.615 ca tử vong. Cứ 100.000 sẽ có 24,64 người mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, lứa tuổi nào. Tuy nhiên, khi có các yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hơn những người khác.
Dưới đây là những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
1. Có người thân bị ung thư dạ dày
Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày sẽ có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn những người khác.
Bệnh viện K cho biết, các thống kê cho thấy, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần so với những người khác.
2. Có bệnh lý dạ dày
Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn.
Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, những polyp này rất dễ trở thành ác tính.
Người bị cắt dạ dày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tiến triển thành ung thư dạ dày.
3. Người nhiễm HP dạ dày
Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HP dạ dày là có nguy cơ bị ung thư. Thường chỉ ở một số túyp đặc biệt mới gây nguy cơ này.
4. Người ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn
Video đang HOT
Người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày hơn những người khác.
Khi ăn nhiều các đồ ăn trên vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Tuy bệnh ung thư dạ dày phổ biến, nhưng nếu phát hiện sớm, tỉ lệ điều trị khỏi cao. Các bác sĩ khuyến cáo người có các bệnh lý dạ dày cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn của thầy thuốc.
Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày hiệu quả nhất là nội soi dạ dày. Nếu là người có một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trên, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó có tầm soát ung thư dạ dày. Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày cho phép điều trị hiệu quả, thậm chí ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể can thiệp hớt lớp niêm mạc dạ dày bằng phương pháp nội soi, giảm nguy cơ phải phẫu thuật, cắt bỏ dạ dày, điều trị tốn kém mà hiệu quả không cao khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc tầm soát sớm bệnh ung thư dạ dày, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày cần điều trị đúng phác đồ … để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày.
Giành sự sống cho con ở bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid-19
Chị Thủy đôi mắt ngấn lệ nhìn vào phòng hồi sức Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) nơi con trai 22 tháng tuổi đang nằm thở máy. Chị nhẩm tính, bé vào đây đã 7 ngày rồi.
Con trai chị Thuỷ là một trong hàng trăm em mắc Covid đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho hơn 200 F0, trong đó có 30 ca nặng, phải thở oxy dòng cao, 6 ca đang thở máy và đã có 11 trẻ tử vong. Các ca nặng là trẻ béo phì, có bệnh nền ung thư, phổi mãn tính, chấn thương sọ não, suy thận, tim...
Trong khu hồi sức Covid-19 Bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện có 6 bé đang điều trị, một em 13 tuổi bị béo phì, còn lại có bệnh nền ung thư, bại não, suy thận, viêm phổi...
Chị Nguyễn Ngọc Thanh Thủy dõi theo con trai 22 tháng tuổi đang điều trị, chị chia sẻ có 4 người con, vừa ly hôn nên một mình nuôi 4 đứa con. Con trai út vừa sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh và bại não lại mắc Covid-19, chị phải theo vào bệnh viện để chăm sóc con.
"Hôm nay, con điều trị ở đây được 7 ngày rồi. Bác sĩ báo tình hình của con đã khả quan hơn. Kết quả xét nghiệm không còn nhiễm trùng máu, phổi cũng tiến triển tốt hơn. Bây giờ, quan trọng là con có cai được thở máy hay không" chị Thuỷ xúc động nói.
Ngồi bên ngoài phòng kính, chị Nguyễn Thị Lơn cũng có chung tâm trạng với chị Thuỷ. Chị Lơn cho biết, chị cũng là F0 khi chồng có kết quả dương tính với Covid-19. Con chị đã thở máy được 8 ngày. Kết quả xét nghiệm máu của bé đã ổn, nhưng phổi vẫn chưa khả quan. "Tôi rất sợ và chỉ biết cầu nguyện cho con vượt qua giai đoạn chông gai này", chị Lơn chia sẻ.
Những người phụ nữ theo con điều trị Covid-19. Theo bác sĩ Việt, hiện bệnh viện tiếp nhận điều trị cho một nửa là trẻ em và một nửa là phụ huynh theo chăm sóc cho các bé và mắc Covid-19.
Một bệnh nhi ung thư mắc Covid-19 được mẹ chăm sóc
Những đứa trẻ mắc Covid-19 phải có người thân theo cùng để chăm sóc.
Một bệnh nhi chuyển nhẹ được đưa ra phòng bên ngoài để theo dõi điều trị.
Những bệnh nhi ung thư mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Anh Hoàng Thanh Nguyên cho biết, vợ anh đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì phát hiện nhiễm bệnh. Sau sinh, chị được chuyển sang Bệnh viện Từ Dũ cách ly, điều trị. Hiện chị đã khỏi bệnh, về nhà tiếp tục cách ly. Bé nhiễm bệnh được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị, đến nay đã được 7 ngày.
Nhiều ca mắc Covid-19 phải thở máy
Một trẻ sơ sinh đeo đầy ven đang điều trị tại phòng hồi sức Covid-19.
Những bệnh nhi ung thư mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ hồn nhiên chơi đùa.
Các bé được hộ lý Hạnh phát quà.
Những cuộc vui hiếm hoi của các bệnh nhi trong những ngày nằm điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Việt cho biết, mỗi ngày có khoảng 40-50 F0 khỏi bệnh được xuất viện. Tính đến nay Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã điều trị cho hơn 1.000 F0.
"Lần đầu tôi làm mẹ nên không biết bế con, không biết cho con bú như thế nào. Ở nhà, có bà nội, bà ngoại chăm sóc, bế con giúp. Khi hai mẹ con vào bệnh viện, tôi cứ nhìn, nghĩ con còn nhỏ mà bị bệnh, tôi cứ khóc mãi. khi bác sĩ thông báo cả hai mẹ con đã có kết quả xét nghiệm âm tính, tôi mới vui trở lại và nói chuyện với con nhiều hơn". Chị Duyên nói trong ngày xuất viện.
Nữ sinh mồ côi nuôi ước mơ thành bác sĩ Cha mẹ lần lượt qua đời vì ung thư, thi tốt nghiệp THPT được 25,9 điểm khối B, nữ sinh Trịnh Như Khiêm ấp ủ ước mơ vào ngành y khoa. Căn nhà cấp bốn cũ kỹ ở thôn Tây Đại, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa là nơi chị em Khiêm - cựu học sinh lớp 12A6, trường THPT Lương Đắc Bằng...