4 nhà đầu tư cá nhân tham gia đăng ký mua cổ phần thoái vốn ICON4 từ Hancorp
Hancorp sẽ đấu giá 4.137.500 cổ phần, tương ứng với 26% cổ phần đang nắm giữ tại ICON4 vào ngày 1/9 với mức giá khởi điểm 16.100 đồng/ cổ phiếu,
Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, đã có 4 nhà đầu tư cá nhân tham gia đăng ký mua cổ phần thoái vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 (mã chứng khoán: CC4).
Tên các cá nhân không được nêu rõ, nhưng theo nguồn tin của Đầu tư Chứng khoán, có những cá nhân tới từ Taseco Land – một trong những cổ đông lớn nhất của CC4 hiện tại, cùng tham gia đấu giá.
Được biết, Taseco Land bắt đầu mua vào cổ phiếu của CC4 từ năm 2017 sau khi Hancorp có chủ trương thoái lui khỏi một số đơn vị thành viên để tập trung tái cấu trúc mô hình Tổng công ty mẹ theo chủ trương của Chính phủ. Thời điểm đó, Taseco đã mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu CC4, tương ứng 37,6% vốn điều lệ ICON4 trước thời điểm Công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.
Trong kế hoạch của mình, Taseco muốn nắm giữ tới 75% vốn điều lệ của ICON4, đồng thời tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018, ICON4 đã trình cổ đông thông qua chủ trương cho Taseco tăng tỷ lệ sở hữu lên mức tối đa 75% mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Dẫu vậy, tờ trình này đã không được thông qua khi có tới 78,1% tổng số cổ phần tham gia biểu quyết không tán thành. Không lâu sau đó, tới cuối 2018, Taseco thông báo thoái toàn bộ số cổ phần CC4 đang nắm giữ.
Tuy nhiên, tham vọng với ICON4 của Taseco vẫn chưa chấm dứt, bởi trước khi Taseco thông báo thoái vốn, ngày 16/11/2018, Taseco Land, một công ty con chuyên về bất động sản của Taseco đã mua 920.636 cổ phiếu CC4 (tỷ lệ 5,75%) và trở thành cổ đông lớn tại ICON4.
Sau đó, đến cuối tháng 11/2018, Hội đồng quản trị ICON4 tiếp tục có tờ trình xin Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung cho Taseco Land nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông hiện hữu của CC4 để sở hữu lên mức 49% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, nhưng vẫn không được đại hội thông qua.
Video đang HOT
Đến đầu năm 2019, trong khi Taseco thoái xong hết vốn tại ICON4, thì Taseco Land chỉ mua được thêm gần 2 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 18% vốn của ICON4 và giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cho tới nay.
Với việc Hancorp thoái vốn hoàn toàn vào đợt này, Taseco Land một lần nữa có cơ hội nắm thêm cổ phần chi phối để quyết thêm nhiều vấn đề mới tại ICON4, đặc biệt khi hiện nay Tổng giám đốc của ICON4 cũng chính là người của Taseco Land.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, đại diện của Taseco Land cho biết, việc tham gia mua lại ICON4 ban đầu nằm trong định hướng phát triển của doanh nghiệp trong việc xây dựng bộ khung cho hoạt động phát triển mảng kinh doanh bất động sản. Trong đó, ICON4 với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng xây lắp sẽ hỗ trợ đắc lực cho Taseco Land trong công tác thi công các dự án bất động sản của mình.
Với sự hỗ trợ từ kinh nghiệm quản lý của các nhân sự cấp cao và nguồn lực tài chính của Taseco Land, hoạt động kinh doanh dù chưa thực sự cải thiện quá nhiều về mức độ tăng trưởng, nhưng đã có sự cải thiện rõ rệt về tình hình nội tại khi các khoản công nợ cũ dần được thu hồi. Đồng thời, mô hình hoạt động cũng đã có sự thay đổi rõ rệt hơn so với mô hình hoạt động trước kia khi vẫn là công ty do Nhà nước chi phối.
Trước đó, ngày 4/8/2020, Hancorp đã thông báo đấu giá 4.137.500 cổ phần, tương ứng với 26% cổ phần đang nắm giữ tại ICON4 vào ngày 1/9 tại HNX. Với mức giá chào bán 16.100 đồng/cổ phiếu, nếu bán thành công toàn bộ lượng cổ phiếu CC4 trên, Hancorp sẽ thu về tối thiểu 66,6 tỷ đồng, đồng thời ICON4 cũng chính thức cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ với Hancorp sau 25 năm là thành viên trực thuộc của tổng công ty này.
5 lời khuyên của chuyên gia giúp nhà đầu tư "sống khỏe" mùa Covid
"Mùa Covid 19", các nhà đầu tư bất động sản muốn "sống khỏe" cần lưu ý những gì Liệu có còn cơ hội đầu tư ngắn hạn hoặc lướt sóng trong 6 -12 tháng tới
1. Trữ tiền mặt và đợi thời cơ
Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế, không ngoại trừ lĩnh vực bất động sản. Theo đánh giá của các chuyên gia, thời điểm này, tiền mặt là vua.
Các chuyên gia cũng cho rằng, khác với giai đoạn bùng nổ 2017-2018, lúc này, nhà đầu tư chỉ nên đổ tiền vào nhà đất khi nguồn tiền dư giả.
Trên thị trường nhà đất hiện đã xảy ra xu hướng bán cắt lỗ và làn sóng này càng thêm mạnh mẽ khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn mạnh sẽ sử dụng tiền mặt hiện có để tìm cơ hội mua vào các sản phẩm giá tốt. Trong khi đó, những nhà đầu tư vốn mỏng đang gặp khó khăn cần tích lũy tiền mặt để có thể "sống khỏe" nếu dịch bệnh còn kéo dài.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng, nếu muốn an toàn, các nhà đầu tư nên giữ tiền mặt và đợi sau 6 tháng nữa sẽ có những cơ hội mua bất động sản giá tốt.
Nhiều nhà đầu tư bất động sản đang phải "còng lưng" vì khoản nợ ngân hàng mỗi tháng
2. Cơ cấu lại danh mục đầu tư
Với các nhà đầu tư đang gặp khó khăn, chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh cho rằng đây là thời điểm các nhà đầu tư cần dũng cảm và quyết đoán để cơ cấu lại danh mục đầu tư, xem xét lại sản phẩm nào nên giữ, sản phẩm nào nên bán và sản phẩm nào có thể khai thác kinh doanh. Nếu không phải lo lắng về việc trả nợ trong 3-5 năm tới thì nhà đầu tư có thể yên tâm giữ lại bất động sản. Còn những nhà đầu tư có vốn vay ngân hàng lớn cần cân nhắc bán đi các tài sản tốt, thậm chí chấp nhận bán lỗ để thu tiền về.
Theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư không nên cố gắng giữ bất động sản bằng mọi cách mà đôi khi buông bỏ mới là giải pháp khôn ngoan.
3. Không đâu tư hêt sô vôn đang co
Với những nhà đầu tư muốn tham gia thị trường, không chỉ riêng thời điểm hiện tại mà ngay cả khi thị trường khởi sắc, hầu hết các chuyên gia đều khuyên nhà đầu tư nên áp dụng công thức vốn 70-30. Tức nhà đầu tư chỉ nên dùng 70% số vốn hiện có để đầu tư bất động sản và nên giữ lại 30% để phòng rủi ro và sử dụng khi cần thiết.
Đặc biệt là khi có cơ hội từ việc bán tháo, bán cắt lỗ, nhà đầu tư sẽ dễ dàng sử dụng số vốn còn lại để nhập cuộc và chớp thời cơ. Quy luật này càng đúng đắn khi thu nhập của nhiều người lao động hiện đã bị cắt giảm trong khi vẫn còn nhiều khoản cố định phải chi tiêu hàng tháng, chưa kể những khoản phát sinh.
4. Không thể tiếp tục đầu tư ngắn hạn, lướt sóng
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa lưu ý với tình hình hiện nay, khái niệm đầu tư ngắn hạn hay lướt sóng 3-6 tháng thậm chí 6-12 tháng đã không còn. Đầu tư vào thời điểm này, nhà đầu tư nên coi đây là "của để dành" trong 2-3 năm tới.
Với các nhà đầu tư vốn mỏng, ông Quang khuyên không nên mạo hiểm vào lúc này và cần hạn chế vay vốn ngân hàng. Nếu có vốn tự có khoảng 1 tỷ đồng thì nhà đầu tư chỉ nên cân nhắc những sản phẩm có giá từ 1,5 tỷ đồng trở xuống. Nếu vay đến 70% giá trị sản phẩm thì rủi ro là rất lớn nếu tình hình ảm đạm của thị trường vẫn kéo dài.
5. Cân nhắc việc mua đầu tư cho thuê
Để đưa ra quyết định đúng đắn, nhà đầu tư không thể chỉ dựa vào may mắn mà cần theo sát thị trường, đưa ra những nhận định và chiến lược riêng, đặc biệt là những phân khúc được cho là ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc chi nhánh bât động sản TP.HCM cho rằng: "Sự tác động của dịch bệnh sẽ đưa bất động sản về lại giá trị thực. Trong ngắn hạn giá sẽ thay đổi và điều chỉnh về lại mức hợp lý và đó chính là thời điểm các nhà đầu tư có thể cân nhắc việc mua đầu tư cho thuê (làm homestay, co-working, văn phòng) trong thời điểm này khi mà mọi sinh hoạt chưa ổn định, du lịch đi xuống, nhiều công ty cho làm việc tại nhà".
Khánh Trang
Tiếp vụ Dự án Sân golf Thuận Thành: Chưa đủ cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư Liên quan đến Dự án Sân golf Thuận Thành, ngoài những vướng mắc về vấn đề đất đai mà Bộ Tài chính đã cảnh báo, năng lực tài chính của Liên doanh nhà đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland (Cty Hudland) và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thương mại Thăng Long (Cty...