4 nguyên tắc cực chuẩn khi cho trẻ uống thuốc giúp bé mau khỏi ốm, khỏe mạnh phăm phăm chỉ sau vài ngày
So với người lớn, sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường kém hơn. Vào thời điểm thời tiết giao mùa, bé rất dễ bị ốm và thường phải dùng thuốc.
So với người lớn, sức đề kháng của trẻ em tương đối kém. Trong thời điểm thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị ốm vặt, thường xuyên phải dùng thuốc. Khi cho bé uống thuốc, mẹ cần nhớ 4 nguyên tắc sau để giúp bé điều trị bệnh hiệu quả, mau khỏe mạnh trở lại.
1. Thuốc của người lớn và trẻ em riêng biệt
Một số phụ huynh quan niệm thế này: Trẻ em ốm cũng có thể dùng thuốc của người lớn, chỉ cần giảm liều lượng thuốc của người lớn là được. Nhưng trên thực tế, gan và các cơ quan khác của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện và không thể chống lại tác dụng phụ của thuốc như người lớn, ngay cả khi lượng thuốc sử dụng có giảm đi.
Vì vậy, thuốc dành cho trẻ em phải được mua riêng và chọn những loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ về các tác dụng phụ của thuốc và cách dùng thuốc trước khi cho trẻ uống thuốc.
2. Cho trẻ uống chính xác liều lượng và thời điểm
Khi kê đơn thuốc, bác sỹ sẽ chỉ định trẻ uống liều lượng và thời điểm nào. Bạn cần cho trẻ uống đúng như bác sỹ chỉ định. Ngoài ra, khi cảm thấy tác dụng của thuốc không đạt như mong muốn, bạn không nên tự ý tăng giảm liều lượng thuốc mà cần hỏi ý kiến bác sỹ trước và điều chỉnh sau liều lượng sau khi thảo luận.
3. Không để trẻ tự uống thuốc
Video đang HOT
Trẻ thiếu hiểu biết đúng về thuốc, không biết uống thuốc ở liều lượng như thế nào. Vì vậy, nếu mẹ để trẻ tự uống thuốc có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Bạn cần chú ý để thuốc ở xa tầm tay của trẻ nhỏ.
4. Chú ý thời gian dùng thuốc
Bản chất của thuốc là khác nhau, cơ chế tác dụng cũng khác nhau, ví dụ như một số loại thuốc thích hợp dùng trước bữa ăn, một số loại thích hợp dùng sau bữa ăn. Vì vậy, bạn cần chú ý đến thời gian dùng thuốc, tránh dùng thuốc sai thời điểm.
Tôi phải làm gì nếu con tôi không chịu uống thuốc?
Người lớn biết “ thuốc đắng dã tật” nên dù thuốc có đắng, khó chịu thì họ vẫn lấy hết can đảm để nuốt. Trẻ nhỏ trẻ không hiểu điều này, mỗi lần cho thuốc là một ‘trận đánh lớn’. Vậy làm sao để đứa trẻ uống thuốc một cách ngoan ngoãn?
1. Mua thuốc có vị ngọt
Khi kê đơn cho trẻ em, bác sỹ thường kê những loại thuốc dưới dạng siro, có vị ngọt. Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc cho trẻ em có vị ngọt, dễ uống.
2. Cho bé uống thuốc rồi ăn bánh
Một số bậc phụ huynh đã cho con mình uống thuốc rồi ăn kèm với bánh để con cảm thấy hứng thú với việc uống thuốc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên uống thuốc kèm với sữa vì sẽ không có lợi cho việc hấp thu thuốc của trẻ.
3. Trao một số phần thưởng
Sau khi trẻ uống thuốc, mẹ có thể trao một số phần thưởng cho bé như cho bé xem phim hoạt hình một lúc, cho bé vài cái kẹo, ôm hôn, động viên sự dũng cảm của trẻ.
4. Sử dụng một số công cụ
Nếu em bé nhà bạn tương đối nhỏ, bạn có thể dùng thêm ống tiêm để bơm thuốc vào miệng của trẻ dễ hơn. Bạn chú ý kiểm soát lượng thuốc bơm để trẻ không bị sặc.
Bệnh trẻ nhỏ thường gặp khi giao mùa
Cúm, cảm lạnh, virus hô hấp hợp bào, viêm dạ dày ruột... là bệnh trẻ nhỏ hay gặp lúc giao mùa, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Bác sĩ Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết khi trời trở lạnh, trẻ nhỏ dễ bị ốm, nhất là bệnh đường hô hấp bởi sự tác động của thời tiết vào cơ thể. Lạnh làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm sức đề kháng.
Cùng với đó, mùa lạnh, không khí trở nên hanh khô, tốc độ bay hơi nước ở bề mặt rất nhanh khiến cho niêm mạc mũi họng bị khô, dẫn đến tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập. Do đó, bệnh hô hấp có tần suất mắc rất cao.
Theo bác sĩ, virus hô hấp hợp bào (RSV) làbệnh trẻ nhỏ thường gặp vào mùa lạnh. Đây là căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh gây ra viêm phổi, viêm tiểu phế quản với các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, tắc nghẽn đường hô hấp trên gây ngạt mũi, thở khò khè, có thể ngừng thở. Các triệu chứng thường bắt đầu sau 1-2 ngày đầu tiên và nặng lên vào khoảng ngày 3 đến ngày 7. RSV có thể kéo dài tới 2 tuần, một số trẻ có các triệu chứng có thể lên tới 3 tuần.
Để giảm các triệu chứng, cha mẹ nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm, thông thoáng mũi, tránh tình trạng tắc mũi.
Bệnh hay gặp thứ hai là cúm. Bác sĩ Thi cho biết, sự khởi phát bệnh cúm thường đột ngột, các triệu chứng như sốt cao, ho, chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức cơ, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt nhẹ (đỏ mắt, ngứa) kèm theo nôn ói, tiêu chảy. Nếu được phát hiện sớm, một số loại thuốc kháng virus như Tamiflu có thể hữu ích. Thuốc hoạt động tốt nhất khi được sử dụng trong 48 giờ đầu của các triệu chứng. Cách phòng ngừa cúm tốt nhất là tiêm phòng cúm.
Khi chuyển lạnh, trẻ nhỏ cũng rất dễ bị cảm lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường gặp là chảy mũi, tắc mũi, ho, đau họng, sốt... Trẻ bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi, bổ sung nước, điều trị hỗ trợ các triệu chứng. Bác sĩ lưu ý thuốc ho và cảm cúm không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.
Viêm dạ dày ruột (cúm bao tử) là bệnh nhiễm trùng đường ruột, virus gây bệnh phát triển rất nhanh, trong 12-48 giờ. Viêm dạ dày ruột rất dễ lây và có thể có những triệu chứng nặng trong thời gian bị bệnh. Các triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa có thể lên tới một tuần.
Người nhà chăm sóc bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết trong các bệnh trẻ hay gặp kể trên, phụ huynh cần chú ý đến virus hợp bào hô hấp, bởi bệnh lây lan nhanh. Virus lây qua các giọt bắn trong quá trình tiếp xúc. Do đó, trẻ đi mẫu giáo, tiếp xúc gần như ăn chung, dùng chung đồ chơi, tay chân bẩn không vệ sinh lây sang đồ đạc các cháu khác dễ khiến bệnh lây lan. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh.
Theo bác sĩ, khi nhiễm cúm, cảm lạnh hay virus hô hấp hợp bào, cơ thể thường có hiện tượng bội nhiễm virus kèm theo. Nếu những trẻ đến nhập viện muộn, không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới hiện tượng viêm phổi, nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết. Một số trường hợp nặng phải can thiệp chạy khí dung, thở oxy, dùng kháng sinh nặng.
Các bác sĩ khuyến cáo khi chuyển mùa, cha mẹ cần nâng cao thể trạng của trẻ thông qua ăn uống, bổ sung vitamin theo lứa tuổi. Hướng dẫn trẻ rửa tay, thậm chí là rửa các đồ chơi của trẻ, không được ngậm đồ chơi. Cùng với đó, thường xuyên, cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước. Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe để ngăn ngừa virus lây lan.
Thực phẩm giúp tăng đề kháng mùa mưa bão Để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa tác nhân xâm hại trong mùa mưa bão, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất có lợi cho sức khỏe sau. Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, cùng những cơn mưa rất dễ gây ra các triệu chứng ho, cảm lạnh hay tiêu chảy cho cơ thể. Do...