4 nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột ngay cả khi bạn đang dùng thuốc
Biết được nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh phòng tránh được tình trạng nguy hiểm này.
Huyết áp tăng cao đột ngột là tình trạng mà các chỉ số huyết áp thay đổi cao bất thường một cách nhanh chóng khiến cho người bệnh bất ngờ. Thông thường, người trưởng thành có sức khỏe tốt thường có thông số huyết áp trong khoảng 120/80mmHg. Khi chỉ số này bỗng nhiên tăng rất cao sẽ vô cùng nguy hiểm và có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột.
Khi chỉ số huyết áp có thể tăng cao lên đến 200mmHg, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, mất thị lực… Nếu không được xử trí kịp thời, nguy cơ biến chứng tim mạch và nhiều biến chứng xấu rất cao.
Để ngăn ngừa được tình trạng này, trước hết người bệnh cần được cảnh báo các nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột. Từ đó, có cách điều chỉnh hợp lý nhất. Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột hàng đầu mà người mắc bệnh này cần đặc biệt chú ý:
1. Nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột do ngưng dùng thuốc
Nguyên nhân khiến huyết huyết áp tăng đột ngột đầu tiên và phổ biến nhất chính là khi người bệnh không dùng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ. Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng, chỉ 1 trong 5 người mắc chứng cao huyết áp được điều trị và chỉ 5% trong số đó kiểm soát được tình trạng bệnh.
Nguyên nhân khiến huyết huyết áp tăng đột ngột phổ biến nhất chính là người bệnh không dùng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ – Ảnh: webmd
Khi được xác định mắc bệnh cao huyết áp, bạn hãy xác định rằng bản thân có thể phải dùng thuốc cả đời để kiểm soát được huyết áp ở mức ổn định. Và điều tiên quyết là phải uống thuốc theo đúng với kê đơn của bác sĩ, việc dùng thuốc thất thường và thấp liều hơn có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột.
Ở một số trường hợp, bạn dùng thuốc đều đặn khiến chỉ số huyết áp trở về ổn định trong thời gian dài, bác sĩ sẽ có phương án cho bạn dùng liều nhẹ hơn. Tuy nhiên, bất cứ khi nào dùng thuốc liều lượng mới, người bệnh cũng nên theo dõi huyết áp thường xuyên.
Video đang HOT
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng cách, bạn cần biết thêm thông tin qua bài viết: Những điều cần biết về thuốc điều trị tăng huyết áp.
2. Không thực hiện ăn kiêng nghiêm ngặt
Khi bạn ăn quá nhiều muối hoặc duy trì chế độ ăn mặn sẽ là nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột. Lượng muối dư thừa trong thức ăn sẽ có thể tác động làm căng động mạch, gây nên tình trạng động mạch hẹp hơn, dày hơn và khởi đầu cho những tắc nghẽn.
Việc ăn nhiều muối không chỉ làm huyết áp tăng lên mà còn khiến cho hoạt động cung cấp máu, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác bị cản trở.
Ngoài ra, việc ăn nhiều các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ muối chua cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc uống các loại nước uống như rượu bia, nguy cơ cao huyết áp đột ngột sẽ tăng lên rất nhiều.
3. Huyết áp tăng do tương tác của các loại thuốc
Khi được kê đơn thuốc điều chỉnh huyết áp, bạn nên kể về các loại thuốc mình đang dùng với bác sĩ, bao gồm cả các loại thuốc cảm ho thông thường. Bởi một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng tương tác thuốc, làm cho hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp bị tăng hoặc giảm bất thường. Ví dụ như thành phần sympathomimetic có trong thuốc cảm trị cảm lạnh có thể làm tăng huyết áp.
Nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột phần đa là do người bệnh mắc một số bệnh tiềm ẩn – Ảnh: dpcedcenter
Người có huyết áp thấp hoặc chỉ số huyết áp bình thường ổn định, việc uống các loại thuốc chứa thành phần kể trên không hề gây hại. Thế nhưng đối với người cao huyết áp, một số thành phần có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao.
4. Huyết áp tăng liên quan đến một số bệnh khác
Có một sự thật mà nhiều người vẫn chưa biết, đó là nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột phần đa là do người bệnh mắc một số bệnh tiềm ẩn. Chẳng hạn nếu bạn mắc bệnh thận cấp nhưng không được điều trị, huyết áp của bạn có thể tăng cao đột ngột và liên tục.
Ù tai kéo dài coi chừng ung thư vòm họng
Đến viện khám vì u tai kéo dài và có hạch vùng góc hàm trái, người đàn ông 50 tuổi (Quảng Trị) được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng giai đoạn muộn.
Theo BSCKII Đinh Viết Thanh, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện tỉnh Quảng Trị, ông N.V.B đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng với lý do ù tai kéo dài và có hạch vùng góc hàm trái. Bệnh nhân được nội soi và phát hiện khối u chiếm toàn bộ vòm mũi họng sần sùi tăng sinh mạch máu. Xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán ung thư vòm giai đoạn muộn.
Ung thư vòm phát hiện sớm rất khó vì có các triệu chứng vay mượn và khối u nằm sâu trong hốc mũi nên khám thông thường không phát hiện.
Hình ảnh nội soi và cắt lớp vi tính khối u vòm họng.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh dễ mắc phải ở những người có lối sống không lành mạnh, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng, nam giới ở tuổi 40-60. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế như xạ trị, hóa trị. Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao có thể kể đến là: người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp...; ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói; hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích; có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng.
Dấu hiệu của ung thư vòm họng
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.
Đau họng kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy nổi hạch cổ; ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu; đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày; ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustache; giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi; có máu trong nước bọt, khó nuốt.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng
Mặc dù nguyên nhân của bệnh này chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố sau đây được coi là có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng:
- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hóa chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà, mắm)...
- Hút thuốc
- Uống nhiều bia rượu
- Do di truyền.
- Yếu tố địa lý: Ung thư vòm thường gặp với tỷ lệ cao ở các nước Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc nhưng ít gặp ở các nước Âu Mỹ. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của ung thư vòm.
- Nhiễm virus EBV
Để dự phòng ung thư vòm mũi họng, người dân không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích; điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi; đi khám chuyên khoa khi có các biểu hiện bất thường; tập luyện thể dục, ăn uống điều độ; không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men; không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
4 món nên vứt ngay nếu không ăn hết chứ đừng tiếc rẻ mà cất tủ lạnh, cố ăn chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư Nhiều khi bệnh lại từ miệng mà ra nên bạn cần né ngay 4 món sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe của mình nhé! Nhiều căn bệnh xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, nhất là trong thời buổi hiện đại ngày nay. Điều kiện vật chất càng dư dả thì bệnh tật do thói quen ăn...