4 năm sau ly hôn, tôi gặp lại chồng cũ trong bộ dạng rách nát xin ăn và chạnh lòng đau xót khi thấy đứa bé được địu ở sau lưng anh ta
Người khác nghĩ tôi hạnh phúc và có trong tay tất cả với chồng mới. Nhưng họ không biết hằng đêm tôi lại khóc thầm vì đau khổ.
Tôi từng nghe có ai đó nói, ở đời, ông trời sẽ không lấy hết của ai thứ gì. Dĩ nhiên, không một ai có được hạnh phúc trọn vẹn. Tôi nghĩ có lẽ điều đó không sai. Nhìn vào bản thân tôi đây, người ta có thể nghĩ tôi đang hạnh phúc bên người chồng yêu vợ và kiếm được nhiều tiền. Nhưng mấy ai biết được, sâu trong lòng tôi mong muốn điều gì.
Chuyện tình cảm của tôi từ trước tới nay vẫn luôn gặp trắc trở. Không giấu gì mọi người, tôi đã từng ly hôn một lần rồi. Nói về cuộc hôn nhân ấy, tôi nghĩ bản thân mình cũng có lỗi nên mới dẫn đến đổ vỡ.
Hồi ấy, sau khi kết hôn, tôi và chồng cũ vẫn sống cùng gia đình. Bản thân tôi lúc ấy là người bộp chộp, không biết lấy lòng nên bị mẹ chồng cũ ghét bỏ. Một điều nữa làm tôi mất điểm đó là kết hôn 3 năm, không kế hoạch nhưng tôi vẫn không có con được.
Cuối cùng, vì áp lực từ mẹ chồng cũ cộng với cái tôi quá lớn nên tôi đã quyết định ly hôn. (Ảnh minh họa)
Mặc dù chúng tôi đã đi khám và bác sĩ nói hoàn toàn bình thường nhưng tôi và chồng cũ vẫn chậm con cái. Lúc đầu chồng cũ cũng bênh vực tôi. Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua mà chuyện con cái vẫn vô duyên làm anh ta mất kiên nhẫn. Anh ta hay cáu kỉnh với tôi, thậm chí còn so sánh tôi với những người phụ nữ khác. Cuối cùng, vì áp lực từ mẹ chồng cũ cộng với cái tôi quá lớn nên tôi đã quyết định ly hôn.
Sau khi chia tay được một thời gian, tôi biết chồng cũ đã lấy vợ. Khi ấy tôi cũng đã kết hôn nên không quan tâm đến cuộc sống riêng tư của anh ta nữa. Chồng tôi là một doanh nhân. Anh kiếm ra tiền, lại hết lòng yêu tôi và không bao giờ đặt nặng vấn đề con cái. Anh cứ bảo với tôi, khi nào lấy nhau được 5 năm mà chưa có con thì tính tiếp, còn anh vẫn muốn để mọi thứ đến một cách tự nhiên.
Nhìn anh ta, tôi thấy có phần chạnh lòng. (Ảnh minh họa)
Dù biết chồng muốn động viên mình nhưng tôi vẫn buồn lắm. Sáng nay, trên đường đi khám sức khoẻ, dừng lại chờ đèn đỏ thì tôi gặp một người ăn xin. Thấy anh ta tội nghiệp, tôi bỏ ra vài đồng bạc lẻ rồi kéo cửa kính lên. Người đàn ông kia ngẩng đầu cảm ơn rối rít, khi ấy tôi mới nhận ra đó chính là người chồng cũ của mình. Rồi anh ta quay lưng đi để lộ một đứa trẻ đang được địu ở phía sau.
Nhìn anh ta, tôi thấy có phần chạnh lòng. Tôi không ngờ anh ta lại thiếu thốn như thế. Nhưng có một điều làm tôi ganh tỵ, anh ta có con rồi. Nhìn đứa bé, tôi thấy tội nghiệp và muốn giúp đỡ họ như cách con người đối xử với con người. Tôi dự định chu cấp cho chồng cũ vì thương hại anh ta. Nhưng tôi vẫn lăn tăn, không biết tôi nên nói với chồng để không gây hiểu lầm hay âm thầm làm và giấu anh chuyện này?
Theo toquoc.vn
Người bán đất bán nhà mua xe chở áo quan người dưng về nhà với giá 0 đồng
2 năm qua, hàng trăm 'chuyến xe 0 đồng' của một người đàn ông đã chở những gia đình nghèo khổ trở về quê hương trong lúc khốn cùng nhất. Phải bán đất, bán nhà, nhưng với anh, thứ cho đi mới là thứ còn lại mãi mãi...
"Chuyến xe 0 đồng" của anh Nhật đã chở biết bao gia đình khốn cùng về lại quê hương
Video đang HOT
"Chuyến xe 0 đồng" của tài xế xe cứu thương
Cách đây không lâu, nhiều người bàng hoàng nhìn thấy một người đàn ông ôm con đứng trên lầu 2 bệnh viện, toan nhảy xuống. Đứa con trên tay ông đã ngừng thở, còn vợ ông vẫn nằm trên giường bệnh. Không đủ tiền viện phí, không đủ tiền thuê chuyến xe chở con về quê, người đàn ông đó chỉ còn vỏn vẹn 200 nghìn đồng.
Người ta chỉ kịp nhào đến can ngăn, xin phòng công tác xã hội miễn giảm viện phí, rồi vội vàng bấm số anh Nguyễn Hoàng Nhật (35 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) đưa cho ông. Nghe một người đàn ông bật khóc nức nở, anh Nhật biết mọi thứ phải rất tồi tệ, nên cố dùng tất cả lời lẽ trấn an.
Ngay tối hôm đó, mọi thứ đã được anh Nhật sắp xếp ổn thỏa, đưa cả nhà ông ra chiếc xe cấp cứu của mình. Chuyến đi dài lên tận Đắk Nông với giá 0 đồng...
"Chuyến xe 0 đồng" ra đời sau 2 năm anh Nhật làm nghề tài xế xe cứu thương và chứng kiến quá nhiều hoàn cảnh khốn cùng
Một người đối diện cửa tử được chuyến xe nghĩa tình của anh Nhật đưa từ Bệnh viện Chợ Rẫy về nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Hàng trăm chuyến xe nghĩa tình đã đi khắp mọi miền
Suốt 2 năm, anh Nhật không nhớ mình đã lái bao nhiêu chuyến xe nghĩa tình như thế, chuyến nào cũng vậy vẫn vẹn nguyên nỗi niềm khi đối diện với số phận không may mắn. "Ngay cả chuyến xe 0 đồng đầu tiên, mình vẫn còn nhớ như in. Bấy giờ, mình trong nghề chạy xe cấp cứu đã 2 năm. Ngoài giờ, mình vẫn thường nhận chạy thêm để trang trải. Cuốc xe ấy từ Chợ Rẫy về Trà Vinh, là một ca bệnh viện trả về, giá xe là 2,2 triệu", anh nhớ lại.
Chẳng ngờ tới nơi, trước mắt anh là một căn nhà vô cùng ọp ẹp. Anh cũng chẳng ngờ, mình lại phải chứng kiến cảnh người thân vừa xuống xe đã phải tất tả chạy đi gõ cửa từng nhà hàng xóm, xin mỗi người dăm ba chục để trả tiền xe.
"Mình đứng lặng, tưởng bản thân đã chai lì với cái nghề chở người bệnh, người chết mỗi ngày. Hóa ra mắt mình vẫn có thể đỏ hoe, rồi tự nhiên thấy sống mũi cay cay...."
Anh Nhật
"Một người nằm đó hấp hối, đối diện cửa tử. Một gia đình đến cả tiền xe cũng không có để trả. Mình chợt nhận ra mình không khá giả gì, nhưng vẫn còn may mắn hơn họ. Mình quyết định đợi họ gom đủ hàng đống tờ tiền lẻ tẻ, rồi khi họ trả, mình đã đưa trở lại. Coi như là sự giúp đỡ nhỏ nhoi cho gia đình trong cơn khốn khó", anh bồi hồi kể.
"Chuyến xe nghĩa tình Minh Tâm" ra đời từ đó, là sự sẻ chia anh Nhật dành cho những gia đình bất hạnh, không kham nổi chuyến xe đưa người thân mình về lại quê hương.
Lúc ngặt nghèo, nhiều người không kham nổi tiền xe đưa người bệnh/người mất về quê đoàn tụ gia đình...
Một trường hợp được chuyến xe anh Nhật chở về tận nhà ở Bến Tre
"Chiếc phao cuối cùng cho họ bấu víu..."
Suốt 2 năm qua, hàng trăm "chuyến xe 0 đồng" đã chạy khắp các cung đường, về miền Tây sông nước, qua những chuyến phà, đò vào tận miệt quê nghèo. Thậm chí có chuyến xa hàng trăm hay cả nghìn cây số, ra tận miền Trung, miền Bắc, anh Nhật cũng chẳng ngại.
"Bất kể già, trẻ, bất kể ở đâu và lúc nào, chỉ cần gia đình họ thực sự trong cơn khốn khó là mình giúp. Có gì đâu, bán đất bán nhà mình còn không ngại nữa là", anh Nhật pha trò.
Ban đầu, anh bán đất mua một chiếc xe để chạy cấp cứu ở BV Tân Bình với dự định chạy ngoài giờ, kiếm tiền trang trải. Chẳng ngờ, "sau chuyến xe 0 đồng" đầu tiên mọi thứ lan tỏa, để rồi như một sứ mệnh, chiếc xe trở thành "phương tiện nghĩa tình". Số ca cần giúp quá nhiều, anh Nhật cắn răng bán cả căn nhà của mình để mua thêm 1 chiếc nữa, rồi dọn ra ở thuê.
Anh Nhật không đơn độc trên hành trình thiện nguyện vì có vợ đồng hành
Đồ tẩn liệm, trang điểm cho người đã mất luôn sẵn sàng trong nhà, trên xe anh Nhật
Không chỉ trên những chuyến xe, anh Nhật còn giúp đỡ tang gia cho đến tận lúc hạ huyệt
"Ban đầu, mình bị quá tải khi quá nhiều người cần giúp. Có khi vừa cầm chén cơm lên đã bỏ lửng để lái xe đi mấy trăm cây số. Sau này, có vài anh em tài xế khác phụ giúp, mạnh thường quân cũng hỗ trợ kinh phí nhiều hơn. Lúc cần kíp, mình thuê thêm xe ngoài để chở. Dù thế nào cũng cố để không phải từ chối ai giữa lúc ngặt nghèo", anh bộc bạch.
Giúp người không dễ dàng, nhưng anh Nhật không đơn độc bởi có người bạn đời luôn đồng hành. Chị Trần Thị Minh (35 tuổi) không những không phản đối mà còn là người tiếp nhận thông tin, điều phối tài xế giúp chồng.
"Mỗi khi có trường hợp cần giúp đỡ, mình sẽ ghi nhận thông tin cá nhân. Khi chồng chuẩn bị xe đến bệnh viện hoàn thành thủ tục, mình sẽ lo phần việc xác minh hoàn cảnh. Nếu ở Sài Gòn, mình sẽ trực tiếp đến, còn ở tỉnh xa, ảnh sẽ nhờ anh em bạn hữu ở địa phương đó đến nhà xác minh và báo lại. Không phải tính toán gì, chỉ là tụi mình đã từng gặp nhiều người có điều kiện nhưng vẫn muốn nương nhờ xe miễn phí. Giúp cũng không sao, nhưng như vậy lại mất một chuyến xe cho người thực sự ngặt nghèo", chị Minh cho biết.
Chi phí trong khả năng, anh Nhật và chị Minh sẽ giúp ngay. Nếu chi phí lớn mới đăng bài nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Trường hợp không quyên góp đủ, "chuyến xe 0 đồng" vẫn lăn bánh, bằng chính tiền của 2 vợ chồng.
"Có những lần số ca cần giúp đỡ dồn dập, vợ chồng mình mệt đến nỗi muốn buông bỏ. Nhưng cứ nhớ ánh mắt bừng sáng của họ khi nhận được chuyến xe trở về giữa cực cùng tuyệt vọng, mình lại thấy đây là việc phải làm. Chuyến xe như chiếc phao cuối cùng cho họ bấu víu, tụi mình làm sao buông cho được...", chị bộc bạch.
Từng "chuyến xe 0 đồng" ngày ngày vực dậy từng gia đình giữa cơn tuyệt vọng
Không chỉ có chuyến xe miễn phí, những gia đình còn được giúp đỡ viện phí, áo quan cho người đã mất,... Không chỉ là tài xế, anh Nhật còn tự tay trang điểm, tẩn liệm xác - công việc ai nghe qua cũng phải rợn người!
"Thuê năm ba người làm lại mất thêm chi phí, mình tự làm để dành số tiền đó trao cho gia đình làm lộ phí, lo ma chay sẽ tốt hơn. Có gì mà sợ, xem trại hòm làm rồi làm theo. Người nằm xuống vẫn là con người, chỉ có điều họ buông bỏ tất cả để nhắm mắt xuôi tay. Mình làm tươm tất cho họ ra đi thanh thản, vậy thôi", anh Nhật nói.
Chồng mình bị viêm phổi, biến chứng rất nặng. Bác sĩ nói không còn nhiều cơ hội nhưng mình cố để chồng ở lại. Ba tháng nằm viện, hy vọng cạn dần, số tiền dành dụm cũng ra đi. Cho đến ngày móc đồng bạc cuối cùng ra trả viện phí, mình gần như tuyệt vọng, không biết làm sao để đưa anh về quê gặp các con lần cuối. May thay, có chuyến xe anh Nhật. Chẳng còn gì, nên mình chẳng biết làm sao để trả ơn này...
Chị Nguyễn Thị P. (ngụ Gia Lai), người được anh Nhật hỗ trợ "chuyến xe 0 đồng"
Đôi khi là giọt nước mắt rơi bởi cái cúi đầu thành ý; đôi khi là cái tay bắt mặt mừng, cảm ơn rối rít; đôi khi là cuốc điện thoại báo tin mọi thứ đã ổn hay chỉ là mấy trái dừa gửi lên từ Bến Tre, mấy túi cà phê gói ghém từ Đắk Lắk... Đó là tất cả những gì anh Minh nhận từ những người được giúp đỡ.
Chỉ vậy thôi, đã đủ để những chuyến xe nghĩa tình của anh Nhật, chị Minh tiếp tục lăn bánh, chở niềm tin về những điều tốt đẹp giữa người với người luôn hiện diện trong cuộc sống này.
Ảnh: HOÀI NHÂN
Ngoài những chuyến xe thiện nguyện 0 đồng, anh Nhật, chị Minh còn đăng ký hiến xác và hiến mô cho Y học sau khi qua đời. "Chứng kiến quá nhiều số phận bất hạnh trên những chuyến xe, vợ chồng mình nhận ra dù có cố gắng làm lụng, tích cóp của cải bao nhiêu, thì lúc ra đi vẫn chẳng mang theo được gì. Bởi vậy, thứ cho đi mới là thứ còn lại mãi trên đời...", anh Nhật, chị Minh bộc bạch.
Theo thanhnien.vn
Vì sao người vợ cũ là tốt nhất? Xem qua 3 điều này sẽ hiểu Nếu như bạn có thể mang tâm thái biết ơn đi gặp người cũ, bạn sẽ nhận ra, người cũ mới là lựa chọn đúng đắn nhất trong cả quá khứ lẫn tương lai... Trước đây không lâu có một người bạn thổ lộ với tôi, cô và người chồng cũ ly hôn đã ba năm rồi. Chồng cũ đã kết hôn với...