4 năm nhiệm kỳ của Trump qua các con số
Khi những ngày ở Nhà Trắng sắp khép lại, bức tranh về nhiệm kỳ của Tổng thống Trump càng trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt qua các con số.
Giới quan sát lâu nay vẫn đánh giá rằng Tổng thống Donald Trump từ khi lên nắm quyền đã tạo ra rất nhiều điều chưa từng có tiền lệ, làm thay đổi vô số tiêu chuẩn ở Nhà Trắng.
Câu chuyện về nhiệm kỳ tổng thống của Trump không thể được kể hết bằng các con số. Nhưng những con số dưới đây sẽ cho thấy một phần bức tranh.
Tổng thống Trump tại Nhà Trắng tối 5/10 sau thời gian điều trị Covid-19 ở Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed. Ảnh: NYTimes.
Tweet
Dù Barack Obama là tổng thống Mỹ đi đầu trong việc khai thác sức mạnh của các mạng xã hội, ông vẫn không thể vượt qua Tổng thống Trump trong việc tận dụng triệt để những nền tảng này, đặc biệt là Twitter.
Số lượng tweet của Trump trong mỗi năm nhiệm kỳ liên tục nhiều hơn trước. Ông đã tweet hơn 25.000 lần, trung bình 18 lần/ngày, kể từ ngày nhậm chức 20/1/2017, bao gồm cả những dòng retweet. Trump cũng thường xuyên sử dụng Twitter để đưa ra các thông báo quan trọng như về nhân sự nội các hay chính sách.
Thời gian lâu nhất ông không sử dụng Twitter là 1,9 ngày, vào tháng 6/2017, khi cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Trong thời gian tại vị, Trump vẫn sử dụng điện thoại di động cá nhân để thực hiện các cuộc gọi, bất chấp những giao thức bảo mật an ninh và phớt lờ các lời cảnh báo từ nhân viên của mình rằng việc làm này có thể khiến ông dễ bị tình báo nước ngoài theo dõi.
Tổng thống Trump không ngần ngại sử dụng Twitter để công kích các đối thủ, đôi khi đưa ra những thông điệp gây hoang mang. Tính đến ngày 17/12, Twitter đã dán nhãn 362 dòng tweet của ông là những tuyên bố “có khả năng gây hiểu lầm hoặc tranh cãi”, theo công ty phân tích dữ liệu Factba.se.
Bổ nhiệm tư pháp
Tổng thống Trump đã bầu thành công ba thẩm phán Tòa án Tối cao và số thẩm phán liên bang được ông bổ nhiệm đã vượt quá con số trong nhiệm kỳ của tổng thống George H.W. Bush, tổng thống một nhiệm kỳ gần đây nhất trước Trump.
Dù chỉ phục vụ 4 năm, tác động từ những thay đổi của Trump đối với hệ thống tòa án liên bang có thể được cảm nhận rất lâu sau khi ông rời Nhà Trắng, giới chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
Sắc lệnh hành pháp
Tính đến ngày 11/12, 520 văn bản tổng thống do Trump ký, bao gồm sắc lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ, quyết định và thông báo của tổng thống, đã được công bố trên Sổ đăng ký Liên bang. Trong đó, 288 văn bản là sắc lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ, không bao gồm những bản ghi nhớ có tính chất văn thư.
Các tổng thống Mỹ ngày càng có xu hướng sử dụng sắc lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ để ban hành chỉ thị cho các cơ quan chính quyền, cả hai đều có ràng buộc về mặt pháp lý dù sắc lệnh hành pháp có thể bị hủy bỏ bởi tổng thống kế tiếp.
Tổng thống Obama từng ban hành 226 sắc lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ, trong khi tổng thống George W. Bush đã ký 189 sắc lệnh.
Trước khi trở thành tổng thống, Trump từng phàn nàn rằng người tiền nhiệm Obama đã lạm dụng sắc lệnh hành pháp, khẳng định chính phủ có thể được điều hành giống như một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, số sắc lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ mà Trump ký đã vượt qua số lượng mà cả tổng thống George W. Bush lẫn Obama ban hành.
Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19
Năm cuối nhiệm kỳ của Trump phần lớn được định hình bởi phản ứng trước đại dịch Covid-19. Mỹ chiếm 4% dân số thế giới nhưng tính đến giữa tháng 12, nước này chiếm tới 23% số ca nhiễm và 19% số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu.
Tính đến ngày 19/12, Mỹ ghi nhận hơn 320.000 ca tử vong và 18 triệu ca nhiễm, là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Golf
Từ khi nhậm chức, Tổng thống đã có 418 chuyến thăm các bất động sản mang thương hiệu Trump, bao gồm 307 tại các câu lạc bộ golf, theo CNN.
Kể từ thời điểm Covid-19 bùng phát tại Mỹ, ông đã dành 48 ngày ở các câu lạc bộ golf và 77 lần thăm các bất động sản mang thương hiệu Trump.
Trước khi thành tổng thống, Trump thường phàn nàn về thói quen chơi golf của người tiền nhiệm Obama. Hồi năm 2015, ông nói rằng “Obama có thể đã chơi golf nhiều hơn mọi người dân trên nước Mỹ và điều đó không tốt đối với một tổng thống”.
Tuy nhiên, Trump đã dành 307 ngày ở các câu lạc bộ golf trong một nhiệm kỳ so với 333 lượt chơi golf của Obama trong hai nhiệm kỳ, theo CBS News.
Án tử hình
Án tử hình được khôi phục tại Mỹ vào năm 1988 và mở rộng vào năm 1994. Từ năm 1988 đến 2003, chỉ có án tử hình liên bang được đưa ra, tất cả đều dưới chính quyền George W. Bush.
Dưới thời Tổng thống Trump, có 10 án tử hình được thực thi, nhiều hơn tất cả các đời tổng thống từ thời Franklin D. Roosevelt đến nay.
Ân xá và giảm án
Nhiều lệnh ân xá và giảm án mà Tổng thống Trump đưa ra đến nay đều dành cho các cộng sự cũ, những chính trị gia bảo thủ và những người có mối quan hệ rộng. Tất cả trừ 5 cá nhân nhận được khoan hồng từ Trump đều có liên quan đến Nhà Trắng hoặc cơ sở chính trị của ông.
Trong suốt nhiệm kỳ, Trump thường xuyên nhấn mạnh việc ông đã ký Đạo luật Bước đi Đầu tiên, một đạo luật tư pháp hình sự dẫn đến việc trả tự do cho hàng nghìn tù nhân liên bang.
Một trong những lệnh giảm án đầu tiên của Trump là dành cho Alice Marie Johnson, người từng lĩnh án chung thân vì rửa tiền và buôn bán ma túy. Việc cân nhắc ân xá cho Johnson được đưa ra xem xét nghiêm túc sau khi Kim Kardashian West, ngôi sao truyền hình thực tế, lên tiếng thỉnh cầu Nhà Trắng.
Đến nay, số lượng người được ân xá hoặc giảm án của Trump ít hơn nhiều so với các tổng thống Mỹ đời trước kể từ thời Nixon.
Jimmy Carter đã ra 534 lệnh ân xá trong một nhiệm kỳ của mình. Tổng thống Obama là người đưa ra nhiều đặc ân khoan hồng nhất trong lịch sử Mỹ với 1.715 lệnh giảm án.
Nhiều tổng thống hiện đại thường chờ đến những ngày cuối nhiệm kỳ mới đưa ra các đặc ân khoan hồng. CNN mới đây đưa tin Trump, trong những tháng cuối, đang cân nhắc ân xá trước cho nhiều cộng sự, thành viên gia đình và thậm chí cả bản thân ông.
Đại cử tri bất tuân khó làm nên kỳ tích cho Trump
Chiến thắng với cách biệt lớn của Biden và phán quyết của Tòa án Tối cao sẽ khiến Trump khó "lật kèo" bằng đại cử tri bất tuân.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hứng chịu thất bại liên tiếp trong cuộc chiến pháp lý tại các tòa án bang, liên bang và Tòa án Tối cao, một số đồng minh của ông đang kỳ vọng vào kịch bản "đại cử tri bất tuân" sẽ bỏ những lá phiếu quyết định giúp ông tiếp tục nắm quyền khi họ nhóm họp hôm nay.
Thông qua hệ thống đại cử tri đoàn, mỗi bang của Mỹ được phép chọn ra một số lượng đại cử tri nhất định dựa trên số ghế họ có tại quốc hội. Các đại cử tri là những người trực tiếp bỏ phiếu bầu ra tổng thống Mỹ.
Trong lịch sử, các đại cử tri thường bỏ phiếu cho ứng viên của đảng mình, người giành được đa số phiếu phổ thông ở bang đó. Tuy nhiên, họ cũng có quyền làm ngược lại và những người này được gọi là "đại cử tri bất tuân".
Trên thực tế, các đại cử tri phá vỡ cam kết rất hiếm thấy, bởi họ là những người đã được chọn lựa dựa trên lòng trung thành với đảng. Về cơ bản, đại cử tri được lựa chọn theo đảng phái, nên việc họ phản bội ứng viên đảng mình thường không xảy ra.
Tổng thống Donald Trump tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AP .
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, 10 trong số 538 đại cử tri đã bỏ phiếu ngược với kết quả phiếu phổ thông, nhưng không làm thay đổi kết quả bầu cử. Đó cũng là lần gần nhất kể từ năm 1796, khi một đại cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ứng viên của đảng đối thủ.
"Bạn sẽ không thể kỳ vọng các đại cử tri do đảng Dân chủ lựa chọn, những người ủng hộ Biden nhiệt tình nhất, lại đi bỏ phiếu cho Trump, cũng giống như bạn sẽ không thể bắt những người ủng hộ Trump nhiệt thành nhất bỏ phiếu cho Biden", chuyên gia luật bầu cử Rick Hasen cho hay.
Việc đại cử tri bất tuân làm thay đổi kết quả bầu cử chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Mỹ, dù có một số ví dụ về mặt lý thuyết rằng lá phiếu của họ có thể làm được điều đo.
Năm 2000, chỉ cần hai đại cử tri Cộng hòa không bỏ phiếu cho George W. Bush, kết quả chung cuộc sẽ thay đổi. Khi đó, tổng số phiếu đại cử tri của ông sẽ từ 271 giảm xuống 269 và Hạ viện Mỹ sẽ là nơi quyết định người chiến thắng.
Tuy nhiên, kịch bản này chỉ xảy ra khi kết quả bầu cử rất sít sao, điều không diễn ra trong cuộc bầu cử năm nay. Biden dự kiến đạt được 306 phiếu đại cử tri, còn Trump chỉ có 232 phiếu. Điều đó có nghĩa là Trump cần ít nhất 38 đại cử tri bất tuân mới có thể lật ngược được tình thế.
Tính hợp pháp của đại cử tri bất tuân cũng phụ thuộc vào bang mà họ sống. 32 bang và thủ đô Washington ban hành luật để đảm bảo đại cử tri bỏ phiếu đúng theo kết quả phiếu phổ thông. 15 bang quy định hình phạt cho những đại cử tri không làm vậy.
Nhưng trước năm 2016, không bang nào trên thực tế trừng phạt hoay loại bỏ tư cách một đại cử tri vì lá phiếu của người này. 4 năm trước, Tòa án Tối cao bang Washingon chỉ tuyên phạt 4 đại cử tri mỗi người 1.000 USD, trong đó 3 người đã bỏ phiếu cho Colin Powell thay vì Hillary Clinton và một người bầu cho nhà hoạt động Faith Spotted Eagle.
Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi trong năm nay, khi Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 7 ra phán quyết cho phép các bang trừng phạt đại cử tri bất tuân.
"Hiến pháp và lịch sử quốc gia đều cho phép một bang buộc đại cử tri phải cam kết ủng hộ ứng viên của đảng đó và lựa chọn của cử tri bang về người trở thành tổng thống", thẩm phán Tòa án Tối cao Elena Kagan cho biết.
Do đó, kịch bản mà các đồng minh của Tổng thống Trump đặt nhiều kỳ vọng rằng những đại cử tri bất tuân sẽ giúp ông tiếp tục nắm quyền là không có cơ sở trên thực tế, theo Hasen.
"Các đại cử tri đã được lựa chọn theo cách thức nhằm đảm bảo họ trung thành về mặt chính trị", chuyên gia này nói. "Ngay lúc này, chúng ta gần như chắc chắn Biden sẽ giành khoảng 306 phiếu đại cử tri, còn Trump có 232 phiếu".
3 cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố "chơi lớn" giữa đại dịch Covid-19 Các cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton - đều hy vọng hành động của họ sẽ giúp nhiều người dân Mỹ đặt niềm tin hơn vào vaccine phòng đại dịch Covid-19. 3 cựu Tổng thống Mỹ, Barack Obama (trái), George W. Bush (phải) và Bill Clinton, muốn tạo niềm tin cho người dân vào vaccine Covid-19....