4 năm bỏ vợ đi theo gái giờ lại muốn quay về
Bị vợ chê bất tài, tôi bỏ đến sống với người tình trong 4 năm. Nhưng tôi nhớ vợ, nhớ con vô cùng.
Bị vợ chê, tôi bỏ vợ theo gái 4 năm liền (Ảnh minh họa)
Gần 1 năm trời qua đi, sống trong cảnh một thân một mình sớm tối đi về căn phòng trọ, tôi mới thấm thía cái cảm giác của một kẻ không nhà. Tôi nhớ vợ, nhớ con đến cùng kiệt. Tôi muốn quay về, muốn cầu xin vợ tha thứ sau khi bỏ vợ theo gái nhưng lại nghĩ đến cái sĩ diện của một thằng đàn ông mà không đủ quyết tâm. Tôi sợ cô ấy – người vợ tôi từng yêu sẽ cười vào mặt tôi vì sự đớn hèn này. Liệu tôi có nên quay về hay không?
Cách đây 5 năm, tôi bỏ nhà ra đi sau khi bị vợ chê là kẻ ăn bám. Đúng là vợ tôi đã sai lầm, đã quá quắt vì từ khi cưới xong, cô ấy luôn miệng chê bai tôi. Khi tôi lấy vợ, công việc của tôi chỉ lương tháng 3 cọc, 3 đồng. Chi tiêu trong nhà hầu như do vợ tôi đảm đương. Số tiền tôi kiếm được chỉ đủ để nuôi bản thân tôi. Thời điểm đó, điều tôi mong ngóng chính là vợ ở bên động viên, cùng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này để tôi phấn đấu trong công việc. Nhưng có lẽ vì cuộc sống quá vất vả khiến vợ tôi sinh ra cáu gắt, khó chịu với tôi.
Lúc đầu vợ tôi chỉ khó chịu nhưng không nói chê bôi ra mặt. Càng về sau, khi đứa con gái lớn ra đời vợ tôi càng khinh thường tôi hơn. Tôi cú lắm. Công việc không được như mong đợi cũng không phải lỗi tại tôi. Tại sao vợ tôi lại cứ khinh thường tôi như vậy? Trong khi tôi ra ngoài, ai cũng nể, cũng quý trọng còn vợ thì cay ca, chê bai đủ đường khiến tôi chán lắm.
Cũng thời gian đó, có một cô làm cùng công ty cũ cứ thích và theo đuổi tôi. Cô này không những có điều kiện mà còn xinh đẹp nữa. Và rồi, trong một lần cãi nhau với vợ, cô ấy lại khinh tôi làm ra ít tiền, tôi đã quyết định dọn đồ ra đi. Ngay đêm ấy, tôi tìm đến nhà người tình ở. Tôi cảm thấy như chơi lại vợ mình một vố vì không có cô ấy, có cả tá những cô gái khác sẵn sàng mở cửa đón tôi giữa đêm khuya dù tôi không có tiền đi chăng nữa.
Video đang HOT
Những tháng ngày sau đó, tôi chờ vợ tôi khóc mếu điện thoại năn nỉ đòi về. Nhưng không, vợ tôi hoàn toàn im bặt. Cô ấy không cần tôi trong ngôi nhà đó nhưng cũng không làm đơn ly hôn. Được thể, tôi càng sung sướng ở bên người tình. Cô nhân tình cho tôi một cuộc sống vật chất sung sướng, lại chiều chuộng tôi chứ chẳng như người vợ lúc nào cũng khắt khe, khinh khi với tôi.
Tôi đi làm lương tháng chỉ việc giữ tiêu, không phải đóng góp với người tình. Tuy được chiều chuộng như vậy nhưng tôi cảm thấy nhớ vợ, nhớ con vô cùng. Tôi nhận ra người mình yêu là vợ nhưng vì xa vợ, tôi được chiều chuộng, nên cũng chẳng chắt bóp được gì. Tôi đã tự nhủ, một là vợ tôi năn nỉ tôi về, hai là tôi phải kiếm được thật nhiều tiền thì mới quay về. Nhưng đến giờ, mọi thứ vẫn không như mong đợi.
Liệu tôi có nên quay về cầu xin vợ tha thứ không? Hay là cứ sống như thế này để chờ vợ mở lời. (Ảnh minh họa)
Sống với người tình được 4 năm, cuối cùng cô ta bỏ tôi đi lấy chồng. Tôi nghĩ đó cũng là một kết cục nên như vậy. Dù sao tôi cũng không thể lo cho cô ấy được cả đời thì nên để cho người đàn ông khác. Nhưng đớn đau là ở chỗ, khi cô ta đi, cô ta còn lừa của tôi một khoản tiền không hề nhỏ (Đó là số tiền trong những tháng sống cùng cô ta tôi để dành được từ đồng lương ít ỏi của mình. Tôi định dùng chúng để mang cho con gái). Tôi cay đắng chấp nhận vì thực ra cô ta cũng nuôi tôi nhiều. Chẳng qua là cô ta đòi lại những gì mình đã bỏ ra.
Từ đó tới nay tôi thuê nhà sống một mình. Cuộc sống khá chật vật nhưng cái chính vẫn là tôi cảm thấy cô đơn, nhớ vợ, nhớ con. Nhưng xa nhau quá lâu rồi, tôi sợ vợ tôi không còn muốn chấp nhận tôi nữa. Vả lại, nếu tôi có quay về, chắc cô ấy lại khinh tôi không kiếm ra tiền, về ăn bám cô ấy. Nhưng tôi nhớ vợ con lắm, tôi thực sự khao khát được về với gia đình của mình. Liệu tôi có nên quay về cầu xin vợ tha thứ không? Hay là cứ sống như thế này để chờ vợ mở lời. Tôi biết cô ấy yêu tôi, chỉ có tình yêu mới khiến hơn 4 năm qua cô ấy không hề viết đơn ly dị. Có lẽ cô ấy cũng đợi tôi quay về sau khi tôi bỏ vợ theo gái.
Tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này?
Theo Eva
Nước mắt chảy xuôi
Đoàn người đưa tang mỗi lúc một dài hơn, có lẽ phần vì bà cụ Tầm ăn ở hiền lành, phần để xem thái độ của chị Hoan, cô con dâu nanh nọc cụ thế nào. Hình như chị ta có khẽ chấm nước mắt, khẽ thôi vì sau đó vẫn bộ mặt lạnh tanh, bất cần.
Có người tiếc thương bà nhưng cũng có người chép miệng " thôi, chết đi có khi lại sướng cái thân". Đám trẻ chăn bò là buồn hơn cả, thường ngày chúng nghịch như quỷ sứ khiến bà kêu la khản cả giọng, giờ đứa nào cũng buồn thiu đi theo đoàn người, có đứa còn đăm chiêu khẽ thở dài như ông cụ non. Vậy là từ nay chẳng còn ai bầu bạn với chúng, không còn được nghe kể chuyện đánh nhau hấp dẫn như xem phim chiến đấu.
Cũng những tiết đầu Đông như thế này, khi cánh đồng làng vừa gặt xong còn trơ gốc rạ, bà Tầm và lũ trẻ lại co ro rúm ró trong những tấm ni lon, lùa đàn bò ra đồng, chỗ gốc cây gạo xù xì, thân nó chi chít vết đạn từ thời chiến tranh nhưng lạ thay nó không chết và cũng không ai hiểu nó có từ bao giờ... Từ lâu cây gạo và bà đã trở nên thân thiết như hai người bạn tâm giao, hình như giữa họ có mối đồng cảm. Cô độc, trơ trọi dù cho cuộc sống có xoay vần đến đâu.
Ngày cả làng đi sơ tán thì bà xin ở lại phục vụ chiến đấu giữ làng. Cái tuổi thanh xuân đẹp nhất đã hoá vào từng trận đánh, hoà vào mỗi chiến công nên câu chuyện chiến đấu của bà thường sinh động. Ngày trở về bà mới giật mình nhận ra mình thực sự cô độc sau cuộc chiến, ngay cả một mái ấm nhỏ nhoi mà cái bụng thì ngày một phưỡn ra. Người ta quy kết cho bà đủ thứ tội trời ơi, thực tình bà cũng không biết người lính ấy còn sống hay đã hi sinh, may mà có bản thành tích chiến đấu gỡ gạc...
Bà quý anh Tâm hơn bất cứ thứ gì trên thế gian này, cuộc sống một mẹ một con nên dù không dư dả nhưng cũng thuộc hàng ổn định, thậm chí anh ăn diện còn hơn mấy vị đi học bên Tây về. Ngày cưới dâu về bà mừng vì từ nay nhà bớt neo người, đi đâu cũng khoe, nhưng chưa đầy ba bảy hai mốt ngày chị ta hiện hình là người đàn bà nanh nọc, từ đó cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu nổ ra liên miên, xóm làng không lúc nào được yên ổn, tiếng chị đánh chó, chửi mèo, rít lên nghe mà phát hãi...
Bốn người, một mái nhà mà đến hai nồi cơm. Mỗi buổi chiều về ngang nhà lại thấy bà lếch thếch bê niêu đất cơm với ruốc hấp ngồi ngoài hiên nhai trệu trạo. Chỉ thằng Bột là khoái, lúc nào bà đi chợ có thức ăn ngon là sang quấn bà, thương bà đặt lên trên đầu, bà khóc, những giọt nước mắt ứa ra từ cặp mắt mờ đục, nếp nhăn xô lại càng thảm thiết...
Chị Hoan chạy chọt xin chuyển cho anh Tâm lên tỉnh công tác vừa tránh cảnh "đá thúng đụng niêu" lại dễ bề thăng tiến. Bà Tầm lại lủi thủi một mình, bà dành dụm khoản tiền trợ cấp thương binh dựng túp lều, mua thêm con bò cái chiều chiều đi chăn với lũ trẻ...
Không biết bao nhiêu thế hệ trẻ con làng đã từng chăn bò với bà, đi với bà có cái sướng là cứ để bò cho bà trông, tha hồ mà đi chơi, phá phách. Mùa nào thức ấy khi thì ngô, lạc khi thì khoai lang đào về nướng, bà ngăm nghe mắng mỏ nhưng rồi đâu lại vào đấy, nếu bị chủ vườn bắt bà lại đứng ra nhận tội, đến khổ.
Bẵng đi một thời gian không thấy bà chăn bò nữa, ai cũng mừng "trẻ cậy cha, già cậy con, anh chị ấy ăn nên làm ra, nghĩ lại nên rước mẹ vào thành phố báo hiếu tuổi già". Vậy mà giờ bà chết thui thủi trong túp lều rách. Ra họ rước bà lên cốt chiếm miếng đất mặt tiền mà bà được ưu tiên. "Trước sau gì tôi cũng cho thằng Bột chứ có mang theo được đâu. Nó mắng chửi đồ ăn bám, bẩn thỉu, bữa cơm nó mang lên không bằng con Milu nhà nó". Bà cười mà miệng méo xệch như mếu.
Cánh đồng, gốc gạo già nua giờ vắng bà buồn thăm thẳm. Cây gạo rũ xuống, lâu nay người ta sợ ma nên không dám chặt nhưng giờ đất chỗ đó đang chuyển đổi, mét đất mét vàng thì có ma nào hơn ma lực đồng tiền. Đoàn người vẫn nối dài, phường bát âm tấu điệu nhạc buồn khiến chiều quê càng ảm đạm.
Theo VNE
Vượt qua nỗi sợ Hầu như ai cũng có những nỗi sợ thường trực, như tôi, bé thì sợ cô giáo, sợ mẹ, lớn hơn một chút thì sợ sếp, sợ thất nghiệp, sợ chết... Đến khi lấy chồng thì lúc nào cũng sợ chồng có người khác, rồi có con thì chỉ sợ con sẽ không ở bên mình. Tôi từng được bạn tặng một đôi...