4 món xôi dễ chế biến
Xôi gánh thơm bùi, xôi mít ngọt béo, xôi mặn đậm đà… có thể tự chế biến ở nhà.
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.
- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.
Cách chế biến:
- Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.
- Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.
- Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.
2. Xôi mặn
Nguyên liệu:
- 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.
- 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.
Cách chế biến:
- Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.
- Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.
- Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.
- Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.
- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.
Cách chế biến:
- Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.
- Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.
- Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.
- Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.
4. Xôi khúc nhân trứng muối
Nguyên liệu:
- 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.
- 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.
- Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.
Cách chế biến:
- Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.
- Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.
- Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.
Hướng dẫn cách đồ xôi ngon, thơm vàng
Đồ xôi không phải việc phức tạp nhưng để đồ được nồi xôi ngon như ý, thơm nồng hương vị gạo nếp, mềm dẻo tới từng hạt xôi mà không bị nhão thì lại là việc đòi hỏi sự khéo tay của người nội trợ.
Đồ xôi không phải việc phức tạp nhưng để đồ được nồi xôi ngon như ý, thơm nồng hương vị gạo nếp, mềm dẻo tới từng hạt xôi mà không bị nhão thì lại là việc đòi hỏi sự khéo tay của người nội trợ.
Ảnh: Internet
Dưới đây là bí quyết đồ xôi mà bạn nên lưu ngay lại để trổ tài cho cả nhà thưởng thức, cũng để thể hiện tài khéo léo trong dịp Tết sắp tới:
Xôi muốn ngon thì trước hết phải có nguyên liệu đạt chuẩn, gạo nếp được chọn phải là loại gạo mới, hạt to tròn, bóng bẩy, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, ăn thử thấy có vị ngọt của tinh bột gạo nếp.
Ảnh: Internet
Bước tiếp theo là ngâm gạo, đây cũng là bước quan trọng không kém bởi muốn xôi được chín mềm, dẻo thơm thì thời gian ngâm gạo phải được căn thật chuẩn. Thời gian ngâm gạo thường từ 6 - 8 tiếng, tùy theo tính chất hạt gạo mà lựa chọn thời gian ngâm phù hợp. Nếu ngâm lâu quá, gạo sẽ bị chua và nấu lên thường bở nát, không còn mùi thơm. Vì vậy, các bà nội trợ thường chọn thời gian ngâm gạo nếp vào ban đêm trước khi đi ngủ để sáng hôm sau dậy có thể đồ xôi luôn.
Ảnh: Internet
Trong lúc ngâm, nên cho thêm chút muối vào nước, việc làm này không chỉ giúp khử mùi gạo, hạn chế nước ngâm gạo bị chua mà còn góp phần tạo nên hương vị đậm đà của món xôi khi chín.
Một lưu ý đặc biệt nữa là độ lửa, bắc nồi đồ lên bếp, đun nước trước, khi nước bắt đầu bốc hơi nhiều mới đặt chõ xôi lên hấp. Lúc này, hãy để nhiệt độ duy trì ổn định, bởi nếu bạn tăng cao nhiệt độ sẽ khiến nước nhanh cạn nước, bạn cần bỏ chõ ra ngoài để thêm nước, làm mất nhiều nhiệt lượng. Hoặc nếu đun lửa nhỏ liu riu thì hơi nước sẽ đọng nhiều và nhỏ lên phần xôi đang đồ, khiến chúng bị nhão.
Vậy nên, hãy hấp xôi trong khoảng 30-40 phút ở mức lửa vừa phải. Cứ 10 phút lại mở nắp vung một lần, dùng khăn lau nhanh phần nước trên nắp và đậy vung lại.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Có một bí quyết để bạn biết được mình đã đổ đúng lượng nước hay chưa đó là hãy đổ nước ngập 1/3 dung tích nồi hấp, với lượng nước này, chúng sẽ vừa đủ để cung cấp lượng hơi nước làm chín xôi, mà không gây nhão xôi hay cháy nồi khi đun. Một bí quyết nhỏ để biết nồi còn nước hay không đó là đặt một chiếc đĩa sứ nhỏ hoặc bát con vào trong nồi, khi nghe tiếng lạch cạch trong nồi nghĩa là nước đã cạn, và nếu xôi chưa chín, hãy nhanh chóng thêm nước nóng vào nồi để tiếp tục đồ.
Ảnh: Internet
Cách đồ xôi ngon:
- Khi đồ xôi, hãy dàn gạo nếp nhiều về phía sát với thành nồi và để một lượng gạo ít ở giữa nồi, bởi vùng giữa này là nơi nhận hơi nước trực tiếp từ phía dưới lên, nếu để quá dày xôi sẽ dễ bị nhão ở phía đáy chõ.
- Thường xuyên mở vung, đảo đều xôi để chúng được chín mềm đều. Xôi chín, cho ra mâm, dàn đều để hơi nước bốc bớt, xôi sẽ không bị nhão, lấy đũa đảo cho tơi để xôi không bị dính thành cục. Đợi xôi hơi nguội hãy tạo hình ra đĩa.
Ảnh: Internet
Cách cứu cánh nồi xôi khi xảy ra vấn đề:
Nếu chẳng may xôi bị sống, hãy vẩy nước lên mặt xôi rồi xới lên, đậy kín nắp và ủ khăn bên ngoài nắp. Bạn không cần bật bếp đồ lại vì chỉ cần lượng hơi nước có sẵn trong nồi cũng đủ để chúng tự chín.
Với xôi mặn, muốn có màu vàng óng đẹp mắt hãy cuốn một ít mỡ gà lên bề mặt xôi đã bày ra đĩa.
Ảnh: Internet
Với xôi ngọt, chỉ cần cho thêm chút nước cốt dừa, dừa nạo sợi và ngô ngọt vào là đĩa xôi đã đủ hấp dẫn rồi./.
9X mách cách làm xôi sắn lá cẩm rưới đẫm mỡ hành thơm nức, nóng hổi vừa thổi vừa ăn Mùa đông lạnh mà được thưởng thức bát xôi sắn lá cẩm tím vừa nóng hổi lại đẹp mắt này thì còn gì bằng. Xôi sắn là một trong những món xôi được nhiều người yêu thích trong tiết trời mùa đông lạnh giá. Vị bùi bùi của sắn, dẻo ngon của xôi quyện lẫn mùi thơm có chút đậm đà của mỡ...