4 món ngon khó quên của vùng đất Cao Bằng
Bò gác bếp, nằm khâu… là những món bạn nên thử nếu có dịp đặt chân đến vùng đất này.
Bò gác bếp
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, tập trung nhiều nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò gác bếp Cao Bằng được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng có hơi lửa. Hơi lửa, hơi khói giúp cho thịt khô, săn cứng lại. Khoảng mười đến mười lăm ngày là đem xuống dùng được. Khi muốn mang xuống ăn phải ngâm trong nước nóng cho thịt nở ra, rửa sạch rồi thái ra thành từng lát mỏng. Chờ cho chảo nóng rồi đổ dầu vào, tiếp theo phi tỏi cho thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Sau khi những lát thịt đã se se, đổ một ít nước vào om cho thịt mềm. Tỏi thì băm nhuyễn và gừng tươi thái chỉ đổ tất cả vào vào xào chung. Bây giờ thì hãy nêm gia vị cho vừa miệng và bây giờ chúng ta sẽ có đĩa bò gác bếp thơm lừng. Lát thịt bò có màu nâu đỏ, nhìn có vẻ khô nhưng lại rất mềm, hơi dai mà không bị xác, không bở, càng nhai càng thấy bùi.
Vị ngọt của thịt bò, vị cay thơm của gừng hòa quyện cộng với một ly rượu nhỏ nữa khiến cho món ăn trở nên càng tuyệt vời hơn.
Nằm khâu
Nằm khâu một món đặc sản Cao Bằng là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, đem lại hương vị khó quên. Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất gần gũi với người dân các huyện của tỉnh Cao Bằng.
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ ngấy, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.
Video đang HOT
Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định, cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai, dùng để chữa ho và có tác dụng giải rượu. Trám đen dùng làm món kho, sốt đậu phụ, cá, có vị đậm đà.
Ăn gì khi đến Cao Bằng?
Mảnh đất Cao Bằng không chỉ hút hồn du khách bằng cảnh núi đồi hung vỹ, nơi đây còn khiến người ta "thương nhớ" bởi hương vị món ăn ngon khó cưỡng. Vậy ăn gì khi đến Cao Bằng?
Món ngon Cao Bằng - Bánh cuốn
Món đầu tiên phải kể đến khi nhắc về ẩm thực Cao Bằng có lẽ là bánh cuốn, thức bánh không còn xa lạ với người dân ở nhiều vùng miền, nhưng bánh cuốn cao bằng lại khiến du khách khó quên khi thử 1 lần.
Để chế biến được những chiếc bánh cuốn dẻo thơm, người ta cần đồ nghề là một chiếc nồi gang to, một chiếc khuôn hình tròn vừa với miệng nồi làm bằng cật tre già, bọc vải trắng thật căng và một thanh tre vót mỏng để lấy bánh ra khỏi khuôn.
Bánh cuốn ngon phụ thuộc vào chất lượng gạo. Gạo làm bánh là gạo tẻ được trồng ở Cao Bằng, trắng, hạt đều, dẻo thơm và dai. Gạo dẻo quá hay khô quá đều khó lòng làm nên thứ bột tráng bánh trắng mịn, thơm tho.
Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.
Món ngon Cao Bằng - Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị - món ngon đặc sản Cao Bằng sử dụng tới 7 loại gia vị khác nhau là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Không như các món vịt thông thường, vịt quay 7 vị được chế biến rất công phu, ngay từ khâu chọn vịt. Vịt quá nhỏ hay quá to cũng đều làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Loại vịt được người dân ở đây chọn là lúc đang trong độ thịt ngon nhất từ 1,8kg đến 2kg. Sau khi làm sạch vịt được nhúng qua nước sôi cho da căng, săn lại và khi quay vịt sẽ được ngon và giòn hơn. Và điểm đặc trưng nhất là khâu ướp gia vị. Gia vị trước khi ướp phải được xào qua để dậy mùi hương. 7 loại gia vị khác nhau được rót từ từ vào bụng để thấm thật sâu vào từng lớp thịt.
Vịt quay không phải là món khó kiếm nhưng vịt quay 7 vị Cao Bằng là hương vị không phải bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Nếu có dịp đến Cao Bằng, bạn chắc chắn phải thử.
Món ngon Cao Bằng - Bánh Trứng Kiến
Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài (một loại cây quen thuộc ở vùng núi cao phía bắc). Nguyên liệu và công đoạn tuy không quá cầu kỳ nhưng muốn bánh được ngon thì yêu cầu người làm bánh cũng cần phải có sự khéo léo.
Món ngon Cao Bằng - Xôi trám Cao Bằng
Lên Cao Bằng, ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.
Món ngon Cao Bằng - Phở chua
Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.
Phở chua thường được dùng trong các tiệc cưới, cúng giỗ để thực khách ăn được no. Nhưng nay phở chua đã xuất hiện ở nhiều quán ăn hay trong những gian hàng ẩm thực ở các chợ của tỉnh Cao Bằng.
Món ngon Cao Bằng - Bò gác bếp
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.
Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Món ngon Cao Bằng - Nằm khau (Khâu nhục)
Theo tiếng Tày, "khâu" nghĩa là hấp chín còn "nhục" là thịt xay nhuyễn. Thịt ba chỉ được thái thành từng lát sau đó luộc lên. Thịt sau khi luộc xong, người ta dùng ban châm tự chế để đâm thành nhiều lỗ trên bề mặt da miếng thịt để khi chiên miếng bì nổ đều. Đặc biệt trước khi đem đi rán thì da của thịt được thoa qua một lớp rượu gừng pha với bia (rượu hòa cùng nước gừng chắt) để không bị cháy trong quá trình chiên và có màu sắc vàng đều. Một số nơi thì sử dụng mật ong phết lên thịt trong quá trình nướng.
Người ta thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên. Cách chế biến khâu nhục khá phức tạp với nhiều công đoạn. Tuy nhiên sự vất vả này là hoàn toàn xứng đáng bởi hương vị tuyệt vời mà thức đặc sản Cao Bằng này đem lại.
5 đặc sản Cao Bằng chiếm trọn tình cảm của du khách Cao Bằng nơi có suối Lênin, hang Pắc pó gắn liền với lịch sử dân tộc. Nơi đây không chỉ phong cảnh hữu tình mà bất cứ ai đến đây cũng bị níu chân bởi những đặc sản chỉ nghe thôi đã thấy xao xuyến trong lòng. Xôi trám (Ảnh:@dungkims) Xôi trám là đặc sản của người Tày - Nùng, xôi được nấu...