4 món ăn trị viêm mũi dị ứng
Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng “Tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí ( sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.
Ảnh minh họa: Internet
Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng “Tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.
Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc thì các món ăn cũng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết này xin được giới thiệu một 4 món ăn điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết
Bài 1: chim bồ câu 1 con (khoảng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến.
Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Công dụng: bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi…
Bài 2: thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ.
Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, bỏ rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày. Công dụng: khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng như: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi…
Bài 3: đầu cá 2 cái (chừng 150g), tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ.
Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá uống nước canh trong ngày. Công dụng: khứ phong tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứngvới triệu chứng như: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều…
Bài 4: tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch.
Video đang HOT
Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng phế âm, thông tỵ khiếu. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng biểu hiện bằng các triệu chứng như: mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe & Đời sống
5 bệnh không ngờ phải kiêng ăn cá
Nhiều thử nghiệm trên động vật cho thấy, việc ăn nhiều cá hoặc dầu cá giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim và đột tử. Khi ăn cá, hàm lượng DHA trong màng cơ tim tăng, giúp tránh tình trạng rung tâm thất do thiếu máu cục bộ, đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp máu cho cơ tim.
Ảnh minh họa: Internet
Lợi ích của ăn cá
Chống huyết khối
Các axit béo Omega-3 trong cá đẩy mạnh việc sản xuất chất chống kết tụ tiểu cầu (prostacyclin I3), đồng thời làm giảm sự tổng hợp chất thúc đẩy kết dính tiểu cầu (lenko trien B4). Nhờ đó, nguy cơ hình thành cục máu đông giảm hẳn.
Hạ mỡ máu
Các nghiên cứu trên người đã chứng minh, DHA và EPA trong cá làm giảm đáng kể hàm lượng triglycerid trong máu, nhờ đó giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh cho thấy, việc dùng bổ sung Omega-3 giúp giảm 26% hàm lượng triglycerid trong máu.
Cải thiện chức năng nội mô
Nhiều thử nghiệm cho thấy, việc ăn cá có thể cải thiện chức năng nội mô bằng cách làm tăng sự giãn mạch do ôxit nitric gây nên.Giảm và đảo ngược quá trình tạo xơ vữa
Các Omega-3 có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn, nhờ đó làm giảm phát triển xơ vữa động mạch. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã cho 223 bệnh nhân xơ vữa động mạch uống dầu cá thường xuyên Kết quả là những mảng vữa xơ dần thoái hoá.
Với những lợi ích như vậy, nhưng không phải ai ăn cá cũng tốt, bởi nó còn phụ thuộc vào thể trạng cơ địa và sức khỏe của mỗi người.
Những người không nên ăn cá
Bệnh nhân gout
Cá chứa purine khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Người đang sử dụng thuốc ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với các biểu hiện:
Nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh...
Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine, có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Trong khi đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm... cũng chứa chất ức chế monoamine.
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Bệnh nhân lao
Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, bởi dễ gặp những phản ứng sau:
Phản ứng nhẹ: Buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết...
Phản ứng nặng: Tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.
Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K... nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.
Bệnh nhân xơ gan
Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể bệnh nhân khó sản xuất yếu tố đông máu, cộng thêm với lượng tiểu cầu thấp nên dễ bị xuất huyết trong, rất nguy hiểm tới tính mạng.Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như trích, cá ngừ, cá mòi... sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Theo Phunutoday
Tuyệt đối không dùng dầu cá tùy tiện Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá bởi được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết... Do đó, các chế phẩm của dầu cá thường chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn có vitamin E, canxi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D. Ảnh minh họa: Internet Một...