4 mẹo săn iPhone chỉ với 5 triệu đồng
Mơ ước sở hữu một chiếc iPhone dường như vẫn là quá xa vời với nhiều người, khi mà giá bán của “trái táo” luôn ở mức cao ngất ngưởng.
Thời gian gần đây, có nhiều biến chuyển trong thị trường bán lẻ, khiến việc tìm mua một chiếc iPhone giá rẻ có phần dễ dàng hơn. Dưới đây là ưu nhược điểm của những phương án phổ biến nhất khi hầu bao của bạn bị giới hạn ở mức 5 triệu đồng.
1. Mua iPhone 3G/3GS “dựng”
Không khó để tìm mua một chiếc iPhone 3GS qua các quảng cáo rao vặt trên mạng bán iPhone 3G/3GS theo lô với mức giá “mềm đến khó tin” chỉ 4 đến 4,5 triệu, trong khi máy chính hãng đang được một số đơn vị kinh doanh điện thoại lớn rao bán với giá lên tới 7 triệu đồng. Mức giá 4 – 4,5 triệu đồng cùng những lời quảng cáo “có cánh” về chiếc iPhone 3GS “mới 95-99%”, “dùng lướt” khiến không ít người mua cảm thấy bùi tai. Thực tế là hầu hết các sản phẩm iPhone 3GS như thế này khi mua về vẫn còn khá “long lanh”.
Linh kiện iPhone 3G/3GS cũ được bán theo cân và đem về tái chế thành những chiếc iPhone 3G “giá rẻ giật mình”.
Tuy nhiên, theo nhiều dân buôn trong nghề, những smartphone đã 3 năm tuổi như iPhone 3GS nếu vỏ ngoài còn mới tới 95-99% thì chắc chắn là “đồ dựng”, nghĩa là những sản phẩm đã bị… vứt ra bãi rác, đem về tái chế. Dĩ nhiên loại hàng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về chất lượng, đặc biệt là khi không thể kiểm tra chất lượng của “đồ dựng” kể cả với những người mua kinh nghiệm nhất. Với những rủi ro về chất lượng máy cũng như dịch vụ bảo hành, hậu mãi, đây lại là phương án mà người tiêu dùng nên thận trọng hơn cả và hết sức tránh nếu có thể.
2. Mua iPhone cũ
Trong khi iPhone 3G/3GS “dựng” thường được dân buôn nhập về từ các xưởng tái chế của Trung Quốc với số lượng lớn, bán tại cửa hàng và quảng cáo rầm rộ thì iPhone 3G/3GS cũ lại có nguồn gốc là “hàng thải” của người dùng. Chất lượng của hàng cũ có sự khác biệt rất lớn giữa các máy với nhau, tùy thuộc nhiều vào thời gian sử dụng cũng như khả năng giữ gìn của chủ cũ. Các model “có tuổi” như iPhone 3G/3GS do có thời gian sử dụng đã khá lâu nên thường tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan tới phần cứng.
Video đang HOT
Các model mới hơn như iPhone 4/4S thường có giá bán đồ cũ khá cao (trên 7 triệu). Và mua đồ cũ có một nguyên tắc lớn là không được tham rẻ. Nếu giá bán thấp đến đáng ngờ, hãy cẩn trọng các trường hợp lừa đảo, hàng hỏng hóc nặng.
3. Mua trả góp
Hiện tại nhiều hệ thống cửa hàng lớn cho phép người mua trả góp. Để sở hữu iPhone 4/4S đôi khi chỉ phải bỏ ra chi phí ban đầu 3-4 triệu đồng, và sau đó trả góp mỗi tháng một vài triệu đồng cho tới khi hết giá trị máy. Tuy nhiên, thủ tục trả góp khá phức tạp, đòi hỏi hộ khẩu nội thành, chứng minh thu nhập cùng nhiều giấy tờ khác, khiến cho việc tiếp cận với phương án mua hàng này rất khó khăn. Bên cạnh đó, không ít người nếm “quả đắng” từ các cửa hàng lừa đảo cho vay trả góp với lãi suất cắt cổ, khiến phương thức mua trả góp nhận không ít ánh mắt dè dặt từ người tiêu dùng.
4. Mua “bản sao iPhone”
Thật khó phân biệt khi đặt Hkphone 4S Retina Pro cạnh iPhone 4/4S chính hãng.
Cách đây vài năm, chuyện mua “hàng nhái” dường như là một ý tưởng rất tệ, khi mà chất lượng cũng như tính năng của các “bản sao iPhone” luôn một trời một vực so với hàng chính hãng. Tuy nhiên gần đây, với sự ra mắt của chiếc 4S Retina Pro “siêu nhái” từ Hkphone với màn hình Retina loại dùng trên iPhone 4 chính hãng và chip xử lý Cortex A9 1GHz, “hàng nhái” đã có chất lượng, tính năng gần như tương đương iPhone 4/4S chính hãng. Bên cạnh đó, hệ điều hành Android 4.0 được đánh giá là dễ sử dụng với người Việt hơn so với iOS, giúp bạn không phải “đánh vật” với iTunes và các thủ tục lằng nhằng rắc rối của iPhone.
4S Retina Pro là một sản phẩm bán khá chạy của Hkphone.
Nhìn chung, nếu ngân sách bị giới hạn ở mức dưới 5 triệu đồng thì 4S Retina Pro là sự lựa chọn khá lý tưởng, với hình thức giống thật tới 99%, chất lượng ổn định cùng chế độ bảo hành, hậu mãi uy tín của Hkphone.
Tuy nhiên, mức giá 4,5 triệu của 4S Retina Pro sẽ chỉ còn kéo dài tới ngày 30/7, theo khuyến mãi từ nhà sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ về giá bán 6 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo thêm về máy tạihttp://hkphone.com.vn
Theo VNE
Tìm lại được iPhone 4s nhờ hệ thống báo trộm
Sau khi nhặt được chiếc iPhone 4S màu trắng của chị B. tại sảnh chờ của khách sạn, thay vì thông báo với quản lý, nhân viên Nguyễn Quốc Tuấn của khách sạn Dakruco lại ỉm đi và cầm chiếc điện thoại ra khỏi khách sạn. Nhưng nhờ một phần mềm chống trộm được cài đặt sẵn trên máy, chị B. đã có bằng chứng để lấy lại chiếc iPhone 4S của mình.
Sau khi cố tìm cách mở mã khóa trên chiếc iPhone 4S bất thành, Tuấn đã bị hệ thống theo dõi của chiếc smartphone này tự động chụp lại hình ảnh khuôn mặt và gửi email cảnh báo đến người thân của chủ nhân chiếc điện thoại bị mất.
14h30 ngày 19/7, chị H.T.T.B (nhân vật muốn dấu tên) cùng đoàn du lịch đến Buôn Mê Thuột có nghỉ tại khách sạn Dakruco. Khi cùng đoàn đi chơi tại Bản Đôn, chị B. đã để quên điện thoại tại ghế chờ của sảnh khách sạn.
Đến Bản Đôn mở túi lấy điện thoại gọi cho người thân thì không thấy điện thoại đâu, lúc này chị B. hốt hoảng lục tung túi tìm điện thoại, nhưng tìm đi tìm lại mãi vẫn không thấy.
Sau 3 lần cố mở mã khoá điện thoại bất thành, nhân viên Tuấn đã bị chiếc điện thoại iPhone 4S chụp lại ảnh và thông báo vị trí của chiếc điện thoại đã được đưa ra ngoài khách sạn. (Ảnh: Minh hoạ).
Nghĩ đi nghĩ lại một hồi lâu, chị B. vẫn không nhớ mình để quên hay đánh rơi điện thoại ở đâu, điện về cho người bạn ở cùng phòng trong khách sạn chị được người bạn này thông báo không thấy điện thoại trong phòng.
"Không thấy điện thoại trong phòng, chị bạn ở cùng phòng với tôi đã xuống hỏi nhân viên và quản lý khách sạn thì được nhân viên khách sạn trả lời không thấy nhân viên nào nhặt được chiếc điện thoại của khách để quên", chị B kể lại.
Buồn bã vì nghĩ rằng chiếc điện thoại đã mất, bất ngờ chị B. nhận được điện thoại của chồng chị đang ngồi từ Hà Nội gọi vào số điện thoại của bạn đi cùng đoàn cho chị B. biết: "Đừng lo, hiện điện thoại đã tự động chụp ảnh người đang giữ điện thoại, vị trí điện thoại đang được người từ trong khách sạn Dakruco đưa sang vị trí đối diện ở bên kia đường".
18h khi quay về khách sạn Dakruco, chị B. một lần nữa hỏi khắp lượt nhân viên khách sạn một xem có ai nhặt được điện thoại không cho chị xin lại, nhưng vẫn không ai bảo nhặt được. "Lúc này nhân viên nhặt được điện thoại của tôi tên Tuấn đã bị iPhone 4s chụp ảnh lại cũng trả lời không nhặt được và cứ lượn vè vè xung quanh trước mặt chúng tôi ra vẻ không có chuyện gì", chị B nói.
Không còn cách nào khác, trưởng đoàn đi cùng chị B. đã gặp quản lý khách sạn đưa ra các bằng chứng ảnh nhận viên đang cầm điện thoại cùng vị trí chiếc điện thoại rồi nói thẳng: "Chúng tôi không muốn làm to chuyện, chỉ muốn được trả lại chiếc điện thoại", rồi để cho quản lý và nhân viên trong khách sạn tự làm việc với nhau.
Sau khi được cung cấp thông tin từ ảnh chiếc iPhone 4S chụp lại, quản lý khách sạn đã thừa nhận bức ảnh chụp đích xác là nhân viên của khách sạn và hứa sẽ giải quyết ngay. Sau đó quản lý khách sạn gọi nhân viên Tuấn lên làm việc và yêu cầu Tuấn trả lại điện thoại cho chị B.
Đến 21h tối khi chị B. đang cùng đoàn đi ăn tối tại một khách sạn khác tại TP. Buôn Mê Thuột thì được người quản lý gọi điện về khách sạn để giải quyết và nhận lại điện thoại.
Khi trả lại điện thoại cho chị B. quản lý khách sạn đã xin lỗi chị B. và nói rằng: Theo quy định của khách sạn, nếu nhặt được đồ của hành khách để quên thì phải báo ngay cho quản lý để thông báo cho hành khách nhận lại. Tuy nhiên, nhân viên Tuấn thay vì thông báo cho quản lý khách sạn thì lại "ỉm" đi, đây là việc làm trái quy định của khách sạn.
Theo VNE
Khổ vì vợ ghiền Facebook Quá đam mê mạng ảo, nhiều người vợ quên đi nhiệm vụ, chểnh mảng việc nhà, bỏ bê gia đình, chồng con. Sau giờ làm, anh Tùng, kỹ thuật viên của một công ty điện tử tại quận 7 TPHCM rủ bạn bè đi nhậu. Ai cũng ngạc nhiên vì từ trước đến nay anh vốn nổi tiếng "ngoan", hiếm khi la cà...