4 mẹo nhỏ giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu gấp đôi thời gian
Sử dụng muối và giấm là 1 trong những cách giúp thực phẩm tươi lâu.
1. Rửa sạch
Muốn trái cây tươi lâu bạn nên rửa sạch trước khi bỏ vào tủ lạnh. Và điều quan trọng hơn là sau khi rửa phải để chúng ráo nước hoàn toàn mới cho vào ngăn mát bảo quản. Nếu còn ướt, trái cây sẽ nhanh bị hỏng khi được lưu trữ trong tủ lạnh.
2. Bảo quản táo
Táo có thể bảo quản trong 1 tuần nhưng bạn có thể lưu trữ loại hoa quả này lâu hơn nhà mẹo sau: bọc mỗi quả táo trong khăn giấy riêng và cẩn thận đặt chúng vào ngăn rau của tủ lạnh. Hãy chắc chắn thực hiện các công đoạn nhẹ nhàng để táo không bị dập gây các đốm nâu khiến chúng nhanh hỏng.
3. Dùng giấm
Video đang HOT
Sau khi mua hoa quả tươi, hãy cho tất cả vào bồn, xả nước sao cho ngập thực phẩm rồi cho 1 chén nhỏ giấm vào. Giấm sẽ loại bỏ sáp và các chất bẩn khác dính trên vỏ hoa quả. Nó cũng sẽ ngăn nấm mốc phát triển và điều này đảm bảo rằng bạn có thể giữ cho trái cây tươi lâu hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thêm một muỗng cà phê muối và nước để khử sạch côn trùng. Ngâm trái cây với hỗn hợp giấm vào muối trong 10-15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Chắc chắn hoa quả sẽ tươi lâu hơn so với bình thường.
4. Dùng tủ lạnh đúng cách
Hầu hết các loại trái cây có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng và không nhất thiết cần đến tủ lạnh. Thậm chí, nhiều loại hoa quả sẽ mất hương vị nếu cho vào ngăn mát. Do đó, bạn cần xác định được những thực phẩm nào nên và không nên để trong tủ lạnh.
Một số loại trái cây mùa hè như dâu tây, quả mâm xôi và anh đào, nho và một số quả mọng nên được bảo quản trong tủ lạnh. Cà chua, khoai tây, hành tây, mật ong, bánh mì, húng quế là những thực phẩm không nên cho vào ngăn mát mà nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng.
Theo Brightside
Những loại thực phẩm không nên để tủ lạnh vì nhanh hỏng, ăn vào dễ sinh bệnh
Không phải thực phẩm nào cũng có thể lưu trữ trong tủ lạnh, bởi nhiệt độ thấp có thể thúc đẩy nhanh quá trình nấm mốc, hư hỏng của thực phẩm.
Người tiêu dùng thường có thói quen lưu trữ mọi thứ trong tủ lạnh của mình. Tuy nhiên theo Bright Side không phải thực phẩm nào cũng phù hợp với nhiệt độ của tủ lạnh. Theo đó trang này đã liệt kê những sai lầm thường gặp trong bảo quản thực phẩm.
Những thực phẩm nên bảo quản trong tủ bếp, tránh ánh sáng mặt trời
Bánh mỳ: Theo Brightside bánh mì không nên để trong tủ lạnh, bởi nhiệt độ trong tủ sẽ làm bánh nhanh khô và không còn tươi ngon. Tương tự, việc bảo quản bánh mì trong bao nilon sẽ gây bí, tạo ra môi trường có độ ẩm cao, đây là điều kiện cho nấm mốc phát triển chỉ trong 1-2 này.
Cách tốt nhất là giữ trong hộp đựng kín và bỏ vào đó chút muối để bánh mì không bị mốc. Sau đó cất vào nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu cần lưu trữ trong một thời gian dài thì bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn đá, thời hạn của bánh có thể lên tới 4-6 tháng.
Sô-cô-la: Hãy để ý xem mỗi lần lấy sô-cô-la từ tủ lạnh ra, bề mặt chúng có lớp hơi đọng như sương trắng, điều này có nghĩa là sô-cô-la đã bị lấy mất đi một phần mùi vị, và vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Do đó nên bảo quản sô-cô-la tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 5 độ C-8 độ C. Bạn có thể dùng túi ni lông để bọc kín khi để ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra đừng vội mở ngay túi mà để nhiệt độ tự hạ thấp xuống nhiệt độ phòng rồi mới ăn.
Mật ong: Nên để mật ong nơi tối, nhiệt độ thấp, nhưng không nên để tủ lạnh vì có thể làm mật ong bị kết tinh, giảm tác dụng của mật ong.
Dầu olive: Nên để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên không nên để tủ lạnh vì sẽ làm dầu bị đông.
Hành, tỏi: Không nên bảo quản hành, tỏi trong tủ lạnh mà hãy bảo quản nơi khô ráo, chẳng hạn cho vào một hộp nhỏ, để trên tủ bếp. Nếu hành tỏi số lượng lớn, có thể buộc lại và treo lên.
Thực phẩm nên để trên giá bếp hoặc bàn ăn
Cam và các loại trái cây có múi khác có thể được lưu trữ ngay trên bàn bếp. Ngoài ra dưa chuột, cà tím, cà chua cũng là các thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ tốt hơn là đặt chúng trong tủ lạnh. Với cà chua chưa chín hẳn nếu bảo quản chúng trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín tự nhiên của quả, khiến chúng mất đi hương vị thơm ngon vốn có.
Cam, và các loại hoa quả có múi khác hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng mà không làm hư hỏng chúng. Ảnh: Brightside
Brightside cũng thông tin thêm, đối với bơ, bạn chỉ nên cất trữ trong tủ lạnh khi chúng đã chín, để tránh bị hư hỏng. Tuy nhiên nếu bơ còn xanh hãy để chúng bên ngoài để quá trình chín được tự nhiên.
Thực phẩm nên bảo quản trong tủ lạnh
Trứng: Một số ý kiến cho rằng bảo quản trứng trong tủ lạnh sẽ giúp chúng duy trì "tuổi thọ", số khác lại chọn cách bảo quản ở nhiệt độ phòng. Song cả hai ý kiến này đều công nhận rằng không nên bảo quản trứng ở cách cửa tủ lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ làm giảm hạn sử dụng của trứng. Bên cạnh đó nên để nguyên trứng trong hộp như khi mua để trứng tươi lâu hơn.
Bột: Độ ẩm và nhiệt độ cao có thể khiến bột mỳ bị mốc và hư hỏng. Theo Brightside, người nội trợ nên để bột mỳ trong một lọ thủy tinh đậy nắp kín, bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ bếp. Nhiệt độ nên từ 10-18 độ C.
Các loại hạt: Hầu hết các loại hạt mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Để có thể sử dụng chúng trong thời gian dài, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh, tránh ánh nắng, tránh ẩm, tránh nhiệt độ cao. Bằng cách này, thực phẩm của bạn có thể lưu trữ tới 9 tháng.
Cần tây: không giống như mùi tây, hay hành, tỏi... họ hàng của nó, cần tây cần được lưu trữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên đừng bọc trong túi nilon vì sẽ làm cầy tây bị hỏng nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng giấy bạc/nhôm để bọc cần tây.
Theo Pháp luật TPHCM
4 căn bệnh đáng sợ bạn sẽ mắc phải nếu sử dụng thức ăn trong tủ lạnh sai cách Tủ lạnh là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp lưu trữ thực phẩm, tuy nhiên nếu sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng sẽ gây nên nhiều bệnh tật cho con người. Mùa hè thời tiết nóng, rất nhiều người thích ăn thực phẩm được đặt trong tủ lạnh hoặc đồ uống có đá lạnh để giải nhiệt....