4 mẹo chữa giọng nói bị khàn khàn hiệu quả trong ngày đông giá rét
Vào mùa đông lạnh giá như hiện tại, bạn rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm họng, giọng nói bị khàn khàn. Điều này rất ảnh hưởng đến giao tiếp, làm việc trong cuộc sống. Hãy áp dụng những cách dưới đây để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này nhé.
Trời trở lạnh, mùa đông đã về, làm gì để phòng viêm họng? Viêm họng khó điều trị chính là do nguyên nhân ít người biết này Xoa dịu cơn đau họng khó chịu bằng thực phẩm dễ kiếm ngay trong căn bếp nhà bạn Liên tục đau họng có thể là dấu hiệu của căn bệnh chết người này!
1. Uống nước ấm
Một cách đơn giản nhất chúng ta có thể làm là uống nước ấm hàng ngày. Nước ấm có tác dụng chữa lành các tổn thương ở dây thanh quản do nhiễm virus. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước ấm sẽ giúp giọng nói trong trẻo hơn đồng thời tránh tình trạng cổ họng bị mất nước, khô rát. Bạn có thể uống nước ấm pha với chút mật ong vào buổi sáng để tránh tình trạng khô, bỏng, rát họng. Mật ong có tác dụng rất lớn đối với các vấn đề về họng nên sẽ phát huy được tác dụng nên bạn uống thường xuyên.
Đây chính là phương pháp truyền thống nhưng cực hiệu quả đối với ai đang có vấn đề về họng. Việc súc miệng hàng ngày 2 lần bằng nước muối loãng ấm là một biên pháp tuyệt vời để khôi phục giọng nói bình thường không bị khàn. Nước muối giúp loại bỏ chất nhầy từ đường hô hấp, nước ấm giúp giảm kích ứng trong cổ họng. Do tính chất sát trùng của nó, muối cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cổ họng hiệu quả. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để lấy lại tiếng nhanh nhất.
Video đang HOT
3. Sử dụng chanh
Chanh có nhiều tác dụng trong việc chống viêm, làm giảm đau và giữ ấm cổ họng. Vitamin C trong quả chanh chống lại sự nhiễm trùng rất tốt. Vì vậy sử dụng chanh sẽ giúp giảm tình trạng giọng nói bị khàn khàn. Mỗi ngày bạn nên pha một hỗn hợp: 1 muỗng canh mật ong, vắt vài giọt chanh, nước ấm sau đó uống hàng ngày đặc biệt là lúc ngủ dậy và lúc trước khi đi ngủ. Hoặc uống hỗn hợp nước chanh, nước ấm và chút muối cũng sẽ có tác dụng. Nếu không muốn uống, bạn có thể cắt một lát chanh, rắc muối hạt lên lát chanh rồi ngậm trong miệng. Hãy áp dụng thường xuyên để thấy được hiệu quả tốt nhất nhé.
4. Cách trị tắt tiếng nhanh nhất bằng hành tây
Hành tây có tính kháng sinh và giảm nhiễm trùng vô cùng hiệu quả. Kết hợp hành tây cùng với mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác giọng nói bị khàn khàn. Rửa sạch hành tây, thái thành các miếng nhỏ hình hạt lựu sau đó trộn với mật ong và mang đi hấp cách thủy trong 20 phút cho hành tây chín mềm. Ăn hỗn hợp này sẽ có tác dụng giảm đau họng, khản giọng.
Bé trai 4 tuổi bị bỏng, viêm loét thực quản do nuốt phải pin
Các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM vừa gắp dị vật là cục pin ở thực quản bé trai 4 tuổi.
Bệnh nhi bị bỏng thực quản do nuốt pin - Ảnh: BV quận Thủ Đức
Bệnh nhi là bé N.H.P. được gia đình đưa đến phòng khám Nhi - Bệnh viện quận Thủ Đức với triệu chứng mệt mỏi, đau ở cổ họng, ăn vào nôn ói và ho sặc sụa.
Qua kiểm tra lâm sàng, nghi ngờ bé P. đã nuốt phải dị vật, bác sĩ nhanh chóng cho bé chụp X-Quang để xác định nguyên nhân. Hình ảnh chụp cho thấy chỗ 1/3 thực quản trên của bé có dị vật kim loại hình tròn. Bé được đưa vào phòng mổ để gây mê, nội soi gắp dị vật khẩn.
BS Huỳnh Tấn Đạt, Khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, khi nội soi phát hiện một vật hình tròn, dẹt như đồng xu chỗ thực quản trên. Dị vật được gặp ra và đó là một cục pin đang bị gỉ sét khiến hóa chất trong pin rò rỉ ra ngoài gây bỏng, viêm loét chỗ cuống họng và thực quản của bé.
Sau khi gắp dị vật ra, bác sĩ tiến hành hút rửa dung dịch hoá chất, đặt ống thông mũi dạ dày và chuyển bé đến khoa Hồi sức Nhi để theo dõi.
Khi tình trạng ổn định hơn, bệnh nhi tiếp tục được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi và điều trị viêm loét do bỏng thực quản và viêm phổi.
Hiện tại tình trạng bệnh nhi đã ổn định
Bác sĩ Lê Công Thanh Quang, khoa Nhi cho biết: "Hiện tại bệnh nhi P. đã ổn định, thở đều, không còn ho sặc sụa nhưng vẫn ho đàm do viêm phổi, không phát hiện dịch nâu ở sonde dạ dày chảy ra thêm, chứng tỏ chỗ vết loét nơi dị vật có khả năng đã ngưng ra máu. Chúng tôi tiếp tục duy trì truyền dịch, cho bé nhịn ăn, theo dõi dịch qua sonde dạ dày nhằm đánh giá diễn tiến viêm loét thực quản và điều trị kháng sinh cho bé do có tình trạng viêm phổi đi kèm."
Các bác sĩ nhận định các loại pin cúc, pin điện thoại, pin đồng hồ... thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân... Khi bị hoen gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này dễ đi ra ngoài, gây ngộ độc cấp tính, bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày... Cơ quan bị tổn thương sẽ khó phục hồi về hình thái và chức năng.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và thiết bị của trẻ, để các pin dài, pin đồng xu, vật nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ.
Gắp thanh kim loại hình chữ V trong cổ họng bé gái Sau khi nuốt phải thanh kim loại sắc nhọn, bé gái không xoay trái được vì đau cổ. Do thanh kim loại chưa xuyên sâu hơn nữa, bệnh nhi thoát chết. Chiều 28/12, bác sĩ Ông Huy Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ, cho biết đơn vị này vừa nội soi gắp một đoạn kim loại dài hình...