4 lưu ý giúp bé tăng cân hiệu quả
Nguyên tắc giúp trẻ tăng cân là cho ăn nhiều hơn so với năng lượng tiêu hao, có tích lũy. Bé gầy thường kén ăn nên cần lựa chọn thực phẩm cung cấp năng lượng cao.
Ảnh minh họa
Theo phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ gầy, nhẹ cân nghĩa là nuôi trẻ không đủ cho mức tăng trưởng bình thường. Vì thế, muốn trẻ không gầy trước hết cân bằng năng lượng – để bé phát triển bình thường, sau đó phải tăng trưởng bù thì mới giảm dần cái đang thiếu.
Về nguyên tắc, trẻ đang gầy muốn tăng cân thì phải cân bằng năng lượng dương – tức có tích lũy, ăn vào nhiều hơn so với tiêu hao. Cần lưu ý là nhiều hơn cũng phải từ từ, không bắt trẻ tăng cân ngay lập tức.
Trẻ gầy thường ăn ít, kén ăn, vì thế cha mẹ nên chọn thực phẩm ăn ít nhưng năng lượng nhiều. Ảnh minh họa: N.Phương.
“Nếu cho trẻ tăng trưởng quá nhanh thì rất dễ tạo mỡ. Trong khi điều mà cha mẹ muốn là tăng trưởng về chiều cao, cơ cho sức bền tốt chứ không chỉ tăng cân đơn thuần, tăng mỡ”, phó giáo sư Mai chia sẻ.
Vì thế lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn được nhiều hơn, để trẻ bù năng lượng đang thiếu lại tích lũy được năng lượng. Vấn đề là làm thế nào để trẻ ăn được nhiều hơn. Dưới đây là lời khuyên của của phó giáo sư Lê Bạch Mai để giúp hỗ trợ trẻ tăng trưởng:
1. Chọn thức ăn dễ tiêu
Trẻ gầy khả năng tiết dịch tiêu hóa kém, khả năng ngon miệng kém, hấp thu kém. Vì thế, cần hỗ trợ cho trẻ bằng cách chọn thức ăn dễ tiêu. Ví dụ như đường đa khó tiêu và chậm tiêu hơn so với đường đôi, đường đơn, tỷ lệ này không nên vượt quá 10% khẩu phần ăn. Trẻ ăn nhiều đường sẽ tạo mỡ, tăng cân nhưng là tăng mỡ. Bên cạnh đó có thể dùng các men enzim để hỗ trợ thêm, khuyến cáo dùng theo tư vấn của bác sĩ.
Video đang HOT
2. Cách chế biến
Muốn tiêu hóa tốt thức ăn thì phải nhai tốt, nghiền tốt. Với đứa trẻ kém ăn răng không nghiền được, mệt mỏi cơ răng không buồn nhai thì cha mẹ phải băm nhỏ, thái nhỏ, nấu nhừ thức ăn. Điều này giúp dạ dày co bóp thuận lợi hơn, răng của trẻ bớt phải làm việc trong khi vẫn đưa được lượng thức ăn cần thiết vào dạ dày trẻ, từ đấy tiêu hóa hấp thu tạo cân bằng năng lượng dương tính.
3. Lựa chọn thực phẩm sao cho trẻ ăn ít mà được nhiều
Cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có độ năng lượng cao. Lựa chọn protein là cách làm dễ nhưng lại khó tiêu hóa vì hấp thụ protein là cả một quá trình dài. Vì thế, bạn có thể chọn cho trẻ sản phẩm nhiều chất béo hơn. Một gam chất béo cho 9 kcal, một gam chất bột đường cho 4 kcal, cùng một thể tích nhưng được gấp đôi năng lượng. Đáng lẽ trẻ phải ăn 100 ml thì nay chỉ cần ăn 50 ml.
Thể tích bát ăn của trẻ không nên vượt quá thể tích dạ dày. Với trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên một bát 200 ml nhưng tăng chất béo. Các chất béo có lợi cho sự phát triển của não trẻ như mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu có thêm omega 3,6. Cholesterol cũng rất cần, lấy từ lòng đỏ trứng, rất dễ nhai, dễ hấp thu, đủ cholesterol.
4. Chia nhỏ bữa ăn
Để làm cho trẻ gầy ăn được, thể tích bữa ăn vô cùng quan trọng. Dạ dày trẻ vốn bé nếu cứ cho nhiều thức ăn vào một bữa thì nó sẽ bơm căng dạ dày lên như quả bóng, trẻ không co bóp, tiêu hóa thức ăn tốt được. Vì thế nên giữ cho thể tích dạ dày của trẻ không bị quá căng bằng cách chia nhỏ bữa ăn.
Phương Trang
VnExpress
Lỗi lớn khiến mẹ sinh con nhẹ cân
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
Những em bé sinh ra ít hơn 2,5kg được cho là nhẹ cân. Trẻ sơ sinh nhẹ cân dễ mắc nhiều nguy cơ thị lực và hệ thần kinh phát triển kém so với thông thường. Ngay cả khi siêu âm, các bác sĩ đã có thể cho bạn biết về điều này dựa trên kết quả về hình ảnh.
Nguyên nhân gây nhẹ cân
Do sinh non
Sinh non là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thiếu cân. Tuy nhiên, bạn sinh con đủ tháng nhưng bé vẫn bị nhẹ cân. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do trẻ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng khi còn trong bào thai.
Sinh non nghĩa là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Tỷ lệ trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ đủ tháng tuổi.
Do lối sống và bệnh của mẹ
Ngoài yếu tố do sinh non thì lối sống và bệnh của mẹ cũng gây nên tình trạng trên. Một số nguyên nhân khác như: mẹ dưới 17 tuổi, tăng cân không đủ trong thai kỳ, mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai, mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh như tiểu đường và cao huyết áp cũng có thể là mẹ bị bệnh mãn tính. Cũng có thể là mang thai đôi hoặc thai ba, mẹ có tiền sử sinh non.
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)
Cách khắc phục
Mẹ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và con để theo dõi chi tiết sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, cần chăm sóc sức khỏe của mẹ thật tốt cả về thể trạng lẫn tình thần.
Axit folic đóng vai trò rất quan trọng và cần khoảng 400 mg trong suốt thai kỳ. Nếu lượng axit này bị thiếu sẽ dẫn đến nguy cơ những dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ có thói quen hút thuốc lá thì phải ngưng ngay vì trong thuốc lá có chứa các chất khiến trẻ có trọng lượng thấp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Mẹ cũng phải giảm uống rượu và một số loại kích thích. Đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho mẹ.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân
Tại bệnh viện
Trong giai đoạn đầu, trẻ nhẹ cân nên được chăm sóc tại bệnh viện. Ở đây, các bác sĩ có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, dinh dưỡng cho bé. Bạn thấy có quá nhiều dây được tiếp xúc với bé con thì cũng không nên lo lắng quá. Bởi vì chúng dùng để đo các chỉ số như: Mức độ oxy, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể.
Chăm sóc tại nhà
Khi trẻ cứng cáp hơn, gia đình có thể chuyển bé về chăm sóc tại nhà cho thuận tiện. Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị nhẹ cân bẩm sinh, 80% là do lối sống của mẹ. Lúc này, gia đình đặc biệt là người mẹ phải hết sức chú ý trong phương pháp chăm sóc trẻ. Nên chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những bệnh do nhẹ cân
Hiển nhiên rằng trẻ nhẹ cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn so với trẻ đủ cân, thậm chí là những bệnh hiểm nghèo. Các bệnh thường gặp: giảm chức năng hô hấp phổi, hệ thống miễn dịch suy yếu, bại não, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về nhận thức hành vi...
Phòng tránh
Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý cũng như sức khỏe. Người phụ nữ cần tiêm văcxin phòng một số bệnh như cúm, sởi, rubella...Tìm hiểu về bệnh di truyền hoặc một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo Khám Phá
5 thói quen nấu ăn khiến bé chậm lớn Mặc dù đã đầu tư rất nhiều chi phí để chăm sóc cho con nhưng bé nhà bạn vẫn bị thiếu chất và chậm phát triển. Hãy xem xét lại cách nấu ăn của mình. Ảnh minh họa: Internet Ít bà mẹ nào nghĩ rằng chính thói quen nấu ăn hằng ngày cho con đã vô tình ảnh hưởng tới sức khỏe và...