4 loại vitamin và khoáng chất ngăn ngừa móng tay giòn và dễ gãy
Móng tay giòn và dễ gãy thường xảy ra vào thời kỳ mãn kinh. Một chế độ ăn uống giàu các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, vitamin B và C có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Móng tay giòn là một vấn đề khá phổ biến, nhưng nguy cơ phát triển bất thường này tăng lên vào thời kỳ mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, có một số vitamin và khoáng chất có thể tăng cường móng tay và giúp khôi phục chúng. Tìm hiểu về các vitamin và khoáng chất mà mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống của mình để tránh hoặc cải thiện móng tay giòn.
1. Kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Kẽm đóng góp đối với làm sẹo vết thương, khả năng miễn dịch, tăng trưởng móng tay và tóc. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra móng khô và dễ gãy. Ăn những thực phẩm chứa kẽm có thể làm tăng lượng kẽm trong cơ thể và cải thiện móng tay giòn. Hãy thử tiêu thụ kẽm nhiều hơn bằng cách tăng tiêu thụ hải sản, thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng và viên kẽm bổ sung. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều khoáng chất này, một lượng kẽm quá mức có thể làm rối loạn dạ dày và gây ra tiêu chảy.
2. Sắt
Sắt là cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu, hơn một nửa nguồn cung cấp sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu. Thiếu sắt có thể gây ra vấn đề sức khỏe, như sự phát triển của móng tay hình lõm và giòn. Ăn nhiều trái cây sấy khô hơn, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm để bổ sung sắt, cũng có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, gà tây và trứng.
3. Vitamin C
Vitamin C (acid ascorbic) là một loại vitamin nổi tiếng, và một vitamin không thể được sản xuất bởi cơ thể; nó phải được nhận qua tiêu thụ qua thực phẩm. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay giòn và dễ gây ra sự tăng trưởng chậm của cả tóc và móng tay. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, đó là một thành phần của da, tóc và móng tay. Do cơ thể không thể sản xuất vitamin C, điều quan trọng là tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, trái cây và nước trái cây, và rau xanh.
Biotin, một phần của gia đình vitamin nhóm B và còn được gọi là vitamin H, là cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của móng tay. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B tăng lên khi bạn già đi, và nó có thể dẫn đến móng tay khô, giòn. Biotin cùng với các vitamin nhóm B làm việc cùng nhau để duy trì móng tay sáng bóng mạnh mẽ. Một trong những cách tốt nhất để tránh sự thiếu hụt biotin là ăn gan, súp lơ, cà rốt, và cá hồi.
Video đang HOT
Rõ ràng chế độ thực phẩm ăn uống không những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và phát triển của tóc, móng và da. Một chế độ ăn giàu các loại thực phẩm bổ sung cho móng tay làm giảm thiểu đáng kể tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Trong trường hợp đã bổ sung đủ thực phẩm theo hướng dẫn, tình trạng xấu đi của móng tay vẫn không cải thiện, nên gặp bác sĩ để được tư vấn chẳng hạn bổ sung hoặc điều trị thay thế hormone khi bạn đang ở tuổi mãn kinh.
TS.BS. Lê Thanh Hải
Tham khảo 34 Menopause Symptoms
Theo SK&ĐS
Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị 'chết', gây hại cho sức khỏe
Bảo quản thịt lợn sai cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, khi ăn vào sẽ phát tác độc tố, gây hại cho sức khỏe con người.
Gần đây, giá thịt lợn trên thị trường tăng vọt khiến các bà nội trợ đau đầu khi phải cân đối chi phí sinh hoạt. Khi tình trạng này diễn ra, nhiều người nhân lúc giá thịt còn rẻ đã mua tích trữ thật nhiều thịt lợn trong tủ đông, với suy nghĩ có thể ăn dần trong thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này không hề "an toàn" như chúng ta nghĩ.
Sự thật về việc thịt lợn có thể tích trữ được 30-40 năm?
Nhiều người hoang mang khi thấy các khuyến cáo như không nên giữ đông thịt, cá... quá vài tháng, trong khi đó, trên thế giới, có những loại thịt lại có hạn dùng lên tới vài năm, thậm chí hàng chục năm. Vậy thịt đông lạnh có hạn dùng thế nào, sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn, chất lượng?
Theo lý thuyết, nếu quy trình đông lạnh và điều kiện bảo quản được kiểm soát chặt chẽ, thời gian đông lạnh thịt có thể lên đến 30 - 40 năm. Nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là lý thuyết, và lý thuyết không có nghĩa ai cũng thực hiện được.
Sự thật thông tin thịt lợn cấp đông có thể lưu trữ 30 - 40 năm là gì?
Tại Trung Quốc, có những hạn chế nghiêm ngặt về thời gian bảo quản đông lạnh. Đối với các loại thịt khác nhau, yêu cầu khi đông lạnh phải được đóng gói và bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ chuẩn từ -15 đến -18 độ C, và thời gian bảo quản không thể vượt quá 9 tháng.
Vậy tại sao không áp dụng phương pháp đông lạnh 30 năm để lưu trữ các loại thịt khác nhau làm nguyên liệu? Trên thực tế, các gia đình thường cấp đông thịt theo quy trình: mua về, đóng thịt vào gói nilong, để trong ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp này, điều kiện và nhiệt độ bảo quản thịt không đủ để giữ thịt "an toàn" nhiều năm.
Theo các chuyên gia, mỗi lần cấp đông "gia đình" như thế này, thịt chỉ được lưu trữ tối đa 4 tháng, và những loại thịt được đông lạnh hay đóng băng quá thời gian trên đều không được phép tiêu thụ hay sử dụng.
Cụ thể, dù thực phẩm không bị hư hại nhưng thời gian cấp đông quá lâu cũng mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt, kẽm, magie,... và nhiều protein trong thịt cũng bị phân giải, biến chất, hay còn gọi là thịt "chết".
Cấp đông thịt không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ
Không chỉ vậy việc cấp và rã đông thịt khiến các tinh thể nước đá bên trong thịt to ra, các cạnh sắc nhọn của nó có thể đâm toạc màng tế bào làm miếng thịt bị thất thoát nhiều nước cốt khi rã đông. Chính vì lẽ đó, bạn sẽ cảm thấy khi nấu thịt ra nhiều nước, dễ bị dai, nhạt vị,.... Lượng chất dinh dưỡng được giữ lại trong thịt cũng giảm, thậm chí một số còn có tác động xấu đến sức khỏe
Thịt đông lạnh sai cách có tác hại như thế nào?
Việc bảo quản và đông lạnh thịt ở nhiệt độ cực thấp sẽ ức chế vi khuẩn trong thịt, dù để lâu cũng không gây hại lớn cho cơ thể. Nhưng nếu trong quá trình đông lạnh, thịt được rã đông và sau đó bị đóng băng một lần nữa, rất dễ khiến thịt bị nhiễm khuẩn, khi đó vi khuẩn không bị ức chế ở môi trường nhiệt độ thấp, khi đi vào cơ thể con người sẽ phát tác độc tính.
Đặc biệt là khi rã đông, một số tế bào mô bị tổn thương sẽ có một lượng lớn protein và nước trong tế bào, việc này khiến các vi khuẩn bùng phát nhanh chóng, rất dễ tạo ra các chất có hại khiến cơ thể nhiễm độc sau khi ăn.
Vậy cấp đông thịt như thế nào mới đúng?
- Khi mua về, bạn luôn phải rửa sạch tay khi cầm thịt tươi để tránh việc nhiễm vi khuẩn lên thịt cũng như phải làm sạch thịt lại trước khi rã đông.
- Khi bảo quản thịt, nên cắt thịt thành từng miếng vừa phải để bảo quản dễ cũng như dễ rã đông.
- Cho thịt vào hộp hoặc túi sạch có miệng zip đậy kín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
- Ngay cả tủ đông cũng phải thường xuyên làm sạch để loại bỏ vi khuẩn, giúp thịt được giữ sạch hơn.
- Để giữ lại tối đa chất dinh dưỡng trong thịt đông lạnh, bạn nên chọn cách rã đông từ từ như để thịt vào ngăn mát hoặc nhiệt độ phòng để thịt tự mềm.
- Thịt sau khi rã đông nên chế biến ngay lập tức, tuyệt đối không được đem cấp đông trở lại.
- Nên ghi chú lại ngày mua thịt và ngày bắt đầu bảo quản thịt trong tủ lạnh để sử dụng đúng hạn, đặc biệt là khi thịt đã được rã đông ở ngăn mát.
Chuyên gia khuyến cáo, mặc dù giá thịt lợn đã tăng lên trong thời gian gần đây, nhưng đừng mua quá nhiều thịt rẻ để tích trữ trong tủ đông. Mọi thực phẩm bạn chọn đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chính bạn và gia đình.
An An (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
Nhận biết dấu hiệu của bệnh từ những đốm trắng trên móng tay Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe của mình. Móng được cấu tạo từ keratin - một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc. Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng là phần cứng...