4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Ông bà ta thường dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả thật không sai, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách hiệu quả và và triệt để
Chính vì vậy việc tiêm vắc xin phòng bệnh đã và đang trở thành một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết đặc biệt đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai và khả năng kháng thể của trẻ sau này.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai .
Vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
1. Vắc xin rubella cần tiêm phòng trước khi mang thai
Rubella là tên một loại virus có khả năng lây truyền mạnh qua đường hô hấp, bệnh rất dễ phát triển và lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, virut này có thể hiện diện phát triển ở khắp nơi trên thế giới với thời gian ủ bệnh trong cơ thể từ 12-23 ngày khiến chúng ta rất khó nhận biết chúng.
Trong khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kì là thời điểm nhạy cảm nguy hiểm nhất nếu người mẹ bị nhiễm virut Rubella, vì virut này có thể dễ dàng đi qua máu người mẹ để vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, rồi phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển của phôi thai, từ đó gây ra việc thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh (gây ra các khuyết tật ở não, tim, tai, mắt).
Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật càng cao nếu bị nhiễm Rubella càng sớm, cụ thể:
Mẹ bị nhiễm Rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật. Khi mang thai 13-14 tuần, người mẹ nhiễm virut Rubella thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật. Mang thai được 15-16 tuần, người mẹ nhiễm Rubella thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật. Thai nhi được 16-20 tuần tuổi, nếu mẹ nhiễm Rubella thì 10% thai nhi sẽ bị dị tật. Thai nhi trên 20 tuần tuổi dù mẹ nhiễm Rubella thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật cực kì thấp (dưới 1 %).
Nếu người mẹ nhiễm virut Rubella trước tuần thứ 18 của thai kì, bác sĩ sẽ cho định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần thứ 22 để khẳng định hoặc loại bỏ tình huống virut Rubella bị mẹ truyền sang thai nhi:
Nếu IgM dương tính thì 94% trẻ bị nhiễm Rubella. Nếu IgM âm tính thì trẻ hầu như không thể bị lây nhiễm Rubella từ mẹ sang.
Chính vì thế, trước khi muốn có con, các bạn nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.
Video đang HOT
2.Vắc xin thủy đậu cần tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, vì thế cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào đời. Theo các thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị tử vong do thủy đậu cao nhất trong số các trường hợp bình thường khác mắc bệnh thủy đậu. Nguy cơ mắc thủy đậu ở thai nhi như sau:
Trong 3 tháng đầu tiên mang thai, nhất là vào tuần thứ 8-12 trong thời kì mang thai, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4% với biểu hiện bên ngoài là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tinh thần, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu.
Trong 3 tháng giữa, nhất là khi thai nhi được 13-20 tuần tuổi, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên tới 2 %.
Từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi, hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh thủy đâu.
Nếu trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày, người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì bé sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Vì thế tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu bị tử vong tăng lên đến 25-30%.
3. Cần tiêm phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai
Viêm gan siêu vi B là do virut gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, vì thế khi mang thai bà mẹ nhiễm virut viêm gan B dễ dàng lây virut sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Theo nhiều thống kê cho thấy, các mẹ bầu vị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy cơ lây truyền cho con là 10%-20%, tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học của cả 2 vợ chồng trước khi tiêm để có thêm dữ liệu và có thể tiêm phòng đối với cả bố và mẹ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này và phòng tránh nguy cơ bé bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B bẩm sinh nhé.
4. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai
Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cúm kéo dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai nhằm đảm bảo bào thai có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, tùy theo điều kiện mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại vắc xin phù hợp, tuy nhiên bạn cần tiêm đủ 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai như đã nêu ở trên để có thể yên tâm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn, sự phát triển toàn diện của bé sau này nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tiêm bổ sung một số mũi tiêm ngăn ngừa các bệnh khác như viêm gan siêu vi A, cúm, thương hàn, phổi, quai bị…. để có một kỳ mang thai khỏe mạnh, an toàn nhé.
Theo Kienthucgioitinh.org
Gợi ý! Cần chuẩn bị sức khỏe như thế nào trước khi mang thai "tốt nhất"
Chào bác sỹ, tôi năm nay 25 tuổi, vợ chồng chúng tôi đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con đầu lòng,
Ngoài việc thay đổi và bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày tôi còn nghe các chị em "mách nhau" cần đảm bảo một sức khỏe thật tốt, đặc biệt là việc tiêm phòng vac-xin trước khi mang thai. Vậy, bác sỹ cho tôi hỏi: "Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai như thế nào là tốt? Cần tiêm phòng các mũi theo lịch trình như thế nào?".
Bà bầu làm việc nặng có ảnh hưởng gì không?Liệu bà bầu khóc nhiều có tốt cho thai nhi không?5 Điều: Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần ghi nhớ nên bổ sung gì?
Trả lời:
Chào bạn, đối với câu hỏi như trên của bạn, không chỉ có một mình bạn băn khoăn mà rất nhiều chị em phụ nữ mang thai khác cũng đều chung ý kiến thắc mắc này, để trả lời câu hỏi cho bạn ở trên và cùng các mẹ khác đang có ý định mang thai cùng biết như sau:
Cần đi khám chuẩn bị sức khỏe trước khi mang tha
Cần đi khám trước khi mang thai:
Tẩy giun sán trước khi có ý định mang thai vì trong quá trình mang thai mẹ không thể sử dụng được. Lúc này, nên sử dụng thuốc tẩy giun cho cả gia đình luôn, vì tránh không có sự lây lan chéo
Uống bổ sung viên sắt và axit folic trước khi quyết định có thai 6 tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg axit folic.Kiểm tra răng miệng:
Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật. Ngưng việc sử dụng chất làm trắng răn
Cần tiêm phòng một số bệnh trước khi mang thai như rubella, thủy đậu, viên gan siêu vi B...nên tiêm ngừa ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
Kiểm tra huyết áp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai vì huyết áp cao gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng cho mẹ và thai nhi
Bệnh đái tháo đường nếu mắc bênh, nên kiểm soát đường huyết tốt và có sự tư vấn của bác sỹ về dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.Bệnh thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi.
Cần tiêm phòng trước khi mang thaiTiêm phòng trước khi mang thai: phụ nữ chuẩn bị mang thai nên làm
Tiêm phòng Rubella
Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 - 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.
Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
Tiêm phòng thủy đậu
Phụ nữ chuẩn bị có thai nếu tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được việc mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 - 3 tuần.
Tiêm phòng viêm gan B
Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.
Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thaiLợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai
Tại sao nên tập thể dục trước khi mang thai
Một thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, sẽ tốt cho cơ thể mẹ chuẩn bị trước khi mang thai. Mẹ bầu sẽ dồi dào năng lượng, sức khỏe, để trải qua hành trình nuôi bé suốt 9 tháng 10 ngày, và cả cuộc vượt cạn đầy ngoạn mục. Tập thể dục còn có một tác dụng nữa mà ít ai biết đó là tăng khả năng thụ thai đó nhé.
Khi bạn muốn làm mẹ, hãy tập thể dục ngay bây giờ
Đừng đợi khi bạn làm mẹ rồi mới tập luyện thể dục, mà trước khi có ý định mang thai bạn nên dành khoảng thời gian tập thể dục thường xuyên, và tập ngay từ khi chưa có ý định thì vẫn tốt. Nếu trong quá trình mang thai mẹ tập thể dục cũng có thể vẫn được, các cụ thường nói cho "dễ đẻ". Tuy nhiên, để có một hơi dài sức khỏe thì mẹ nên tập thể dục từ lúc có ý định mang thai một cách đều đặn.
Kết luận, Sức khỏe có tầm quan trọng đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai. Không chỉ tốt cho mẹ nó, mà còn tốt cho cả thai nhi suốt quá trình nằm trong bụng mẹ tới khi lọt lòng được mẹ tròn con vuông, tránh được các bệnh do cơ thể mẹ quá yếu ớt không chống lại được các bệnh tật.
Theo Viknews
Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở Ảnh hưởng của u xơ tử cung có thể khiến bạn khó thụ thai hơn so với bình thường cũng như gặp một vài vấn đề trong quá trình mang thai. U xơ tử cung là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào cơ và mô xơ, từ đó tạo thành khối u trong tử cung. Theo Viện Sức khỏe Quốc...