4 loại thực phẩm rất tốt nhưng khi bạn bị bệnh thì nên tránh
Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Để hệ miễn dịch hoạt động tốt, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Khi cơ thể đang có bệnh và dạ dày không khỏe thì hàm lượng chất béo cao trong bơ có thể gây khó tiêu – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đối với các loại bệnh thông thường như cảm lạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể giúp bạn khỏi bệnh mà không phải uống nhiều thuốc.
Một điều cần lưu ý là để cơ thể chống chọi tốt với bệnh tật, chúng ta cần tăng cường hệ miễn dịch và nạp đủ các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, theo Eat This, Not That.
Dưới đây là những món lúc khỏe mạnh rất tốt cho sức khỏe nhưng khi bạn đang bệnh thì cần phải tránh xa:
Bơ
Bơ là loại trái cây giàu chất béo thực vật và các chất chống ô xy hóa. Tuy nhiên, khi cơ thể đang có bệnh và dạ dày không khỏe thì hàm lượng chất béo cao có thể gây khó tiêu.
Ngoài ra, trong trái bơ còn có nhiều histamine. Chất này khi tiêu thụ nhiều có thể kích thích viêm nhiễm trong cơ thể, khiến các mô mũi sưng lên và gây nghẹt mũi. Nếu bạn đang bị nghẹt mũi thì ăn bơ sẽ khiến tình trạng này thêm nặng, theo Eat This, Not That.
Sữa
Video đang HOT
Sữa là món có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng khi bị cảm, uống nhiều sữa sẽ kích thích cơ thể tiết nhiều chất nhầy. Chất nhầy tiết nhiều ở xoang mũi sẽ khiến nghẹt mũi thêm nặng, theo Eat This, Not That.
Cà phê
Nhờ có chất caffeine nên cà phê là loại thức uống phổ biến giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo khi buồn ngủ. Caffeine cũng có tác dụng giúp tăng sức bền khi tập luyện thể thao.
Nhưng người mà cơ thể đang suy yếu vì bệnh thì không nên uống cà phê. Caffeine là chất lợi tiểu nên sẽ khiến cơ thể đào thải nước nhanh hơn và dễ dẫn đến mất nước. Tình trạng mất nước nếu kèm theo sốt nhẹ, khó tiêu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và lâu bình phục hơn.
Sô cô la
Hầu hết các thanh sô cô la có hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể gây viêm nhiễm và khiến các triệu cứng của cảm lạnh, cúm thêm nặng, theo Eat This, Not That.
Viêm mũi xoang mùa hè hoàn toàn có thể dự phòng với 5 bước đơn giản
Đừng tưởng viêm mũi xoang chỉ gặp khi trời lạnh. Viêm mũi xoang mùa hè cũng gây bất tiện và vô cùng khó chịu!
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm một hoặc nhiều khoang xoang do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây dị ứng. Khi bệnh hình thành, lớp niêm mạc lót tại các xoang trở nên sưng nề và bịt kín khe xoang làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi, đau mặt, đau đầu.
Viêm mũi xoang mùa hè hoàn toàn có thể dự phòng được bằng những bước cơ bản sau:
1. Thận trọng với phấn hoa
Những tháng mùa hè cũng là thời điểm cây trái ra hoa nhiều, mật độ phấn hoa trong không khí do vậy cũng tăng đáng kể so với mua đông. Phấn hoa bản chất là vô hại, nhưng với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát tình trạng viêm.
Không có cách nào có thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi phấn hoa, nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm thiểu mức độ tiếp xúc:
Che kín mắt, miệng, mũi khi đi ra ngoài nhất là vào buổi sáng, khi nồng độ phấn hoa trong không khí là cao nhất trong ngày
Sử dụng các thiết bị lọc không khí có thể giúp loại bỏ những tác nhân gây kích ứng tình trạng viêm mũi xoang
Trước khi đi du lịch, có thể bạn cần tìm hiểu trước về điều kiện môi trường, mật độ phấn hoa trong không khí để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi.
Phấn hoa là một trong những tác nhân chính khởi phát viêm mũi xoang
2. Luôn mang theo nước muối biển xịt mũi
Trong những ngày nắng, độ ẩm không khí thấp sẽ khiến dịch nhày tại niêm mạc mũi trở nên đặc và quánh hơn. Tình trạng này khiến cho dịch mũi xoang khó lưu thông, dẫn đến những triệu chứng nghẹt mũi và tích tụ vi khuẩn. Do đó, việc giữ ẩm niêm mạc mũi trong những ngày hè hết sức quan trọng và có thể được thực hiện đơn giản bằng cách sử dụng nước muối biển xịt mũi.
Với mục đích giữ ẩm mũi, làm sạch, rửa trôi những vi khuẩn, virus và chất kích ứng, bạn có thể xịt 3 - 5 lần mỗi ngày vào cả 2 bên mũi. Do tần suất sử dụng nhiều nên việc bỏ túi 1 chai nước muối xịt mũi là rất cần thiết.
Nước muối biển xịt mũi giúp ngăn ngừa khởi phát viêm mũi xoang
3. Rửa mũi
Cũng tương tự như xịt mũi, rửa mũi cũng có tác dụng rửa trôi những bụi bẩn và vi sinh vật gây hại đang bị giữ lại lớp dịch nhầy ở mũi. Bạn có thể áp dụng biện pháp này một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, biện pháp này có thể khó áp dụng với một số người, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
4. Tránh xa các chất kích ứng
Lớp màng nhày ở mũi xoang có thể bị phá hủy bởi một số loại tác nhân tấn công, bao gồm: khí thải từ các phương tiện giao thông, khói bụi, nấm mốc hoặc khói thuốc lá. Mỗi người phản ứng khác nhau đối với các tác nhân tấn công, do đó, bạn cần nhận biết những mối nguy hại này và tránh tiếp xúc tối đa có thể.
Ngoài ra, một tác nhân quan trọng khác cũng có thể tấn công đường hô hấp của bạn đó là nước sục clo ở hồ bơi. Đặc biệt, mùa hè cũng là mùa của những hoạt động bơi lội và trò chơi dưới nước nên tình trạng viêm mũi xoang do nước chứa clo càng dễ xảy ra. Nếu bạn có tiền sử bệnh, việc sử dụng kẹp mũi khi bơi sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc với tác nhân này.
Sử dụng kẹp mũi khi bơi giúp giảm tiếp xúc của nước clo với niêm mạc mũi
5. Thận trọng khi sử dụng thuốc
Khi bệnh viêm mũi xoang khởi phát, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như: nghẹt mũi, khó thở, đau mũi xoang, đau vùng mặt, trán hoặc đầu. Những thuốc này bao gồm: thuốc kháng histamin (loratadine, desloratadine...); thuốc co mạch điều trị nghẹt mũi (oxymetazoline, xylometazoline,...) hoặc thuốc chống viêm corticoid dạng xịt,... Những thuốc này có thể giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng cần lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc tình trạng triệu chứng nặng hơn khi ngừng thuốc.
Phòng ngừa hiệu quả viêm mũi xoang bằng dung dịch vệ sinh mũi
Để tránh những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi xoang cũng như những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải do sử dụng thuốc, việc sử dụng nước muối biển xịt mũi được xem là biện pháp tối ưu giúp phòng bệnh.
Bạn nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và nước khoáng với nồng độ phù hợp với dịch sinh lý ở mũi xoang.
3 cách để ngăn ngừa chảy mũi, ngứa mắt do dị ứng Dị ứng do phấn hoa, nấm mốc thường gây ra những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa đỏ mắt. Những triệu chứng khó chịu này đôi khi kéo dài vài tuần đến hàng tháng. Dị ứng với bào tử, nấm mốc hay phấn hoa có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước...