4 loại thực phẩm cực kỳ nặng mùi nhưng lại đặc biệt tốt cho sức khỏe phái nữ
Mặc dù có mùi vị khó ăn nhưng chị em đừng vội gạt bỏ 4 loại thực phẩm này vì chúng thực sự có lợi cho sức khỏe từ trong ra ngoài.
Trên thực tế, có một số loại thực phẩm với mùi vị không hề hấp dẫn, thậm chí khó ăn với nhiều người nhưng lại là “ thần dược” giúp cơ thể phái nữ phòng tránh bệnh tật. Điển hình như 4 loại thực phẩm sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe, thậm chí ngăn ngừa cả ung thư. Nếu có thể, hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn để nhận được những lợi ích này bạn nhé!
1. Sầu riêng
Đối với nhiều người, sầu riêng được cho là một trong những loại trái cây “nặng mùi” và khó ăn nhất. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Thái Lan, sầu riêng được dùng làm thuốc bổ cho người bệnh và phụ nữ sau sinh để bồi bổ cơ thể bởi chúng dồi dào dinh dưỡng.
Sầu riêng mang tính nhiệt cao giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và xua tan triệu chứng lạnh bụng, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ bị đau bụng kinh. Ngoài ra, trái sầu riêng chứa rất nhiều folate hay còn gọi là axit folic hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi (nếu bạn đang mang thai), ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả và thậm chí giúp não hoạt động bình thường.
Thế nhưng, bạn không nên ăn quá nhiều sầu riêng cùng một lúc vì chúng gây khó chịu, đầy bụng và khó tiêu. Người mắc bệnh tiểu đường hay béo phì nên lưu ý hạn chế loại trái cây này bởi chúng chứa nhiều calo và đường.
2. Tỏi
Nhiều chị em lo lắng rằng, ăn tỏi sẽ gây hôi miệng nhưng thực chất chúng là “thần dược” bảo vệ sức khỏe cho phái đẹp. Theo một số nghiên cứu cho thấy allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh và có khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh như Trichomonas vaginalis và Amip, phòng ngừa bệnh viêm âm đạo. Kiên trì ăn tỏi có thể ức chế ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Video đang HOT
Không những thế, tỏi còn có một công dụng mà chị em chắc chắn sẽ yêu thích đó là giúp tóc luôn đen bóng hay giảm rụng. Chỉ cần chị em thường xoa bóp da đầu bằng nước tỏi thì sức khỏe của mái tóc dần được cải thiện .
3. Rau mùi (ngò rí)
Ngò rí (rau mùi) có đặc tính chống viêm không chỉ giúp ngăn ngừa và điều trị chứng viêm khớp mà còn làm giảm bớt tình trạng viêm kết mạc. Cùng với đó là đặc tính chống oxy hóa quercetin trong ngò giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do có hại, từ đó đẩy lùi quá trình lão hóa và phòng tránh một số bệnh khác như thoái hóa điểm vàng, Alzheimer hay bệnh tim.
Bên cạnh đó, ngò rí rất giàu các nguyên tố như sắt, canxi, kali, kẽm, vitamin A và vitamin C giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu và ngừa ung thư.
4. Mù tạt
Mù tạt mặc dù có vị cay nồng nhưng lại có tác dụng điều hòa nội tiết tố nữ, kích thích giãn nở mạch máu, đồng thời giúp lưu thông khí huyết khiến làn da phái nữ trông hồng hào hơn. Với hàm lượng niacin cao, ăn mù tạt có thể làm giảm nồng độ cholesterol và độ nhớt của máu nhằm tránh bệnh cao huyết áp.
Ngoài lợi ích này, thành phần isothiocyanate của mù tạt có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng lây lan, ngừa sâu răng hiệu quả và hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Tuy nhiên, người có chức năng tuyến giáp bị suy yếu cần hết sức lưu ý khi sử dụng mù tạt bởi nó có thể gây bệnh bướu cổ nếu chưa được chế biến kỹ.
Đương quy trị thiếu máu, đau nhức xương khớp
Đương quy còn có tên xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Đương quy di thực đang trồng ở Việt Nam là loài (Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc.) Kitagawa.) có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Về thành phần hóa học, đương quy chứa tinh dầu, coumarin, đường saccharose, acid amin, polyacetylen, sterol... Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện.
Dùng cho các trường hợp huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón. Liều dùng cách dùng: ngày dùng 10 - 20g; bằng cách nấu, sắc, ướp, ngâm rượu...
Đương quy tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh chỉ thống. Trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp...
Đương quy được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Bổ huyết điều kinh: Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế.
Bài 1: Cao Đương quy: cao long đương quy tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3ml.
Bài 2: Thang tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống.
Tán ứ giảm đau:
Thang phục nguyên hoạt huyết: sài hồ 20g, thiên hoa phấn 12g, đương quy 12g, hồng hoa 8g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g, đại hoàng 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Trị các chứng té ngã sưng đau, ứ huyết, đau buốt hai bên sườn.
Hoạt lạc hiệu linh đơn: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng tim, bụng đau do huyết ứ khí trệ.
Nhuận táo thông tiện: Dùng trong trường hợp thiếu máu làm đại tràng không mềm ướt nên đại tiện táo.
Bài 1: đương quy (sao với dầu vừng): 40g, sắc uống.
Bài 2 - Hoàn Đương quy: quy vĩ 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.
Một số thực đơn chữa bệnh có đương quy
Nước sắc đương qui - hoàng liên: đương qui 16g, hoàng liên 3g đập vụn, ngâm rượu. Sau 25 - 30 phút đem tất cả đun sôi cho uống. Dùng cho người bệnh đau mắt do tăng nhãn áp (thiên đầu thống).
Đương qui hầm rượu: đương qui 30g, rượu lượng thích hợp, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, cho uống. Dùng cho người bị đau đầu dữ dội.
Canh đương qui thịt dê: đương qui 15g, hoàng kỳ 45g, đảng sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào túi vải xô, cùng nấu với thịt dê đến khi thịt dê chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bênh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.
Đương qui hầm gà: đương qui 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương qui, gừng, hành, gia vị đặt trong nồi, đậy kín. Đun trong 2 - 3 giờ. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.
Đương qui tứ vị: đương qui 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Kiêng kỵ: Người có chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng.
Mẹ bầu nên và không nên làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh? Để mẹ bầu vượt qua giai đoạn 9 tháng 10 ngày và sinh hạ bé yêu thành công, mẹ bầu nên lưu ý những điều nên và không nên làm để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Những điều mẹ bầu nên làm trong thời gian mang thai Uống axit folic và vitamin D Axit folic có tác dụng làm...